Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Trang 31 - 37)

II Các chỉ tiêu về tài chính

1.3.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả rất đáng khích lệ, hoạt động đầu tư phát triển của

công ty còn tồn tại một số hạn chế sau:

1.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại

Hạn chế trong huy động vốn

Các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, không chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình như: việc huy động vốn, quản lý doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công nợ, nghĩa vụ đối với người lao động ... mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Tổng công ty, do đó mà quyền tự chủ của các đơn vị trực thuộc bị hạn chế. Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị này, trong một số giai đoạn đã không thực sự mang lại hiệu quả tối ưu

Quyền hạn, vai trò của Công ty về tài chính, về đầu tư, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn đến trong tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh thiếu năng động, chưa hoàn toàn thích ứng với cơ chế thị trường, chưa tạo điều kiện để các đơn vị trực thuộc phát triển.

Một phần nguồn vốn của các dự án là từ nguồn đi vay, tuy được cam kết được cung cấp vốn đúng tiến độ và đủ song ở một số giai đoạn trong khi thực hiện dự án vẫn xảy ra tình trạng vốn không đủ, phải ngưng công việc để chờ vốn. Mặt khác, do khi thực hiện phải chia ra nhiều công đoạn, việc tập trung vốn là không dễ tạo ra một số ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực khác, ảnh hưởng tới thời gian thực hiện dự án…

Hạn chế trong đầu tư vào Khoa học công nghệ.

Trên thực tế hiện nay, không những là khách hàng mới mà các khác hàng truyền thống cũng đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao, giá thành thấp…vì thế đã tạo ra một áp lực rất lớn đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các trang thiết bị của các dự án được đầu tư khá kỹ càng, có những ưu thế vượt trội về tính năng, công

suất, chất lượng, nhất là các dự án đang được triển khai… so với trong khu vực nhưng đối với khoa học công nghệ trên thế giới thì còn có phần lạc hậu, nhất là đối với các nước: Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Pháp… là những khách hàng chủ yếu.

Mặc dù trong nhiều năm qua Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư nhiều cho khoa học công nghệ nhưng mà bên cạnh đó hiệu quả sử dụng các thiết bị chưa cao.

Một số nhà máy vẫn còn chưa quan tâm tới hoạt động đổi mới công nghệ, các công nghệ hiện tại đang rất lạc hậu, không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường từ đó đã làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Với xuất phát điểm thấp, vốn tự có so với các tập đoàn, Tổng công ty lớn trong nước còn ít và hiệu quả hoạt động chưa cao, công nghệ còn hạn chế. Do đó mà việc nâng cao trình độ công nghệ còn gặp nhiều khó khăn.

Vấn đề kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình sử dụng, quản lý, sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết bị có công nghệ mới còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Chế độ thưởng phạt trong vấn đề này chưa mang lại hiệu quả.

Hạn chế trong đầu tư mở rộng thị trường

Công tác đầu tư thăm dò tìm kiếm thị trường là một việc vô cùng quan trọng khi tiến hành xây dựng dự án. Sự đỏi hỏi ngày càng cao của các khách hàng cũng như những thị trường khó tính thì bên cạnh những thị trường sẵn có cần có những thị trường mới và tiềm năng hơn nữa.

Về công tác quảng cáo và dự báo nhu cầu thị trường Tổng công ty vẫn chưa thực hiện tốt. Bộ phận này không có sự tách biệt rõ ràng còn nhầm lẫn trong các phòng ban khác. Vì thế Tổng công ty nên có phòng Maketting và phòng thống kê riêng. Vì phòng maketting có nhiệm vụ đi nghiên cứu thị trường từ đó sẽ giúp Tổng công ty chủ động đưa ra các kế hoạch sản xuất kinh doanh, dẫn đến mở rộng thị trường. Còn phòng thống kê riêng giúp cho Tổng công ty phân tích và dự báo nhu cầu thị trường nhằm phản ánh đúng thực trạng hoạt động của Tổng công ty từ đó giúp cho lãnh đạo Tổng công ty có những quyết định đứng đắn và kịp thời.

Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cũng đã chú trọng nhưng mà hiệu quả của công việc này chưa cao. Cán bộ về công tác thị trường chưa được đào tạo một cách chính quy.

Hạn chế trong đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Một số cán bộ công nhân viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh còn hạn chế, tư duy về kinh tế thị trường chưa nhạy bén, chưa thoát khỏi tư tưởng bao cấp, chưa chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, lực lượng công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp tay nghề chưa cao ....

Năng suất lao động vẫn còn thấp, chưa khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ công nhân viên còn thấp.

Tính chủ động trong tổ chức sản xuất còn hạn chế.  Hạn chế trong đầu tư Cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhiều nhưng mà vẫn còn thấp, nhất là hệ thống nhà xưởng của công ty còn chưa được khang trang, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thiết kế và đặc biệt là chưa đáp ứng được trong việc tạo ra điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, vì hệ thống chống nóng, chống ồn còn chưa được đầu tư đúng mức. Bởi lẽ, địa bàn của Tổng công ty là ở Hà Tĩnh, có điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất lao động của người lao động.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là khai thác quặng. Điều này lại nên việc giao thông đi lại giữa các mỏ là rất quan trọng. giao thông nội mỏ đi lại khó khăn, hạn chế các phương tiện vận chuyển và việc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm làm ảnh hưởng đến công tác điều hành sản xuất.

Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng ngày càng phức tạp, diện tích đền bù nhiều, các mỏ khai thác ngày càng nghèo, thu hồi thấp, quặng biến đổi nhanh làm ảnh hưởng tới công nghệ tuyển quặng.

Nhiều nhà máy các công cụ sản xuất vẫn còn thiếu và chưa hoàn thiện khiến việc khai thác gặp nhiều khó khăn, không tận dụng khai thác được.

Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ vẫn còn chưa hoàn chỉnh  Hạn chế trong tổ chức và quản lý hoạt động đầu tư

Trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, độ nhạy bén và sự thích ứng chưa thật cao đối với cơ chế thị trường. Lãnh đạo một số đơn vị thành viên chưa chủ động trong công việc, còn ảnh hưởng khá nặng nề của tư tưởng bao cấp ,còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Hệ thống văn bản nội bộ ban hành nhiều, có lúc chồng chéo, có một số văn bản phát hành chưa kiểm soát được việc thực hiện. Công tác tham mưu của các phòng, ban chuyên môn còn cứng nhắc, chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn về nghiệp vụ, khi tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty

Công tác quản lý hành chính, lao động chưa nghiêm, chưa bảo đảm tốt thời gian làm việc. Thực hành tiết kiệm một số mặt chưa tốt, còn gây lãng phí.

Một số đồng chí cán bộ thiếu chủ động, thiếu sâu sát, chưa kịp thời xử lý dứt điểm các vấn đề phát sinh và các khó khăn trong quá trình SXKD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc giải thể Văn phòng đại diện Hà Nội và 2 chi nhánh xuất khẩu lao động tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh chậm, không bảo đảm thời gian theo Quyết định của HĐQT.

Việc giải quyết, thảo gỡ các vướng mắc tại đơn vị chưa kịp thời, có khi còn gây khó khăn cho đơn vị, làm gián đoạn sản xuất.

Công tác định mức KTKT không theo kịp tình hình sản xuất, sự điều chỉnh chưa nhạy bén, kịp thời, có khi chưa công bằng trong thanh toán tiền lương, chi phí, thưởng, phạt điện, dầu…

Chưa theo dõi được quá trình thực hiện phân cấp quản lý tại các đơn vị dẫn đến nhiều chồng chéo, bất cập trong quản lý sản xuất, chưa chỉ đạo được các đơn vị xây dựng các định mức KTKT nội bộ, cho nên việc theo dõi chỉ dừng lại ở mức xí nghiệp, chưa sát đến từng đội sản xuất.

Công tác kinh doanh, thị trường chưa xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng loại hàng hoá, sản phẩm, việc hoạch định chiến lược thị trường, quảng bá thương hiệu còn lúng túng, thụ động trong công tác bán hàng…

Công tác sữa chữa MMTB làm chưa tốt, còn xảy ra tình trạng lãng phí. Chi phí sửa chữa cao nhưng chất lượng sửa chữa lại thấp; Việc quản lý vật tư phụ tùng thu hồi để có thế tận dụng, thay mua mới chưa tốt, chưa có quy định cụ thể để thu hồi, phân loại, chưa có kế hoạch tái sử dụng hoặc thanh lý thu hồi vốn khi nhu cầu sử dụng giảm bớt do thu hẹp sản xuất.

Tài nguyên mỏ ngày càng nghèo đi song việc cải tiến công nghệ chưa thực sự quyết liệt và mang lại hiệu quả cao, chậm tổng kết công nghệ tuyển quặng nghèo để có phương án tổ chức sản xuất hiệu quả.

Công tác thăm dò, qui hoạch khai thác một số mỏ chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, giải quyết các thủ tục, hồ sơ cấp mỏ, thuê đất còn chậm; công tác GPMB có khi còn ách tắc, chậm như địa bàn xã Cẩm Hoà, Thạch Văn, cất bốc mồ mả tại Kỳ Khang. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác đôi lúc chưa chặt chẽ, phối hợp giữa các phòng ban chưa nhịp nhàng; trong kiểm tra, xử lý còn nể nang, nên để hàm lượng KVN vượt quy định kéo dài.

Công tác Cổ phần hóa tiến hành còn chậm, nhận thức về Cổ phần hóa của CBCNV còn hạn chế, chỉ đạo thiếu quyết liệt, chậm tiến độ đề ra.

Công tác chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước và lao động sáng tạo còn nặng về hình thức, vai trò của các Ban chỉ đạo còn mờ nhạt, chưa tạo được khí thế thi đua thực sự trong CBCNV.

Việc giám sát đầu tư, giám sát kỹ thuật các công trình XDCB chưa thật chặt chẽ, có công trình thực hiện chậm tiến độ, nghiêm thu, quyết toán công trình chậm trễ.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra tại các đơn vị chưa thường xuyên, chưa xác định rõ và tập trung đúng mức các đơn vị, các khâu trọng tâm, trọng điểm.

Hoạt động phân tích chỉ phục vụ nội bộ, chưa mở rộng được phạm vi phân tích, chưa có kế hoạch, chiến lược quảng cáo để phát triển dịch vụ ra bên ngoài.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ, một số làm việc thụ động kém hiệu quả.

Việc cải tiển các hệ thống ISO không quyết liệt, chưa khâu nối được giữa các cá nhân, bộ phận để cải tiến.

1.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế đó

Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và giảm phát của nền kinh tế, chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản và tăng thuế xuất khẩu khoáng sản của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, đời sống CBCNV, vốn, lao động và tiến độ hoàn thành các dự án…

- Hoạt động của Tổng Công ty nhiều nghành nghề, lĩnh vực đòi hỏi chuyển đổi nhanh, nên có khi còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành.

- Trình độ, năng lực, kỹ năng của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, nhưng thiếu tinh thần, ý thức tự rèn luyện, học tập nâng cao, thiếu cán bộ giỏi, tâm huyết, đam mê trong công việc chuyên môn.

- Định mức KTKT chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đặc biệt đối với các đơn vị mới, đơn vị ngoài khối Ilmenite.

- Công tác quản lý tài chính ở các đơn vị từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập chuyển biến chậm, đội ngũ kế toán đơn vị độc lập chưa tinh thông nghiệp vụ.

- Một số lĩnh vực việc lập, phê duyệt kế hoạch làm chậm nên bị động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành.

- Đòi hỏi đền bù, GPMB của người dân vùng mỏ cao, vượt quy định Nhà nước, nhưng TCT cũng phải chấp nhận để có mặt bằng khai thác, triển khai các dự án và tạo việc làm cho lao động.

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên, dĩ hoà vi quý, chưa cương quyết trong xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Trang 31 - 37)