Sun Zhong-Tao (2008) đã nghiên cứu sản xuất pectinase từ hai dòng Aspergillus niger đã đƣợc phân lập trên cơ chất bã táo (apple pomace). Nghiên cứu sản xuất PME từ Curvularia inaequalis trên cơ chất vỏ cam trong môi trƣờng rắn cũng đã đƣợc Afifi et al. (2002) nghiên cứu. Nhìn chung, đặc điểm thành phần cơ chất giàu pectin và điều kiê ̣n môi trƣờng là yếu tố chi phối ma ̣nh đến hiê ̣u quả lên men sinh PME tƣ̀ vi sinh vâ ̣t.
Với thành phần pectin trong ha ̣t hƣớng dƣơng là 21,36%, Patil và Dayanand (2006) đã xác nhận tính khả thi của việc sử dụng hạt hƣớng dƣơng trong sản xuất PME từ
Aspergillus niger cho cả hai trƣờng hợp lên men rắn và lên men chìm.
PME đã đƣợc phân lập bằng việc lên men các dòng Aspergillus (Polizeli, 1991), đặc biệt là Aspergillus niger đã đƣợc khảo sát khá chi tiết với hai phƣơng thức lên men chìm và lên men nổi (Joshi et at., 2006) trên nhiều loại cơ chất khác nhau (Schmitz, 2002).
Theo Trần Xuân Ngạch (2007), PME nấm mốc có nhiệt độ hoạt động tối thích trong khoảng từ 30 – 45oC và bị vô hoạt ở 55 62oC và đƣợc hoạt hóa bởi Ca2+ và Mg2+. Phƣơng pháp trích ly PME cũng đƣợc nghiên cứu (Contreras–Esquivel, 1999). Kết quả cho thấy dung dịch NaCl 0,5% và 0,1% đƣợc sử dụng trích ly PME từ vỏ quả chanh (Mexico lime) và vỏ quả lê (prickly pear) cho hiệu quả trích ly cao nhất. Sử dụng bã táo (apple pomace) nhƣ nguồn cơ chất cho sự phát triển của A. niger
sinh PME cũng đã đƣợc chứng minh bởi Joshi (2005). Nghiên cứu của Joshi (2006) về việc sản xuất pectin methylesterase (PME) từ Aspergillus niger trên cơ chất bã táo cho thấy, nhiê ̣t đô ̣ ủ 25oC, điều kiện pH phản ƣ́ng 4,0 và thời gian ủ là 96 giờ là điều kiê ̣n tối ƣu cho viê ̣c lên men sinh PME ở cả môi trƣờng rắn (SSF) và cả môi trƣờng chìm (SmF).
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM