Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 28 - 33)

THỰC TRẠNG CỦA XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo.

Lúa là cây lương thực chính của Việt Nam, từ khi đổi mới (1986) đến nay (2002) sản xuất lúa tăng trưởng liên tục cả diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 1986, diện tích gieo trồng lúa chỉ có 5688,6 nghìn ha, năng suất bình quân 28,1 tạ/ha/vụ và sản lượng là 16,9 triệu tấn thì đến năm 2002 con số tương ứng là: 7463 nghìn ha, 45,1ta/ha và 35,9 triệu tấn. Xu hướng này còn tiếp tục tăng trong những năm tới vì tiềm năng tăng năng suất vẫn còn. Tốc độ tăng sản lượng lương thực luôn luôn cao hơn tốc độ tăng dân số, nên lương thực bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần. Nếu như năm 1990 lương thực bình quân đầu người mỗi năm là 324,4 kg thì đến năm 1995 là 372 kg và năm 2002 là 435 kg. Đây là xu hướng ít thấy trong lịch sử sản xúât lúa gạo của các nước Châu Á, và lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nước ta. Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), trong 17 năm qua (1986- 2002) sản lượng lúa gạo thế giới tăng thêm khoảng 70 triệu tấn, thì Việt Nam đã đóng góp 10 triệu tấn. Chính sự tăng nhanh và ổn định của sản lượng lúa gạo Việt Nam đã góp phần tích cực giảm sự căng thẳng về thiếu lương thực trên thế giới. Đối với nước ta xu hướng này đã khắc phục một cách cơ bản tình trạng thiếu đói giáp hạt kéo dài nhiều thập kỷ trước đổi mới, tạo đà cho việc ổn định an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu gạo với vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Thái Lan) và dẫn đầu thế giới về tăng sản lượng lương thực. Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Sản lượng gạo của một số nước xuất khẩu chính trên thế giới. (Đơn vị tính: triệu tấn) Năm 1999-2000 2000-2001 2001-2002 Việt Nam 20,93 20,53 21,00 Thái Lan 16,50 16,83 16,83 Ấn Độ 89,48 86,30 88,00 Pakistan 5,16 4,70 4,50

(Nguồn: Tạp chí ngoại thương 21-2002)

Các con số ở bảng 1 cho ta thấy rằng trong khi sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan giữ nguyên hoặc giảm xuống thì sản lượng gạo của Việt Nam tính chung lại tăng lên qua từng vụ thu hoạch, trong niên vụ 2001 – 2002 sản lượng gạo của Việt Nam đạt 21 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với niên vụ 2000 – 2001 và vươn lên dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng sản lượng gạo.

Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức sản xuất lúa gạo liên tục tăng nên trong 14 năm xuất khẩu gạo, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng tăng nhanh hơn. Điều đó được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 1989- 2002.

Năm Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Sản lượng

( triệu tấn)

Thay đổi so với năm trước( %) .

Kim ngạch (triệu USD)

Thay đổi so vối năm trước(%), 1989 1,420 __ 290,0 __ 1996 3,003 +51,05 868,4 +63,82 1999 4,550 +19,74 1.012,0 - 1,84 2000 3,500 - 23,08 668,0 - 33,99 2001 3,729 +6,54 624,4 - 6,48 2002 3,24 - 13,11 725,5 +16,12

Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng khá lớn là 1,4 triệu tấn, thu về 290 triệu USD, giá bình quân 204 USD/tấn. Tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù hợp với thị hiếu thế giới, nhưng đối với nước ta kết quả đó đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá, gắn với xuất khẩu. Các số liệu ở bảng 2 đã cho thấy rằng xuất khẩu gạo tăng tương đối qua các năm, với 1,6 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 1990 đã đưa Việt Nam giành vị trí nứơc xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới. Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức lớn hơn. Lần đầu tiên kể từ năm 1989 khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt mức 3 triệu tấn/năm, tăng 51% và đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 868 triệu USD, tăng 63% so với năm 1995. Đặc biệt đến năm 1997 đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước ta, Việt Nam xuất hiện trên thị trường gạo với vị trí là nước xuất khẩu gạo thứ 2 (sau Thái Lan), với lượng gạo xuất khẩu là 3,6 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu gạo 900triệu USD; lý do là trong năm 1997 Việt Nam ký kết được nhiều Hiệp định thương mại, điển hình là hiệp định với Iran về xuất khẩu gạo.

Bước vào năm 1998, có thể nói cơ hội đang mở ra cho Việt Nam khi hiện tượng El nino gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng của một số nước Châu Á mà đặc biệt là Inđônêsia và Philippin đã gây ra cơn sốt gạo ở Châu Á. Và chính trong năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của 3,8 triệu tấn gạo đã đạt mức 1 tỉ USD. Tuy chỉ tăng 5,56% về lượng nhưng lại tăng 14,56% về giá trị. Điều này đã củng cố vững hơn vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thế giới và tô đậm thêm hình ảnh một nước Việt Nam xuất khẩu gạo đối với các nhà kinh doanh, người tiêu dùng gạo trên thế giới.

Điều đáng chú ý là năm 1999, mặc dù chịu thiệt hại nặng nề của các đợt lũ lớn ở Miền Trung, sản xuất lương thực vẫn đạt 31,4 triệu tấn và xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, kim ngạch trên 1 tỷ 10 triệu USD như vậy về số lượng so với năm 1998 tăng 20%, đây cũng là số lượng cao nhất từ trước đến nay,

nhưng xét về kim ngạch lại giảm 2%, xảy ra điều này là do trong năm 1999 các nước nhập khẩu gạo truyền thống hạn chế khối lượng nhập khẩu, do đó làm cho giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm xuống thấp. Chính điều đó đã làm cho giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm.

Sang năm 2000, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ĐBSCL nhưng nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính Phủ, của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân các địa phương nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả khá, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định. Theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tổng sản lượng lúa cả nước năm 2000 vẫn đạt 32,6 triệu tấn, tăng gần 1,2 triệu tấn so với năm 1999, điều này đưa nguồn cung gạo cho xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao 3,5 triệu tấn. Hơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và cuộc khủng hoảng dầu lửa trong năm 2000 đã ảnh hưởng phần nào đến nhịp độ buôn bán các mặt hầng nguyên liệu thô trong đó có gạo. Các tác động này đã làm giá gạo trên thị trường thế giới bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, cho đến cuối năm xuất khẩu gạo của Việt Nam so với năm 1999 đã bị giảm đi 16% về giá, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo 2000 xuống còn 668 triệu USD (giảm 34% so với năm 1999). Tuy nhiên cũng cần phải kể đến một nguyên nhân nữa làm giảm giá gạo trên thế giới đó chính là ngành gạo của các nước nhập khẩu gạo lớn như: Inđônêsia, Philippin, Trung Quốc… đang dần dần phục hồi sau 2 năm mất mùa vì biến động thời tiết, các nước này đều tuyên bố có khả năng tự cung cấp tự cấp gạo.

Năm 2001 xuất khẩu gạo đạt trên 3,7 triệu tấn, trợ giá hơn 600 triệu USD, măc dù tăng khoảng 7% về lượng song cũng là thành công vì đã hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản: xuất khẩu vượt chỉ tiêu 3,5 triệu tấn do chính phủ đề ra, tiêu thụ hết thóc hàng hoá, chặn đà giảm sút giảm sút của giá thóc, gạo trong nước. Tuy vậy xét về kim ngạch thì vẫn giảm 6%. Nguyên

nhân là trong những tháng đầu năm 2001 giá gạo vẫn giảm mạnh do ảnh hưởng từ năm 2000, các Doanh nghiệp của Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán gạo với giá thấp, nhưng bắt đầu từ tháng 6-2001 giá gạo tăng cao dần thì ta lại không có gạo để xuất vì phải xuất gạo theo hợp đồng đã ký. Đó chính là lý do làm cho lượng gạo xuất khẩu tăng mà gía trị xuất khẩu gạo lại giảm trong năm 2001.

Sản xuất nông nghiệp trong năm 2002 gặp nhiều khó khăn to lớn, có mặt gay gắt hơn 2001 đó là thiên tai diễn ra trên diện rộng, kéo dài từ đầu năm dến cuối năm: hạn hán gay gắt ở Đông Nam Bộ,Tây Nguyên và Miền Trung, lũ lớn kéo dài và ngập sâu ở vùng ĐBSCL, mưa lớn, lốc xoáy và lũ quét xảy ra gây thiệt hại nặng nề về tài sản, mùa màng và sinh mạng ở nhiều vùng và địa phương.Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khá, năng xuất lúa cả năm đạt 45,1 tạ/hecta, sản lượng đạt 35,9 triệu tấn. Nhờ đó mà khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,24 triệu tấn (giảm 13%) và đạt kim ngạch trên 700 triệu USD (tăng 16%) so với năm 2001. Đó là vì chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2002 đã được nâng cao rõ rệt, do đó giá thành cũng cao hơn những năm trước.

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo đã đóng một vai trò quan trọng trong sản lượng tích luỹ vốn cho quá trình phát triển đất nước. Từ năm 1989 dến năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu trên 87 triệu tấn gạo đạt kim ngạch xuất khẩu gần 8 tỉ USD. Gạo đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Dưới đây là bảng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam :

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm ∑KNXK (triệu USD) KNXK Gạo (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1990 2.404 304,6 13 1997 9.185 900,0 9,8 1998 9.360 1.031,0 11 1999 11.540 1.012,0 8,8 2000 14.308 668,0 4,6 2001 15.027 624,4 4,2 2002 16.530 725,5 4,4

( Nguồn: Bộ Thương mại )

Từ bảng 3 cho thấy, trong những năm 90 kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm một tỷ trọng tương đối (khoảng 8-12%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có được kết quả đó là do Việt Nam đã xuất khẩu gạo với số lượng tương đối lớn cùng với giá cả khá cao. Nhưng qua bảng trên ta thấy rằng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2000 trở lại đây đã giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước so với những năm trước. Đó là do thị trường gạo thế giới có nhiều biến động, cầu về gạo trên thế giới đã giảm, hiện nay thị hiếu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng mà gạo của Việt Nam thì vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của quốc tế về chất lượng, vì vậy giá gạo Việt Nam thấp làm cho kim ngạch xuất khẩu gạo giảm. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang tăng dần, để nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo thì một trong những điều kiện cần là Việt Nam phải chú trọng đến chất lượng gạo xuất khẩu, do đó dù gạo xuất khẩu của Việt Nam khối lượng có giảm nhưng giá trị xuất lại cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w