Công tác chi trả trợ cấp

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội potx (Trang 41 - 45)

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

2. Công tác chi trả trợ cấp

Chi BHXH do hai nguồn bảo dảm cơ bản là Ngân sách (chi cho một số các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội trước 01/01/1995) và nguồn do quỹ BHXH bảo đảm.

Theo quyết định 20/199/QĐ-TTg ban hành ngày 26/1/1998 thì nguồn ngân

sách chi trả cho các trường hợp sau:

-Trợ cấp hưu

-Trợ cấp MSLĐ

-Trợ cấp TNLĐ và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng

cụ, phương tiện chuyên dùng cho người bị TNLĐ

-Trợ cấp BNN

-Trợ cấp công nhân cao su

-Tiền tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng ) và mai táng phí -Tiền mua BHYT

-Lệ phí chi trả

-Các khoản chi khác (nếu có )

Quỹ BHXH chi cho các đối tượng hưởng BHXH từ 1/1/1995 trở đi, gồm các

khoản chi sau:

-Trợ cấp hưu (thường xuyên và một lần)

-Trợ cấp TNLĐ và người phục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng

cụ, phương tiện chuyên dùng cho người bị TNLĐ

-Trợ cấp ốm đau

-Trợ cấp BN N

-Tiền tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí -Tiền mua BHYT

-Lệ phí chi trả

-Các khoản chi khác.

Chi trả là kết quả của quá trình thực hiện chính sách BHXH, là khâu cuối cùng của công tác giải quyết các chính sách BHXH liên quan cho người lao động bị suy

giảm sức lao động của mình- chế độ TNLĐ-BNN, chế độ ốm đau, thai sản... cho đối tượng hưởng lương hưu và các loại trợ cấp BHXH khi dã hoàn thành nghĩa vụ.

Việc chi trả BHXH từ khi cơ quan Bảo hiểm xã hội được thành lập tới nay nhìn

chung và cơ bản đảm bảo đúng- đủ- kịp thời, được người hưởng chế độ BHXH đồng tình ủng hộ, người lao động trong các đơn vị yên tâm công tác, phấn khởi tin tưởng vào đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH tăng qua các năm, trong đó số đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí chiếm tỷ lệ lớn, tình hình thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 06: Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên do BHXH bảo đảm.

Đơn vị: Người Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Hưu viên chức 10.789 24.212 40.258 64.070 92.876 Hưu QĐ 2.492 5.817 9.205 13.943 18.500 ĐX tuất 6.361 11.290 16.517 21.543 27.119 TNLĐ-BNN 958 2.210 4.020 5.640 7.167

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 07: Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên do NSNN bảo đảm.

Đơn vị: Người

1996 1997 1998 1999 2000

Hưu QĐ 164.489 162.572 160.465 158.231 157.114

MSLĐ 395.026 380.132 367.017 352.407 347.102

ĐX tuất 172.609 164.419 162.672 160.037 158.720

TNLĐ-BNN 10.357 11.332 11.960 12.292 12.458

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Qua số liệu ở các bảng 06, 07 ta thấy, số đối tượng hưởng BHXH từ NSNN

giảm dần, còn số người hưởng BHXH lại tăng lên một cách rõ rệt, trong đó các đối tượng hưởng lương hưu rất lớn. Tuy nhiên so với các đối tượng hưởng từ

NSNN thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể về số tiền trợ cấp do hai nguồn bảo đảm

cũng như tỷ lệ chi BHXH được thể hiện thông qua các bảng dưới:

Bảng 08: Chi BHXH do NSNN bảo đảm. Đơn vị: Triệu đồng. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Hưu 3.442.207,3 4.071.355,2 4.060.887,2 3.982.515 4.983.593 MSLĐ 655.573,3 763.392,5 740.012,6 710.859 850.549 TNLĐ-BNN 10.191,9 12.812 13.034 12.984,5 15.308 Tử tuất 133.283,6 125.882,3 128.794,7 126.098,4 164.248 MTP 23.250,4 20.507,3 21.419,6 21.279,8 34.150 CN Cao su 1.337,8 1.535,7 1.493,0 1.416,3 1.657 Trang cấp dụng cụ 55,4 54,5 53,7 48,3 56,2 BHYT 117.493,3 141.572,3 136.943 135.167,9 166.757 L/phí chi trả 22.064 25.981 25.828.5 25.250,4 31.629 Tổng 4.405.457 5.163.092,8 5.128.466,3 5.015.619,6 6.247.947, 2

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 09: Chi BHXH do quỹ BHXH bảo đảm.

Năm 1996 1997 1998 1999 2000

Hưu 197.718,3 346.208,6 448.861,4 631.598,5 991.575 TNLĐ-BNN 3.573,2 6.165,3 9.843 11.311,4 12.769

Tử tuất 14.078,5 15.124,1 21.249,6 24.623,2 32.613 MTP 5,2 4.670 5.623,2 5.781,8 9.500 ÔĐ 61.811,4 90.681,7 110.866,4 95.798,2 98.775 Thai sản 103.844 124.980,1 146.231,8 158.003,5 240.005 Tr/cấp D/Cụ 34,9 57,4 33 86 BHYT 557,9 2.005,8 5.380,7 8.474,6 17.404 Lệ phí chi trả 1.561,6 2.754,6 3.515,8 4.727 5.974 Tổng 383.150,1 593..525,1 751.629,3 940.351,2 1.328.701

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Bảng 10: Cơ cấu chi BHXH.

Đơn vị: Triệu đồng

NSNN Quỹ BHXH

Năm Tiền Tỷ lệ (%) Tiền Tỷ lệ (%)

1996 4.405.457 92 383.150,1 8 1997 5.163.092,8 89,7 593.525 10,3 1998 5.128.466,3 87,2 751.629,3 12,8 1999 5.015.619,6 84,2 940.351,2 15,8 2000 6.247.947,2 82 1.328.701 18

Nguồn: BHXH Việt Nam.

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận xét: Số các đối tượng hưởng trợ

cấp BHXH biến động theo xu hướng: Thuộc NSNN giảm dần, thuộc quỹ BHXH tăng dần.

Đối tượng hưởng BHXH do NSNN bảo đảm tuy có giảm nhưng còn rất lớn (đến năm 2000 chi từ NSNN vẫn chiếm trên 80% tổng chi trợ cấp BHXH),

nguyên nhân là do: Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH trước ngày 1.1.1995 là sản

phẩm của quá trình thực hiện chính sách BHXH theo cơ chế cũ, có sự đan xen với

các chính sách xã hội khác như chính sách trả ơn người có công với cách mạng,

chính sách bảo đảm xã hội, giúp đỡ những người khó khăn…do NSNN chi trả

chính sách BHXH theo cơ chế cũ tồn tại rất nhiều bất cập và việc chuyển đổi cơ

chế thực hiện chính sách BHXH là hoàn toàn đúng đắn. Việc thành lập BHXH

Việt Nam để thực hiện quản lý quỹ tập trung về một mối có ý nghĩa to lớn, giải

quyết được tình trạng quản lý lỏng lẻo, phân tán, thiết lập được mối quan hệ giữa người lao động và cơ quan BHXH.

Số chi từ quỹ BHXH tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối,

sở dĩ số chi này ngày càng tăng là vì đối tượng hưởng BHXH do quỹ bảo đảm ngày càng tăng, đặc biệt là số người về hưu. Mặc dù vậy, số chi từ quỹ chỉ chiếm

tỷ lệ nhỏ so với số thu BHXH, nên có thể nói rằng sau khi quỹ BHXH chi trả trợ

cấp và các khoản chi khác sẽ còn một số dư tương đối lớn, đây là nguồn đầu tư

lớn góp phần bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Những bất cập trong công tác chi BHXH:

-Việc chi trả BHXH có nhiều nơi còn chậm, các khoản chi đôi khi chưa rạch

ròi dẫn đến tâm lý nghi ngờ chính sách BHXH từ phía người lao động.

-Chế độ ốm đau, thai sản không quy định thời kỳ dự bị dẫn đến sự lạm dụng

quỹ làm ảnh hưởng đến tài chính quỹ BHXH cũng như đối với người sử dụng lao động.

- Đối với chế độ TNLĐ-BNN cần quy định rõ trách nhiệm ( lỗi ) của ai trong

việc xảy ra tai nạn để có hình thức trả trợ cấp hợp lý.

-Một trong những khó khăn hiện nay trong quản lý quỹ BHXH là Ngân sách

nhà nước không đảm bảo kịp thời và đầy đủ số tiền chuyển cho quỹ BHXH để

quỹ chi trả hộ cho các đối tượng mà NSNN bảo đảm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng thành lập quỹ Bảo hiểm xã hội thành phần ở Bảo hiểm xã hội Việt nam và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quỹ bảo hiểm xã hội potx (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)