Các phương pháp trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA TRONG ĐẤT NHẰM KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TRÙN ĐẤT Pheretima sp.VÀ THỰC VẬT SIÊU HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG CÂY THƠM ỔI (Lantana Camara L.) (Trang 39 - 44)

- Đẩy lùi các vi sinh vật: độ ẩm và dinh dưỡng trong vùng rhizosphere tạo ra thường

3.4.3.2 Các phương pháp trong phòng thí nghiệm

Phần 1: Phân tích các đặc tính hoá lý của đất: pH, hàm lượng chất hữu cơ C,N, P,

vật chất hữu cơ, acid humic, cation.

 Trùn sẽ làm thay đổi cấu trúc đất tác động lên thực vật.

Phần 2: Khảo nghiệm vi sinh vật trong đất.

∗ Tách chiết trực tiếp DNA vi khuẩn trong đất, sau đó tinh sạch các đoạn DNA. ∗ Khuếch đại trình tự DNA vi khuẩn bằng phương pháp PCR.

∗ Khảo sát tính đa dạng của hệ VSV bằng phương pháp DGGE (Denaturing Gradient Gel Elecrophoresis)

∗ Thu nhận các đoạn DNA của hệ VSV và giải trình tự gen.

Phương pháp phân tích đất

Mẫu lấy : CÔNG TY CỔ PHẦN PIN ẮC QUY MIỀN NAM

Trụ sở chính: 321 Trần Hưng Đạo, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Địa điểm lấy mẫu: Nước thải chưa xử lý tại nơi sản xuất công ty pin pinaco ở Khu

Công Nghiệp Tân Tạo.

Phương pháp lấy mẫu là lấy trực tiếp từ vòi xả nước thải của công ty. Ngày tháng lấy mẫu: 20/06/2008

Mẫu được đưa về và bảo quản trong tủ lạnh .

Trong quá trình bố trí thí nghiệm, nước thải được sử dụng 1 lần tưới cây để tăng thêm lượng chì trong đất. Để biết được những thành phần có trong nước thải, dưới đây là những thí nghiệm thực hiện đã được đưa ra và khảo sát.

Giá trị pH

Ý nghĩa môi trường

Độ pH là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng nước cấp và nước thải. Giá trị cho phép ta quyết định xử lý theo phương pháp thích hợp, hoặc điều chỉnh lượng hoá chất trong quá trình xử lý như đông tụ hoá học. Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn tới những sự thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hoà tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hoá học, sinh học xảy ra trong nước.

Giá trị pH của nước trong tự nhiên thường nằm trong khoảng 6.5 -7.5; giá trị pH thấp hơn là do sự có mặt của CO2 tự do; sự phát sinhtảo đưa đến làm mất canxi trong nước mặt có thể là nguyên nhân đưa pH của nước lên 9.5.

Nguyên tắc

Sự phân ly của nước được biểu thị : Kw= aH+. aOH- Trong đó a: hoạt độ và aH+ = [H+] . f H+

Với các dung dịch loãng trong môi trường nước, hệ số hoạt độ (a) được xem bằng, hoặc tương đương 1, (a=1). Vì vậy Kw = [H+].[OH-] và Kw= 10-14, tích số Kw không thay đổi.

[H+].[OH-] = 10-14 nên [H+] = 10-14 / [OH-]. Và pH = - log [H+] pH = 14 - pOH

Dùng máy pH kế để xác định pH và như vậy ta có thể xác định được [H+]. Dựa vào sự chênh lệch giữa điện điện cực chuẩn calomen và điện

cực H+ (điện cực thuỷ tinh) cho kết quả chính xác cao. Hiện nay các loại máy hiện đại chỉ dùng một điện cực loại hỗn hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng

Nếu trong mẫu có hàm lượng dầu cao kết quả thu nhận không được chình xác do dầu mỡ bám vào điện cực.

Với pH cao > 12 kết quả thu nhận cũng không tốt.

Thực hành

Rửa điện cực bằng nước cất trước tiên dùng dung dịch chuẩn pH = 7 chỉnh máy.

Rửa lại điện cực bằng nước cất lau khô, dùng chuẩn pH = 4 chỉnh máy.

Rửa lại điện cực, lau khô, cho mẫu nước vào đo, đọc kết quả trên máy khi tín hiệu ổn định 30 giây.

Độ kiềm của nước Ý nghĩa môi trường

Độ kiềm biểu thị khả năng thu nhận proton H- của nước. Có 3 ion chính tạo ra độ kiềm đó là hydroxide, carbonic và bicarbonate. Ngoài ra còn có các thành phần khác như borax, silicat…. cũng ảnh hưởng đến độ kiềm.

Có một vài acid hữu cơ bền với sự oxy hoá sinh học như acid humic và các muối chúng làm tăng độ kiềm.

Nguyên tắc

Độ kiềm chia làm 2 dạng là độ kiềm phenol và độ kiềm tổng cộng.

Độ kiềm phenol được xác định bằng cách định phân các acid mạnh có chỉ thị màu phenolphtalein, tại điểm kết thúc chuẩn độ dung dịch sẽ chuyển từ màu hồng sang không màu, ứng với pH dung dịch từ 8.4 -8.2.

Độ kiềm tổng cộng được xác định bằng cách định phân với acid mạnh và chỉ thị màu là methyl da cam. Điểm kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam, ứng với pH từ 4.5 – 4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng

Nếu dung dịch có màu hợac d8ục thì không thể sử dụng phương pháp chuẩn độ để xác định độ kiềm mà phải sử dụng phương pháp chuẩn độ điện thế.

Dụng cụ - Hoá chất Dụng cụ - thiết bị Erlen 250 ml Ống đong 50 ml Bình định mức 100 ml Buret điện tử Hoá chất

Dung dịch HCl 0.02N : hoà tan 1.72 ml dung dịch HCl đậm đặc trong nước cất thành 1l.

Chỉ thị màu phenolphtalein 0.5%: hoà tan 0.5 g phenolphtalein trong 50 ml etanol rồi định mức bằng nước cất đến 100 ml.

H: Mẫu chuyển sang vàng cam

H: Mẫu khi cho methyl da cam vào

H: Độ kiềm phenol Chỉ thị màu metyl da cam 0.05%: Cân 0.05 g methyl da cam hoà tan trong 100 ml ethanol.

Thực hành

Mẫu có pH >8.3 (có 2 độ kiềm)

Độ kiềm phenol

Lấy 50 ml mẫu vào erlen 250 ml, thêm 3 giọt chỉ thị phenolphtalein, lắc đều. Dùng dung dịch HCL 0.02 N chuẩn độ cho tới khi dung dịch vừa mất màu hồng. Ghi nhận thể tích V1 của HCL tiêu hao.

Độ kiềm tổng cộng

Lấy 50 ml mẫu vào erlen 250 ml , thêm 3 giọt chỉ thị methyl da cam, lắc đềudung dịch tiến hành chuẩn

độ bằng dung dịch HCL 0.02 N cho tới khi dung dịch từ màu vàng sang màu da cam. Ghi nhận thể tích V2 của HCL tiêu tốn.

Tính toán kết quả

Độ kiềm phenol (mg CaCO3/l) = V1 x 1000 Vmẫu

Độ kiềm tổng cộng (mg CaCO3/l) = V2 x 1000 Vmẫu V mẫu là thể tích dung dịch mẫu đem đi chuẩn độ.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA TRONG ĐẤT NHẰM KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TRÙN ĐẤT Pheretima sp.VÀ THỰC VẬT SIÊU HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG CÂY THƠM ỔI (Lantana Camara L.) (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w