Mức tiêu thụ gạo của thế giới:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 25 - 28)

LỢI THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM

2.5.Mức tiêu thụ gạo của thế giới:

Từ năm 1989 – 2001, sản lượng tăng 2%/năm, đạt mức 908 triệu tấn vào năm 2001, trong đó 90% làm lương thực cho người, số còn lại phục vụ cho chăn nuôi và chế biến công nghiệp. Tuy nhiên nhu cầu gạo ở mỗi quốc gia và mỗi vùng là khác nhau.

Châu Mỹ La Tinh, Châu Âu, Bắc Mỹ , Caribê: mức tiêu dùng cho một người trong một năm là tăng, trong khi đó ở vùng Trung cận đông có xu hướng giảm, ở khu vực viễn đông: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Singapore, tuy thu nhập bình quân đầu người có tăng nhưng nhu cầu tiêu dùng gạo giảm do cơ cấu bữa ăn có sự thay đổi.

Châu Phi dự kiến tiêu dùng bình quân đầu người là 16 kg, tăng 2 kg/người so với thời kỳ trước đây. Châu Phi đang ngày càng trở thành một thị trường gạo hấp dẫn. Nhập khẩu gạo Châu Á vào Châu Phi ngày một tăng và tiếp tục tăng hơn nữa. Châu Á là nơi sản xuất lượng gạo nhiều nhất, chiếm 79% trong đó Trung Quốc chiếm 34%, Ấn Độ chiếm gần 20%, Inđônêsia chiếm 8 – 9%.

Nhu cầu nhập khẩu gạo thực chất còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán hạn hẹp của bản thân những nước nghèo ở Trung Đông và Châu Phi, vì đây là những nước nhập khẩu gạo với số lượng lớn. Tính đến cuối năm 1999

có 52 triệu dân ở 35 nước bị thiếu lương thực nghiêm trọng do ảnh hưởng của thiên tai và do các thảm hoạ do con người gây ra.

Năm 2000 nước nhập khẩu gạo lớn nhất vẫn là Inđônêsia- khoảng 2 triệu tấn- mặc dù giảm còn một nửa so với năm trước. Nhập khẩu gạo của Philippin cũng giảm so với mức 1 triệu tấn năm 1999. Bănglađét là nước nhập khẩu gạo lớn. Năm 1998 nước này đã nhập 2,5 triệu tấn sau khi bị lũ lụt nặng nề. Iran là nước 2 năm liên tiếp bị hạn hán đã phải nhập khẩu gạo với khối lượng khá lớn- 1 triệu tấn.

Trong năm 2000, sản lượng tăng mạnh sau cải cách thị trường nội địa đã làm cho Việt Nam trở thành một trong số các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Sang năm 2001, theo số liệu thống kê nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới chỉ đạt 23,3 triệu tấn, thấp hơn chút ít so với năm 2000. Nhập khẩu tăng mạnh ở Trung Đông, Châu Phi và vài nước Châu Á do thời tiết xấu, điều này giúp cho giá gạo xuất khẩu ở các nước Châu Á được lợi. Những nước nhập khẩu lớn năm 2002 là Iran, Ni-giê- ria, Ả-Rập-XêUt, Irắc, Philippin, Nhật Bản. Bảy nước này nhập khẩu tới 6,42 triệu tấn, chiếm 27,5% lượng gạo giao dịch thế giới. Điều khá ngạc nhiên là giá gạo tăng trong khi nguồn cung lại khá dồi dào. Các nhà kinh doanh giải thích rằng giá gạo được nâng đỡ bởi các thương nhân đang tranh giành mua gạo để thanh toán các hợp đồng đã ký trước đó. Năm 2001 Việt Nam trúng thầu hai đợt gạo xuất sang Philippin với tổng sản lượng 400 nghìn tấn, ngoài ra Việt Nam còn tiếp tục thanh toán các hợp đồng xuất gạo sang Châu Phi, Inđônêsia, CuBa. Các hợp đồng này đã nâng mức xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm lên 1,792 triệu tấn, trị giá 280,2 triệu USD, giá bình quân bằng 81% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể nói 2002 là năm nhu cầu gạo của nhiều khu vực nhập khẩu chính. Theo FAO, năm nay Trung Quốc tăng gấp 6 lần lượng gạo nhập khẩu so với năm 2001 do sản xuất nội địa giảm và theo yêu cầu của Tổ Chức Thương

Mại Thế Giới (WTO), khi gia nhập tổ chức này Trung Quốc buộc phải mở rộng cửa nhập khẩu gạo từ năm 2002 và tăng dần hạn ngạch qua mỗi năm để đến năm 2004 mở cửa cho 4 triệu tấn gạo nhập vào đây với thuế suất rất thấp chỉ 1%. Cũng theo cam kết với WTO, Đài Loan sẽ tăng nhập khẩu gạo 31 lần so với năm 2001. Cả khu vực Châu Á tăng lượng nhập 1,2 triệu tấn so với năm trước. Các nước tăng nhập mạnh là: Inđônêsia 600 nghìn tấn, Iran 100 nghìn tấn, Trung Quốc 900 nghìn tấn, Yê-men 100 nghìn tấn, Đài Loan trên 100 nghìn tấn… Trên phạm vi toàn cầu, lượng gạo mậu dịch đạt tới 23,3 triệu tấn, tăng mạnh so với năm 2001 và tăng 700 nghìn tấn so với dự báo trước đây của FAO. Điểm thuận lợi cho các nước xuất khẩu gạo năm 2002 là ngoài Trung Quốc, Đài Loan mở rộng cửa thị trường, mới đây chính phủ Inđônêsia lại tuyên bố không đánh thuế giá trị gia tăng đối với gạo nhập khẩu. Tin này được nhiều hãng thông tấn của Châu Á và Châu Âu cùng đưa vì Inđônêsia là nước tiêu thụ gạo lớn thứ 3 thế giới, hơn nữa mức thuế giá trị đối với gạo đang ở mức khá cao. Trong bối cảnh mậu dịch gạo thế giới có nhiều diễn biến thuận lợi, xuất khẩu và giá gạo Việt Nam mở ra nhiều triển vọng tươi sáng. Hầu như các nước tăng lượng nhập khẩu cũng là những bạn hàng chính đã quen ăn gạo của Việt Nam. Ngay trong tháng 1/2002 Bộ trưởng thương mại IRắc cho biết, theo kế hoặch đổi dầu lấy lương thực, Irắc sẽ nhập 900 nghìn tấn gạo, chủ yếu mua của 4 nước: Thái Lan, Việt Nam, Ai Cập và Pakixtan. Trong đó riêng Việt Nam chiếm tới 500 nghìn tấn.

Hiện nay trên thế giới, gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 15 - 18% thị phần thế giới. Với xu thế phát triển của nền nông nghiệp, Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới. Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh bám đuổi mạnh mẽ giữa các nước thì việc tăng thêm thị phần trong thời kỳ tới là một thách thức lớn đối với Việt Nam.

Chương 3 :

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM (Trang 25 - 28)