1.1 Ngành điện lực Việt Nam:
Ngành điện lực Việt Nam năng động trong việc đổi mới từ khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường là sản xuất kinh doanh tự trang trải, tự vay, tự trả và thực hiện chính sách giá điện mới với sự quản lý của nhà nước, đáp ứng cầu phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân. Trong vài năm tới sẽ đầu tư dồn dập cho phát triển nguồn và lưới điện.
Về cơ cấu phát triển ngành điện đẩy mạnh xây dựng các công trình nguồn điện theo kế hoạch tiến độ đã đề ra bao gồm các dự án vay vốn ODA và các dự án BOT.
Mục tiêu của Tổng công ty điện lực Việt Nam đến năm 2010 là ưu tiên khai thác nguồn thuỷ điện tập trung chủ yếu vào các công trình có hiệu quả cao như Sông Đà, Sông Hinh, Sông Yaly…nhằm phát triển điện và thuỷ lợi, phát triển nguồn điện phù hợp với trữ năng khai thác, xây dựng các công trình nhà máy như Thuỷ điện Sơn La với công suất 3600MW, xây dựng một khối lượng các trạm và đường dây đồng bộ với sự phát triển của nguồn điện.Phát triển lưới phân phối đồng bộ với nguồn điện nhằm thực hiện tiến trình điện khí hoá toàn quốc, chuẩn bị tiền đề cho phát triển điện nguyên tử. Thực hiện chính sách trợ giá điện cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Nâng cao trình độ cán bộ CNV trong toàn bộ ngành điện, gọn nhẹ bộ máy quản lý, phân cấp rõ ràng đến từng đơn vi. Cân bằng giá điện cho phù hợp với yêu cầu của nhân dân, đảm bảo đủ công suất và cung cấp điện vận hành an toàn 24/24h.
1.2 Công ty Truyền tải điện I:
Nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện, chủ yếu quản lý kĩ thuật và quản lý thiết bị.
Thực hiện tốt đại tu, thí nghiệm định kì thiết bị để khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trong quá trình vận hành.
Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị đưa vào lưới điện, dần dần chuyển hoá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nâng cao độ tin cậy của hệ thống rơle bảo vệ và điều khiển toàn bộ lưới truyền tải
Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, công nhân vận hành để đáp ứng yêu cầu quản lý lưới điện ngày càng phức tạp và mức độ hiện đại hoá thiết bị ngày càng cao.