Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I (Trang 30 - 32)

- Yêu cầu của nền kinh tế đối với ngành điện rất cao và ngày một tăng nhanh. Điện là một ngành đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng nguồn vốn của nhà nước cũng như của ngành điện còn hạn hẹp, vì vậy công ty gặp khó khăn trong vấn đề thiếu vốn do đó hoạt động của công ty bị ảnh hưởng và ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Công tác khảo sát, lập kế hoạch đôi khi chưa sát với thực tế, vì vậy tính khả thi trong quá trình thực hiện còn chưa cao. Việc đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch tuy đã sâu sát nhưng cần có biện pháp cụ thể để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn .

- Công tác quản lý kỹ thuật và an toàn bảo hộ lao động: Công tác quản lý kỹ thuật từ đơn vị đến Công ty cần phải được nâng lên một bước theo hướng tinh giảm sổ sách nhưng đảm bảo tính chính xác và khả năng liên kết khai thác dữ liệu trong công tác vận hành, sửa chữa, thống kế được tốt. Tránh tình trạng nhảy không chọn lọc của các thiết bị đóng cắt do sự làm việc không đúng của các rơ le bảo vệ của các trạm biến áp. Công tác quản lý đo đếm phải được thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời khi có khiếm khuyết thiết bị.

Một số đường dây có sự cố thoáng qua, sự cố vĩnh cửu mà nguyên nhân một phần do chủ quan như: do tiếp địa, hành lang lưới điện. Công tác giám sát xây dựng các ĐZ mới chất lượng chưa cao đặc biệt là phần ngầm.

Công tác An toàn bảo hộ lao động: Chưa hoàn thiện xong triển thủ tục đăng ký chủ nguồn thải và vận chuyển nguồn thải của Công ty. Việc triển khai thủ tục mua bảo hiểm cháy nổ các thiết bị của Trạm biến áp chưa hoàn thành..

-Công tác ĐĐ-VT-CNTT: Các phần mềm sử dụng trong toàn Công ty hầu hết không có bản quyền, chưa tận dụng được hệ thống đường truyền qua mạng cáp quang sẵn có. Trình độ ứng dụng về CNTT chưa đồng đều trong các đơn vị. Một số công trình viễn thông tiếp nhận QLVH hoặc đang lâm quản từ Ban AMB, AMT còn

-Công tác ĐTXD: Một số công trình tiến độ triển khai còn chậm do quá trình khảo sát lập dự án chưa được kỹ, trong quá trình thực hiện tuy đã có nỗ lực nhiều nhưng việc kiểm tra giám sát tại hiện trường đôi khi chưa sâu sát nên cũng chưa kịp thời xử lý tại hiện trường các vấn đề nảy sịnh.

- Công tác đấu thầu: Việc thực hiện một số gói thầu bị chậm tiến độ ngoài nguyên nhân khách quan như giá cả biến động, chất lượng thiết kế... nhưng một phần do chủ quan như: Hồ sơ mời thầu chất lượng chưa tốt, đánh giá thầu một số hồ sơ chưa chặt chẽ,việc xử lý tình huống trong đấu thầu đôi khi chưa kịp thời và hợp lý.

-Công tác Kinh tế dự toán: Chưa kịp thời cập nhật và tham khảo giá thị trường thường xuyên để lập các đơn giá dự toán đầy đủ , thống nhất và phù hợp. Việc quyết toán một số công trình ĐTXD còn chậm..

-Công tác Vật tư: Do nhiều công trình mới đưa vào vận hành nên nhiều VTTB dự phòng hiện nay không đủ chủng loại và cơ số dự phòng. Cần thiết phải điều chỉnh bổ sung định mức VTTB dự phòng mới

-Công tác quản lý tài chính: Một số hồ sơ quyết toán của một số đơn vị chất lượng chưa tốt, thời gian hoàn thành quyết toán bị kéo dài. Trình độ cán bộ kế toán tại các đơn vị chưa đồng đều.

- Mô hình Công ty đã thay đổi một số Phòng chức năng trong Công ty vào dịp cuối năm nhưng qui định trong ISO chưa kịp thay đổi, dự kiến sang năm2009 sẽ có điều chỉnh cho phù hợp

-Công tác đào tạo-Lao động tiền lương:Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty chưa được cải thiện rõ rệt nhất là trong tình hình mới của xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới. Việc lập kế hoạch để tổ chức các lớp bồi huấn nghiệp vụ trong năm tới cần phải được đảy mạnh hơn đặc biệt là quản lý kinh tế và ngoại ngữ. Việc phân phối tiền lương cho người lao động trong năm gần đây có xu hướng mang tính chất bình quân, chưa thực sự là đòn bẩy để thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN I (Trang 30 - 32)