0
Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Kết quả hoạt động bảo lãnh xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI (Trang 70 -81 )

Trong thời gian qua, lạm phát trong nước cao cùng với diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt trước tình hình thanh khoản khó khăn, biến động tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường nguyên liệu diễn biến phức tạp,…đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói riêng.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ làm công tác bảo lãnh cùng với sự quan tâm của Ban lãnh đạo, doanh số bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt những kết quả khả quan với các loại hình bảo lãnh ngày càng phong phú và đa dạng.

Để đánh giá kết quả kinh doanh bảo lãnh của ngân hàng, người ta thường quan tâm đến doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh là tất cá giá trị bảo lãnh phát sinh trong một giai đoạn nào đó. Dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh) là số dư còn treo ngoại bảng tính đến cuối kỳ (thường là tính đến ngày 31/12 hàng năm).

Dư nợ bảo lãnh = Phát sinh nợ - Phát sinh có + số dư bảo lãnh tính đến trong năm trong năm cuối kỳ năm trước

Phát sinh nợ trong năm là tất cả giá trị bảo lãnh phát sinh mà ngân hàng đã phát hành bảo lãnh cho khách hàng.

Phát sinh có trong năm là toàn bộ giá trị bảo lãnh mà ngân hàng đã xuất ra để thanh toán cho các khoản bảo lãnh của khách hàng.

Bảo lãnh đã “giải toả” là số tiền mà Ngân hàng đã xuất ra để trả cho các bảo lãnh của khách hàng. Nó bao gồm cả những bảo lãnh đã quá hạn.

2.2.5.1. Bảo lãnh trong nước

Nghiệp vụ bảo lãnh trong nước của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong những năm qua đã dần được mở rộng với nhiều loại hình bảo lãnh phong phú. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy được doanh số phát sinh của các loại bảo lãnh trong nước của chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2008.

Bảng 2.2 Doanh số bảo lãnh phát sinh theo loại hình bảo lãnh trong giai đoạn 2006-2008 3

(Đơn vị: tỷ đồng)

2006 2007 2008

Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ % Phát sinh Tỷ lệ Thanh toán 82.56 27.67 22.71 10.66 52.67 14.13 T.H hợp đồng 101.38 33.98 56.11 26.35 90.98 24.39 Đấu thầu 61.35 20.57 55.84 26.23 40.27 10.80 Bảo lãnh Khác 53.06 17.78 78.27 36.76 189.03 50.68 Tổng 298.35 100.00 212.94 100.00 372.96 100.00 % tăng giảm -26.6% 75.1%

Qua bảng trên ta thấy tổng doanh số phát sinh bảo lãnh của các loại hình

bảo lãnh mặc dù có xu hướng giảm trong năm 2007 nhưng năm 2008 đã tăng mạnh mẽ. Năm 2007 đạt 212.94 tỷ đồng, giảm 26.6% so với năm 2006. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các rào cản thương mại được cắt giảm đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không gặp quá nhiều khó khăn như trước đây nên việc lựa chọn và tin cậy bạn hàng trở nên dễ dàng chấp nhận hơn. Vì vậy, nhu cầu cần ngân hàng bảo lãnh có xu hướng giảm trong năm này. Tháng 12/2007 khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã làm cho hệ thống các NHTM thận trọng hơn trong việc chấp nhận các khoản bảo lãnh. Mặt khác, do sự ra đời của Quy chế số 26 giữa năm 2006 về bảo lãnh ngân hàng nên trong năm 2007 Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tập trung hạch toán, kế toán và giải quyết các khoản bảo lãnh cũ. Đó cũng là nguyên nhân khiến doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh giảm trong năm 2007 so với năm 2006.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006 – 2008

Đến năm 2008, doanh số phát sinh các loại hình bảo lãnh tăng đột biến: tăng 75.1% so với năm 2007, đạt 372.96 tỷ đồng vượt 34.3% so với kế hoạch đặt ra đầu năm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng trong năm 2008

:

khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trường đến an ninh,…đã tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, hoạt động thương mại gặp vô cùng nhiều khó khăn. Trước tình hình này, nhu cầu bảo lãnh xuất nhập khẩu tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội mà ở tất cả các NHTM.

Xét về cơ cấu của các loại hình bảo lãnh phát sinh trong giai đoạn 2006 – 2008 (Biểu đồ 2.2), ta nhận thấy doanh số phát sinh bảo lãnh tăng trong năm phần lớn là loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh đấu thầu mặc dù có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2008.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu phát sinh các loại bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006 - 2008

Doanh số phát sinh các loại bảo lãnh có xu hướng tăng lên chứng tỏ nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ngày càng được khách hàng tin dùng.

Số lượng các loại bảo lãnh trong nước phát sinh có xu hướng tăng cộng với các loại bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và các loại bảo lãnh đã quá hạn từ thời kỳ trước tương đối nhiều đã tạo cho ngân hàng một sức ép lớn trong vấn đề giải toả bảo lãnh. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2008 đã nỗ lực hết mình phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.3: Tình hình giải toả bảo lãnh trong nước trong giai đoạn 2006-2008 3

2006 2007 2008

Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ % Giải toả Tỷ lệ Thanh

toán 115.85 28.76 28.45 12.03 38.62 12.09 T.H hợp

đồng

171.62 42.61 94.6 40.01 62.11 19.44

Đấu thầu 54.84 13.62 53.96 22.82 40.3 12.61

Bảo lãnh Khác

60.47 15.01 59.44 25.14 178.44 55.86

Tổng 402.79 100.00 236.45 100.00 319.47 100.00

Bảo lãnh thanh toán: Trong năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương

Hà Nội đã giải toả được 115.85 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2007 doanh số giải toả chỉ đạt 28.45 tỷ đồng, giảm 75.4% so với 2006). Năm 2008, doanh số giải toả đạt 38.62 tỷ đồng, tăng 35.7% so với năm 2007 nhưng vẫn chỉ bằng 33.3% năm 2006.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: 171.63 tỷ đồng là doanh số mà

Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã giải toả được trong năm 2006. Năm 2007, doanh số này giảm 44.9%, đạt 94.6 tỷ đồng. Năm 2008, doanh số tiếp tục giảm, chỉ đạt 62.11 tỷ đồng, giảm 34.3% so với năm 2007.

Bảo lãnh đầu thầu: doanh số tiếp tục giảm. Năm 2007 doanh số

đạt 53.96%, so với năm 2006 thì chỉ giảm 1.3%. Năm 2008, doanh số chỉ bằng 73.4% năm 2006 đạt 40.3 tỷ đồng, giảm 25.3% so với năm 2007.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 – 2008, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tập trung giải toả phần lớn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng - loại bảo lãnh được áp dụng phổ biến và có thể lường trước được rủi ro.

Doanh số giải toả bảo lãnh của ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2007 và tăng với tỷ lệ không nhiều trong năm 2008 là phù hợp với xu hướng phát sinh bảo lãnh của ngân hàng như đã phân tích ở phần trên.

Một chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó là dư nợ bảo lãnh (hay số dư bảo lãnh). Dư nợ bảo lãnh tính theo các loại hình bảo lãnh của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng tổng kết sau:

Bảng 2.4: Số dư bảo lãnh theo loại hình bảo lãnh tính đến 31/12 các năm 2006, 2007 và 20084 2006 2007 2008 Thanh toán 16.71 10.98 25.11 T.H hợp đồng 64.86 33.34 61.68 Đấu thầu 16.93 18.88 19.02 Bảo lãnh Khác 28.68 49.5 46.86 Tổng 127.18 112.69 152.67 % tăng giảm -13.3 -11.4 35.5

Biểu đồ 2.3: Dư nợ bảo lãnh trong nước giai đoạn 2006- 2008

Nhìn vào bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 ta thấy, tổng dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12 năm 2006 còn 127.18 tỷ đồng, giảm 13.3% so với năm 2005 (145 tỷ đồng) với dư nợ nhiều nhất là bảo lãnh thực hiện hợp đồng (đạt 64.86 tỷ đồng).

Năm 2007, tổng dư nợ bảo lãnh giảm 11.4% so với năm 2006, còn 112.69 tỷ đồng, đạt 82.3% so với kế hoạch đặt ra đầu kỳ do trong năm 2007, số lương các loại bảo lãnh phát sinh có xu hướng giảm so với năm 2006. Dư nợ bảo lãnh giảm chứng tỏ ngân hàng đã tiến hành phân tích đánh giá khách hàng kỹ lưỡng hơn trước khi chấp nhận bảo lãnh.

Năm 2008, tổng dư nợ bảo lãnh đạt 152.67 tỷ đồng, tăng 35.5% so với cùng kỳ năm 2007, đạt 89.8% kế hoạch dư nợ bảo lãnh đặt ra đầu kỳ. Sở dĩ như vậy là do trong năm 2008 phát sinh thêm nhiều bảo lãnh, đồng thời do có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính nên chậm thanh toán cho ngân hàng làm cho các khoản bảo lãnh quá hạn gia tăng. Mà dư nợ bảo lãnh thì gồm tất cả các khoản bảo lãnh quá hạn, các khoản bảo lãnh chưa đến hạn giải toả và số dư kỳ

trước. Cho nên, dư nợ bảo lãnh tính đến 31/12/2008 tăng so với cuối kỳ năm 2007. Dư nợ bảo lãnh ngoài sự thể hiện hiệu quả hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tăng lên còn đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa nhằm giải toả các loại bảo lãnh đã quá hạn.

2.2.5.2. Bảo lãnh nước ngoài

Hình thức bảo lãnh nước ngoài chủ yếu được thực hiện tại Ngân hàng

Ngoại thương Hà Nội là hình thức phát hành L/C trả chậm. Ngoài ra còn có một số hình thức bảo lãnh nước ngoài khác như ký xác nhận hối phiếu, lệnh phiếu,… Bảng tổng kết sau sẽ khái quát cho chúng ta về tình hình bảo lãnh nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2008.

Bảng 2.5: Tình hình bảo lãnh nước ngoài tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong giai đoạn 2006 – 2008 5

(Đơn vị: 1000USD)

N¨m

2006 N¨m 2007 N¨m 2008

ChØ tiªu PS nî PS cã PS nî PS cã

SD

31/12 31/12SD n¨mBQ trong n¨m Trong n¨m 31/12SD n¨mBQ Trong n¨m Trong n¨m

I. B¶o l·nh ng¾n h¹n 3,994 6,686 1,817 26,141 23,449 9,041 2,030 30,800 28,245 1, L/C tr¶ chËm 3,854 5,821 1,504 25,194 23,227 7,821 1,655 30,000 28,000 2, B¶o l·nh kh¸c 140 865 313 947 222 1,220 375 800 245 II B¶o l·nh trung dµi h¹n 22 928 323 906 - 956 905 50 22 1, L/C tr¶ chËm - - - - - - - - - 2, B¶o l·nh kh¸c 22 928 323 906 - 956 905 50 22 Tæng céng 4,016 7,614 2,140 27,047 23,449 9,997 2,935 30,850 28,267 % tăng gim -11.7% -9.1% 14% 20.55%

Theo bảng số liệu, ta thấy Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thực hiện chủ

yếu là loại bảo lãnh trong ngắn hạn, bảo lãnh trung và dài hạn chỉ đạt doanh số

nhỏ và hình thức bảo lãnh chủ yếu là phát hành L/C trả chậm trong ngắn hạn. Nguyên nhân là do bảo lãnh trung và dài hạn thường gặp rủi ro cao hơn là bảo lãnh trong ngắn hạn, nên Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội rất hạn chế phát hành bảo lãnh cho loại bảo lãnh này. Đó cũng là nguyên nhân khiến hình thức phát hành L/C trả chậm trong dài hạn không được Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội triển khai.

Năm 2008, việc phát hành và giải toả bảo lãnh trong ngắn hạn đều có xu hướng tăng so với năm 2007. Doanh số phát sinh bảo lãnh đạt 30.800 ngàn USD tăng 17.8%, doanh số giải toả bảo lãnh đạt 28.245 ngàn USD tăng 20.4% so với năm 2007. Có sự gia tăng này là do hình thức bảo lãnh bằng cách phát hành L/C trả chậm ngày càng chiếm được sự tin dùng của các khách hàng tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian tới, rất có thể hình thức bảo lãnh này sẽ thay thế cho phương thức tín dụng chứng từ mà các ngân hàng đang áp dụng.

Vì bảo lãnh trung và dài hạn có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nên doanh số phát sinh và giải toả loại bảo lãnh này trong năm 2008 hầu như không đáng kể. Phát sinh bảo lãnh chỉ đạt 50 ngàn USD (so với 906 ngàn USD năm 2007).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI (Trang 70 -81 )

×