Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 50 - 53)

Trước yêu cầu phải tăng cường huy động vốn của NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, với các chính sách đã thỏa thuận lãi suất linh hoạt với diễn biến thị trường, lượng huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trong

3 năm qua vẫn đạt kết quả khá tốt, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn.

Phát huy truyền thống, thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các hình thức huy động vốn hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa các sản phẩm mới về huy động vốn vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tiếp tục tăng cao.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2008

( Đơn vị: tỷ VND)

Năm 2005 2006 2007 2008

Nguồn vốn 8.260 10.830 7.088 7.553

Tốc độ tăng 28.8% 31% 5% 7%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005, 2006, 2007, 2008.

Theo báo cáo tổng kết hoạt động, công tác huy động vốn của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội năm 2005 đạt 8.260 tỷ đồng, tăng 28.8% so với năm 2004, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống NHNT đạt 15.8%. Năm 2006, nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng 31% so với năm 2005, đạt 10.830 tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cả năm 2006. Năm 2007, chi nhánh đã huy động được 7.088 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2006. Năm 2008, nguồn vốn huy động được là 7.553 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2007. (Chú thích: Do tỷ giá khác nhau nên mặc dù nguồn vốn huy động

được năm 2007 và 2008 giảm so với 2006 nhưng tính theo tỷ giá hiện tại thì nguồn vốn huy động được trong 2 năm này vẫn cao hơn so với năm 2006).

Cụ thể:

* Phân loại theo tiền:

- Huy động VND: Năm 2006 đạt 5.584 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2005, chiếm 51.6% tổng vốn huy động; đạt 3.433 tỷ đồng năm 2007, chiếm 54.7% tổng nguồn vốn huy động; và đạt 3.919 tỷ đồng năm 2008, chiếm 54.6% tổng nguồn vốn huy động.

- Huy động ngoại tệ: đạt 5.246 tỷ quy đồng năm 2006, tăng 23% so với năm 2005, chiếm 48.4% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2007, huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ quy đồng, chiếm 45.3% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2008, nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 3.256 tỷ quy đồng, chiếm 45.4% tổng nguồn vốn huy động.

Tính đến hết năm 2006, huy động USD và VND có tỷ trọng dao động từ 49%  51% trên tổng nguồn vốn trong những năm trước đó. Thị phần huy động VND, USD và quy VND của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội trên địa bàn Hà Nội năm 2007 tương ứng là 1.41%, 2.92%, 1.84% và năm 2008 tương ứng là 1.13%, 2.28%, 1.48%.

Nhìn chung, trong 3 năm qua huy động vốn giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theo hướng huy động vốn ngoại tệ giảm dần (ngược lại so với những năm trước đây). Đây cũng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Nguyên nhân của sự chuyển dịch này trước hết là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007 từ 5.25% xuống còn 4.75% và 4.25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm

theo. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã làm cho đồng USD liên tục mất giá trên thị trường Việt Nam khiến các nhà đầu tư Việt Nam e ngại nắm giữ ngoại tệ này. Mặt khác, do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều ngân hàng thương mại cổ phần mới cũng là một nguyên nhân gây ra sự chuyển dịch đó.

* Phân loại theo đối tượng huy động

- Huy động từ dân cư : Năm 2006 đạt 7.257 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2005, chiếm 75% tổng nguồn vốn huy động; đạt 4.136 tỷ đồng năm 2007, chiếm 66% nguồn vốn huy động.

- Huy động từ các tổ chức kinh tế: Năm 2006 đạt 2.415 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2005, chiếm 25% tổng nguồn vốn huy động (những năm trước đó đạt tỷ trọng 19%23%); Năm 2007 đạt 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổng nguồn vốn huy động.

Tính toàn năm 2008, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 7.175 tỷ đồng, tăng 14.4% so với năm 2007.

Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức:

• Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ;

• Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân;

• Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ;

• Các loại kỳ phiếu, trái phiếu;

• Tiền gửi thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w