Mối quan hệ giữa trùn và vi sinh vật

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA TRONG ĐẤT NHẰM KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TRÙN ĐẤT Pheretima sp.VÀ THỰC VẬT SIÊU HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG CÂY THƠM ỔI (Lantana Camara L.) (Trang 28 - 29)

- Đẩy lùi các vi sinh vật: độ ẩm và dinh dưỡng trong vùng rhizosphere tạo ra thường

2.8.2Mối quan hệ giữa trùn và vi sinh vật

Trùn ăn đất như nguồn thức ăn nhờ khả năng tiêu hóa chúng, các thành phần đi vào sẽ được đường ruột kích thích mạnh nhờ vào hoạt động của hệ enzyme có hoạt tính cao là cellulase, amylase, invertase, protease, peroxidase, urease, phosphatase và dehydrogenase. Mà các loại enzyme khác nhau thì có những đặc điểm riêng như :

Cellulase: là enzyme cần thiết để giải phóng glucose, có chứa nhóm enzyme giúp

phân giải vách tế bào trong thực tế được sử dụng tạo protoplast.

Amylase: là enzyme có khả năng cắt liên kết glucoside nối các đơn vị đường đơn

trong thành phần của phân tử tinh bột, giải phóng glucose là chất quan trọng trong cơ thể thực vật.

Invertase: là một loại enzym thủy phân saccharose được sử dụng phổ biến trong

công nghiệp nước giải khát. Invertase có trong động vật thực vật, vi sinh vật và đặc biệt là nấm men có khả năng tổng hợp invertase cao, tạo đường đơn tham gia vào quá trình biến dưỡng.

Protease: cần thiết cho hoạt động sống và là thành phần cơ bản có khả năng thủy

phân protein. Chúng có khả năng tổng hợp dạng tiền enzyme không hoạt động và chỉ hoạt động khi đưa vào hệ tiêu hóa và bị cắt bớt đi một phần sợi polypeptide do các endoprotease. Được sự dụng rất nhiều trong sản xuất dịch protein thuỷ phân.

Peroxidase Urease

Phosphatase Dehydrogenase

Tóm lại trùn tác động thông qua tiêu hóa tác động, cắt các chất hữu cơ phức tạp thành những phần nhỏ rồi trộn đều lại thải ra dưới dạng phân trên mặt đất. Chúng còn cày xuyên qua đất trộn đều các lớp đất và các vi sinh vật tồn tại trong đó. Trong quá trình này chúng hình thành nên các viên đất kết hợp với nước làm cho đất thoáng khí và tăng khả năng giữ nước của đất .

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT DNA TRONG ĐẤT NHẰM KHẢO SÁT TÍNH ĐA DẠNG CỦA HỆ VI SINH VẬT TRONG MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TRÙN ĐẤT Pheretima sp.VÀ THỰC VẬT SIÊU HẤP THỤ KIM LOẠI NẶNG CÂY THƠM ỔI (Lantana Camara L.) (Trang 28 - 29)