Đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua 1 Những thành tựu đạt được.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

THỰC TRẠNG CỦA XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

3.5. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua 1 Những thành tựu đạt được.

3.5.1. Những thành tựu đạt được.

Tổng cộng 14 năm (1989 – 2002) sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được bốn thành tựu nổi bật sau:

Thứ nhất: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước, kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng với nhịp độ cao và khá ổn định (tăng bình quân 4,5% một năm). Đặc biệt sản xuất lương thực tăng bình quân khoảng 1 triệu tấn/năm, từ một đất nước thiếu lương thực, trở thành một nước không chỉ bảo đảm đầy đủ các nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn có khối lượng ngày một tăng, là nước đứng thứ 2 (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo.

Thứ hai: Góp phần quan trọng đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội, tạo tiền đề bước vào giai đoạn phát triển mới CNH- HĐH. Từ năm 1989 đến nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Theo đánh giá tổng quát của các cơ quan chức năng mặc dù trong cùng thời gian qua tỷ lệ tăng dân số vẫn ở mức khá cao với bình quân từ 1,8 - 2%/năm, đồng thời những năm gần đây những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra nặng nề trên diện rộng song chúng ta vẫn có lượng gạo dư thừa cho xuất khẩu hằng năm. Những kết quả xuất khẩu cho thấy đã tiêu thụ hết lúa hằng năm của nông dân khiến nông dân phấn khởi đẩy mạnh việc sản xuất lương thực.

Thứ ba: Sau 14 năm xuất khẩu gạo (1989 - 2002), lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức trên 35 triệu tấn. Thu nhập từ xuất khẩu gạo đã gần 8 tỷ USD dù giá gạo thị trường thế giới không ổn định. Xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp – nông thôn, những năm qua xuất khẩu gạo góp phần khai thông đầu ra cho sản phẩm thóc của nông dân ở thời vụ thu hoạch, ngăn chặn sự ép giá của tư thương nhằm giữ giá cho

nông dân có lợi nhuận 25 - 40%. Do vậy chính xuất khẩu gạo đang góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy nông dân canh tác hơn nữa.

Thứ tư: Xuất khẩu gạo góp phần tạo thêm việc làm ở khu vực nông thôn, sản xuất và dịch vụ xuất khẩu gạo mở rộng nhanh chóng đang thu hút nhiều lao động nông thôn vào các khâu xay xát, chế biến, kho tàng vận chuyển…Xuất khẩu gạo khai thác được lợi thế về phân công lao động, tranh thủ được cơ hội trên thị trường gạo thế giới, có lợi cho người sản xuất và xuất khẩu gạo. Do vậy xuất khẩu gạo mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho tích luỹ và tiêu dùng, cải thiện đời sống và xoá đói giảm nghèo. Đời sống ở nông thôn không ngừng được nâng cao, bình quân thu nhập năm 1998 đạt 9,8 triệu đồng/hộ/năm, 58% số hộ có máy thu hình. Tuổi thọ bình quân năm 1990 là 65 tuổi thì đến năm 1999 là 67 tuổi. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm bình quân 2%/1 năm. Hộ giàu tăng từ 8,08% năm 1990 lên 20% năm 2000.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w