Các loại hình bảo lãnh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 26 - 40)

a/ Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh

 Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee)

Là loại bảo lãnh ngân hàng, trong đó ngân hàng bảo lãnh cam kết bồi thường không huỷ ngang trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh. Sau khi đã bồi thường cho người thụ hưởng, ngân hàng sẽ truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người xin bảo lãnh.1

Thông thường, một giao dịch bảo lãnh có 3 bên tham gia: ngân hàng bảo lãnh, người xin bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Nhưng khi người thụ hưởng ở nước ngoài thì thường có thêm một ngân hàng nữa tham gia làm đại lý

Ngân hàng phát hành bảo lãnh Người xin bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh Ngân hàng thông báo

cho ngân hàng phát hành bảo lãnh. Ngân hàng đại lý này là tại nước người thụ hưởng, làm nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho người thụ hưởng.

Hình 1.1. Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp trong ngoại thương

(4) (2) (3) (4) (1)

Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng

Trong đó:

(1) Hợp đồng gốc được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

(2) Người bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo lãnh và cam kết hoàn trả.

(3) Trường hợp không có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng.

(4) Trường hợp có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.

 Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee)

Là loại bảo lãnh ngân hàng trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước ngoài (ngân hàng

Ngân hàng chỉ thị Ngân hàng bảo lãnh Người xin bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh

bảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh gốc) và chuyển cho người thụ hưởng.2

Ngân hàng chỉ thị phải phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. Thư bảo lãnh gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng (Counter Guarantee or Back – to – Back Guarantee). Nghĩa vụ bảo lãnh được quy định cụ thể trong thư bảo lãnh này.

Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, người thụ hưởng sẽ truy đòi ngân hàng phát hành bảo lãnh; ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ truy đòi ngân hàng chỉ thị và ngân hàng chỉ thị truy đòi người xin bảo lãnh. Loại bảo lãnh này có lợi cho người thụ hưởng do ngân hàng phát hành bảo lãnh ở tại nước họ nên họ được thuận tiện hơn trong giao dịch hoặc đòi tiền sau này.

Hình 1.2. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp trong ngoại thương

(3)

(2) (4)

(1)

Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế - Học viện Ngân hàng

Trong đó:

(1) Hợp đồng cơ sở giữa người xin bảo lãnh và người hưởng thụ bảo lãnh.

(2) Người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng.

(3) Ngân hàng chỉ thị phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh hưởng.

(4) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho người thụ hưởng.

b/ Căn cứ vào mục đích bảo lãnh

 Bảo lãnh dự thầu (Bid Bond hay Tender Guarantee) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.(Điều 5, khoản 2 - Quy chế bảo lãnh ngân hàng

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)

- Trong thương mại quốc tế, đấu thầu được sử dụng nhằm tìm được nguồn cung cấp tối ưu nhất với các bên tham gia:

(1) Chủ thầu hay người mời thầu (người mua, ngươì nhập khẩu): là người thụ hưởng bảo lãnh.

(2) Người dự thầu (người bán, người cung ứng, nhà xuất khẩu): người xin bảo lãnh (người được bảo lãnh).

- Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại cho chủ thầu như thiệt hại về thời gian, thiệt hại về tài chính do những vi phạm của người dự thầu gây ra. Đó có thể là những vi phạm như rút đơn thầu, trúng thầu nhưng không ký kết hợp đồng cung ứng, …

- Trong hồ sơ xin dự thầu, người dự thầu phải nộp kèm đơn dự thầu một thư bảo lãnh dự thầu do một ngân hàng phát hành. Mức bảo lãnh theo thông lệ là

từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng. Thư bảo lãnh dự thầu là sự đảm bảo cho bên chủ thầu rằng đơn dự thầu là một đề nghị nghêm túc và nếu trúng thầu, bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng.

Ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu đồng nghĩa với việc ngân hàng có sự bảo đảm rằng năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh. Nếu trúng thầu, ngân hàng sẽ có thể cung cấp thêm cho khách hàng các dịch vụ bảo lãnh khác như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán,

- Theo quy định thông thường, thời hạn bảo lãnh dự thầu sẽ kết thúc nếu: + Người dự thầu trúng thầu và đã ký bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

+ Người dự thầu không trúng thầu. Trong trường hợp này, đôi khi trong thư bảo lãnh có điều khoản quy định là nó sẽ phải được trả lại cho chủ thầu.

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Bond/Guarantee) là

cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. (Điều 5, khoản 4 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)

Đây là loại bảo lãnh được sử dụng phổ biến nhất, và có thể không phải yêu cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó quá trình mua bán ngoại thương. Loại bảo lãnh này thường có hiệu lực ngay khi chấm dứt hiệu lực của bảo lãnh dự thầu.

- Các bên tham gia bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm:

(1) Nhà nhập khẩu (người đặt hàng, người mua): người thụ hưởng bảo lãnh.

(2) Nhà xuất khẩu (người cung ứng, người bán): người xin bảo lãnh. (3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý (nếu có).

- Mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng đó là: đôn đốc nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng những cam kết trong hợp đồng và bồi thường cho nhà nhập khẩu nếu nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàng không đủ, giao hàng chậm, giao hàng không đúng chất lượng, số lượng,…

- Theo quy định của các ngân hàng, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng là tuỳ theo giá trị hợp đồng và tính chất của thương vụ, nhưng thông thường là từ 5% – 10% giá trị của hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh hết hiệu lực khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩâ vụ cung ứng hàng hoá.

 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tiền đặt cọc (Repayment/Advanced Payment Guarantee)

“Đặt cọc” là việc nhà nhập khẩu chuyển một số tiền ký quỹ nhất định để đảm bảo thực hiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu người xuất khẩu đề nghị một ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền đặt cọc đó. Thư bảo lãnh trong trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền đặt cọc. Và thông thường, khoản tiền đặt cọc này không được tính lãi.

Trong một số hợp đồng thương mại lớn, để giúp nhà xuất khẩu có vốn ban đầu để sản xuất hàng hoá, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường quy định một tỷ lệ theo giá trị hợp đồng phải được ứng trước cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu chuyển cho nhà xuất khẩu khoản tiền ứng trước này và yêu cầu người xuất khẩu đề nghị một ngân hàng phát hành bảo lãnh cho khoản tiền ứng trước đó. Thư bảo lãnh trong trường hợp này gọi là bảo lãnh tiền ứng trước. Thông thường tiền ứng trước sẽ được tính lãi phát sinh.

Theo Điều 5, khoản 6 Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh hoàn trả tiền đặt cọc hay bảo lãnh tiền đặt cọc) là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.

- Mục đích của loại bảo lãnh này là đảm bảo cho người nhập khẩu được nhận lại số tiền đã đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Mục đích này có thể rộng hơn so với trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng vì nếu hợp đồng bị huỷ bỏ thì thư bảo lãnh tiền ứng trước sẽ bị đòi tiền bồi thường cộng với khoản tiền đã ứng trước.

- Các bên tham gia gồm có:

(1) Người nhập khẩu (người mua, người đặt hàng): người thụ hưởng bảo lãnh.

(2) Người xuất khẩu (người bán, người cung ứng): người yêu cầu bảo lãnh.

(3) Ngân hàng phát hành bảo lãnh hoặc ngân hàng đại lý của nó.

Thông thường, mức đặt cọc hay ứng trước là từ 5% đến 20% giá trị hợp đồng. Tuỳ vào tính chất và quy mô của thương vụ mà sẽ có quy định khác. Số tiền bảo lãnh trong loại bảo lãnh này sẽ có giá trị đúng bằng số tiền đã đặt cọc hay ứng trước.

Giá trị bảo lãnh cũng được điều chỉnh giảm dần theo các chuyến giao hàng đối với hợp đồng quy định hàng hoá được giao nhiều lần. Vì vậy, trong thư bảo lãnh loại này thường có điều khoản quy định rõ việc giảm dần giá trị bảo lãnh

tương ứng với hàng hoá đã được giao. Sau mỗi đợt giao hàng, người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ cần thiết cho ngân hàng để chứng minh hàng hoá đã được giao.

Loại bảo lãnh này hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày nhất định để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu ngườ bán vi phạm hợp đồng.

 Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm (Payment Garantee) Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn. (Điều 5, khoản 2 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam số 26/2006)

Loại bảo lãnh này được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hoá trả chậm. Quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu thực chất là quan hệ tín dụng. Người xuất khẩu có thể gặp rủi ro nếu người nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Do vậy, người xuất khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. Thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm. Ngân hàng bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả thay cho người thụ hưởng bảo lãnh (người xuất khẩu) nếu người nhập khẩu (người được bảo lãnh) vi phạm cam kết một số tiền phù hợp với hợp đồng cơ sở.

Trong bảo lãnh thanh toán này còn có một số loại bảo lãnh khác có kèm theo điều kiện như: bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ (Documentary Guarantee), bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án,…

+ Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ là một loại bảo lãnh thanh toán trong đó điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba như giấy

chứng nhận xuất xứ (C/O) do Phòng thương mại cấp, giấy phép xuất - nhập khẩu của cơ quan hải quan,…

+ Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của toà án là loại bảo lãnh thanh toán mà điều kiện thanh toán là người thụ hưởng phải xuất trình một phán quyết của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và nghĩa vụ bồi thường cho người thụ hưởng. Loại bảo lãnh này khá phức tạp nên hầu như không được sử dụng.

Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm có giá trị bảo lãnh thường là 100% giá trị hợp đồng. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh do các bên tự thoả thuận nhưng thông thường là khi đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.

Đây là loại bảo lãnh đang được sử dụng khá phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đã có dự đoán là loại bảo lãnh này trong thời gian tới sẽ có thể thay thế hình thức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

 Bảo lãnh bảo hành (Warranty Guarantee)

Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay. (Điều 5,

khoản 5 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 26/2006)

Loại bảo lãnh này thường áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hành công trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh này nhằm đảm bảo cho chất lượng các sản phẩm

nhập khẩu trong suốt thời gian bảo hành của sản phẩm. Trong thời hạn bảo hành, nếu có sự cố vi phạm chất lượng sản phẩm trong phạm vi được bảo lãnh, người nhập khẩu sẽ yêu cầu người xuất khẩu xử lý. Nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền bảo lãnh như một khoản bồi thường để người nhập khẩu (người thụ hưởng) thuê công ty khác sửa chữa, bảo hành.

Bảo lãnh bảo hành có thời gian hiệu lực trong thời hạn bảo hành của sản phẩm và có giá trị nhỏ từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng.

Bảo lãnh vay vốn

Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh (người cho vay), về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (người đi vay) trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh. (Điều 5, khoản 1 – Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam số 26/2006)

Ngân hàng có thể bảo lãnh cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,…vay vốn trong nước và vay vốn ở nước ngoài. Loại bảo lãnh này khá phức tạp với khối lượng tiền bảo lãnh thường có giá trị lớn. Do đó, trước khi chấp nhận bảo lãnh, ngân hàng cần xem xét kĩ đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thi của dự án kinh doanh, tài sản thế chấp,….

Trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu trong trường hợp họ muốn vay vốn từ cá nhân hay tổ chức tín dụng nào đó mà yêu cầu phải có bảo lãnh.

Trị giá của bảo lãnh là do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, bằng với số tiền được bảo lãnh hoặc có tính thêm tiền lãi và chi phí phát sinh.

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh vay vốn do sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nó có thể trùng với thời hạn mà khách hàng đã thoả thuận với bên cho vay, hoặc có thể gia hạn thêm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày nợ đến hạn.

c/ Căn cứ vào đối tượng bảo lãnh

 Bảo lãnh trong nước

Là loại bảo lãnh ngân hàng mà người xin bảo lãnh, người thụ hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh ở trong cùng một phạm vi quốc gia. Đây thực chất là loại bảo lãnh trực tiếp.

Bảo lãnh trong nước có các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w