5. Tình hình đầu tư và quản lý đầu tư trong những năm qua:
5.2. Về bố trí kế hoạch đầu tư :
Công ty Truyền tải điện I là công ty hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty điện lực Việt Nam ( EVN ). Hàng năm các đơn vị đã phải có các dự kiến kế hoạch phát triển của đơn vị do mình quản lý. Hàng năm phòng kế hoạch sẽ ra văn bản yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch đầu tư xây dựng của đơn vị mình gửi công ty để có cơ sở lập báo cáo kế hoạch đề nghị Tổng công ty giao kế hoạch đầu tư cho năm sau. Kế hoạch đầu tư xây dựng của các đơn vị bao gồm:
+Kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án có lắp đặt
+ Kế hoạch mua sắm trang thiết bị không cần lắp đặt sử dụng vốn khấu hao của Tổng công ty và của công ty.
+ Kế hoạch mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo hình thức dự án sử dụng vốn đầu tư xây dựng.
Các đơn vị lập kế hoạch và trình công ty duyệt để đưa vào kế hoạch đề nghị. Phòng kế hoạch kết hợp với các phòng quản lý xây dựng, phòng kĩ thuật trạm, phòng kĩ thuật đường dây, phòng kinh tế dự toán và một số phòng liên quan khác tuỳ theo từng lĩnh vực. Công ty sẽ xem xét trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản đề nghị của các đơn vị, sau đó gửi lên Tổng công ty. Tổng công ty sẽ cân đối nguồn vốn và ra văn bản giao kế hoạch đầu tư xây dựng năm cho tất cả các công ty trong nghành. Thời gian hoàn thành theo kế hoạch của công ty. Sau khi nhân được văn bản gửi từ Tổng công ty xuống công ty sẽ triển khai thực hiện. Vào ngày 13 hàng tháng, các phòng liên quan thông báo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng:
+: Phòng Quản lý xây dựng: Báo cáo tiến độ thực hiện các công trình, giá trị ước tính thực hiện trong tháng, giá trị thực hiện cộng dồn từ đầu năm và giá trị đã nghiệm thu.
+: Phòng Quản lý đấu thầu: Báo cáo tình hình thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý tiến độ thực hiện các gói thầu thuộc các công trình trong kế hoạch
+: Phòng Kinh tế dự toán: Báo cáo giá trị quyết toán giá trị đã lên phiếu giá các công trình.
+: Phòng Tài chính kế toán: Báo cáo tình hình thực hiện cấp vốn, giá trị vốn đã thanh toán, giá trị đã giải ngân.
Vào ngày 15 hàng tháng phòng kế hoạch phải có tổng hợp báo cáo Tổng công ty tiến độ thực hiện khối lượng kế hoạch đầu tư xây dựng.
5.3.Về huy động vốn:
Nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu phụ thộc vào Tổng công ty vì kế hoạch đầu tư được Tổng công ty duyệt và phân bổ vốn. Nguồn vốn của công ty bao gồm:
+: Nguồn vốn chủ sở hữu: Của Tổng công ty, của công ty, của đơn vị trực thuộc
Yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch đầu tư xâu dựng
Đơn vị lập và trình công ty duyệt để đưa vào kế hoạch đề nghị
Công ty xem xét
Gửi TCT văn bản đề nghị giao kế hoạch đầu tư xây dựng đầu tư cho năm
TCT duyệt
Triển khai tổ chức thực hiện
Báo cáo thực hiện
Lưu trữ hồ sơ
+: Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh được để lại +: Nguồn vốn khấu hao: của Tổng công ty, của công ty
+: Nguồn vốn vay: Tổng công ty vay cấp cho các đơn vị, công ty vay, đơn vị vay
+: Nguồn vốn khác.
Chúng ta có thể xem qua một số ví dụ về tình hình nguồn vốn đầu tư của công ty giai đoạn 2003 – 2006:
Bảng 4: Nguồn vốn chủ sở hữu:
Đơn vị: VND
Nguồn vốn chủ sở hữu 2003 2004 2005
1.NV kinh doanh 821.549.342.429 662.533.362.951 454.108.582.239 2.Quỹ đầu tư phát triển 136.640.549.466 22.881.817.042 58.642.235.541 3.Quỹ dự phòng tài chính 224.194.966 221.937.775 229.846.219 4.Quỹ khen thưởng và
phúc lợi
6.046.115.532 872.540.592 10.406.279.156
Nguồn vốn chủ yếu của công ty vẫn là do Tổng công ty cấp xuống. Nguồn vốn khấu hao và đi vay trên thực tế vẫn là thuộc nguồn vốn của Tổng công ty bởi vì tất cả các nguồn vốn của công ty đều được Tổng công ty xem xét, phê duyệt rồi mới ra quyết định có cấp xuống hay cho phép công ty đi vay hay không. Trường hợp công ty tự đứng ra vay vốn là rất ít mà thường là do Tổng công ty đứng ra vay rồi cấp xuống cho công ty. Công ty có nhiệm vụ tổ chức,huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đồng thời quản lý và sử dụng vốn sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất, trên cơ sở chấp hành chính sách về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, thường xuyên phân tích và cung cấp những thông tin để nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao hiệu quả của đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch đề ra của Tổng công ty.
5.4.Tổ chức và quản lý nguồn vốn chuẩn bị sản xuất:
Hàng năm công ty nhận quyết định của Tổng công ty, phòng kế hoạch sẽ tổng hợp tài liệu, lập khối lượng và tổng dự toán. Phòng kế hoạch là đầu mối chủ trì triển khai công tác chuẩn bị sản xuất đồng thời sẽ phối hợp với các phòng chức năng khác. Sau khi Tổng công ty duyệt phòng kế hoạch sẽ chủ trì thương thảo hợp đồng, lập dự thảo hợp đồng với ban quản lý dự án A. Nếu được chấp nhận sẽ trình giám đốc kí kết hợp đồng. Khi hợp đồng được kí kết phòng kế hoạch ra quyết định giao nhiệm vụ trình giám đốc kí và gửi kèm theo hợp đồng cùng các tài liệu khác cho các phòng ban và các đơn vị trong công ty thực hiện.
- Đối với các công trình công ty tự thực hiện thi công, triển khai thực hiện như cách quản lý các hợp đồng trong trường hợp làm B (TT720 – 01/KH )
- Đối với các công trình phải thuê ngoài hoặc mua sắm hàng hoá, triển khai thực hiện như cách quản lý các hợp đồng trong trường hợp làm A ( TT751 – 02/ KH )
Phòng chuẩn bị đầu tư sẽ theo dõi hợp đồng và có nhiệm vụ báo cáo cho lãnh đạo công ty về tình hình thực hiện hợp đồng và kết quả thu được.
Về việc lập hồ sơ quyết toán: Các đơn vị thi công lập hồ sơ hoàn công, quyết toán theo các mẫu đã quy định và chuyển phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ hoàn công, quyết toán. Sau đó phòng kế hoạch sẽ trình giám đốc công ty duyệt hồ sơ quyết toán và chuyển hồ sơ quyết toán sang phòng tài chính kế toán. Và khi hợp đồng đã hết thời hạn thực hiện hơặc hợp đồng bị huỷ bỏ, đình chỉ hay không tiếp tục được thực hiện… thì sẽ thanh lý hợp đồng.
Quyết định giao nhiệm vụ của Tổng công ty
Tổng hợp tài liệu , lập khối lượng và dự toán
Trình duyệt Tổng công ty và ban A
Thủ tục quản lý hợp
đồng làm B Thủ tục quản lý hợp đồng làm A
Theo dõi hợp đồng
Nghiệm thu
Lập hồ sơ quyết toán
Kiểm tra, thẩm định
Duyệt
Thanh toán
5.5.Công tác chuẩn bị đầu tư :
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và khả năng thành công của dự án. Công tác chuẩn bị đầu tư thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các công việc ở giai đoạn sau được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tại công ty Truyền tải điện I công tác chuẩn bị đầu tư sẽ do phòng Chuẩn bị đầu tư chủ trì và kết hợp với các phòng có liên quan thực hiện. Các dự án đầu tư đề cập trong thủ tục dưới đây được hiểu là những dự án do Công ty Truyền tải điện I là người quyết định đầu tư, trực tiếp quản lý điều hành; những dự án do Công ty TTĐ I được giao quản lý dự án theo hợp đồng hoặc những dự án do Tổng công ty điện lực Việt Nam giao là quản lý điều hành trong kế hoạch đầu tư xây dựng không phụ thuộc vào nguồn vốn, có liên quan đến việc bỏ vốn đầu tư để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo hệ thống lưới điện, cơ sở hạ tầng nhằm đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng hệ thống lưới điện. Công tác chuẩn bị đầu tư ở công ty chỉ dừng lại ở việc lập dự án và một phần của giai đoạn của thực hiện đầu tư, việc phân cấp công việc là do quy định của công ty. Thủ tục bao gồm:
- Trên cơ sở kế hoạch đầu tư xây dựng được giao hoặc báo cáo đầu tư được duyệt các Truyền tải điện sẽ lập các thủ tục xin thuê, xin cấp đất, phòng CBĐT sẽ hướng dẫn hỡ trợ các thủ tục cần thiết.
- Khi được cấp đất hoặc thông báo cho phép khảo sát lập dự án, phòng CBĐT lập kế hoạch đấu thầu tư vấn khảo sát và lập dự án rồi chuyến cho phòng QLĐT lập các thủ tục để mời tư vấn tham dự đấu thầu. Phòng QLĐT sẽ tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn Tư vấn lập DAĐT xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và khảo sát thiết kế.
- Phòng kế hoạch ký hợp đồng Tư vấn lập dự án đầu tư và khảo sát thiết kế - Phòng CBĐT giám sát quá trình thực hiện hợp đồng và nghiệm thu các sản phẩm tư vấn; Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư; Phê duyệt các dự án đầu tư với sự đóng góp ý kiến của các phòng KH, QLĐT, TCKT, KTDT và các phòng có lịên quan tuỳ theo dự án.
- Các Truyền tải điện lập các thủ tục xin giao, thuê đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và xin giấy phép xây dựng, các văn bản liên quan gửi tới phòng CBĐT. Phòng CBĐT tổ chức lập, thẩm định thiết kế kĩ thuật và chủ trì cùng KTDT trình phê duyệt tổng dự toán theo phân cấp, chuyển kết quả phê duyệt cho các phòng liên quan.
- Phòng CBĐT lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu theo phân cấp
* Phòng QLĐT lập và trình duyệt HSMT mua sắm VTTB theo phân cấp và tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn Nhà thầu thương thảo hợp đồng cung cấp VTTB theo thủ tục TT740-01/QLĐT
- Phòng kế hoạch trình duyệt và trình kí các hợp đồng mua sắm VTTB theo phân cấp, chuyển hợp đồng đã kí cho các phòng QLĐT, CBĐT, QLXD, VT, TCKT để thực hiện các bước tiếp theo
- Phòng CBĐT tiếp nhận các tài liệu kỹ thuật về VTTB, kiểm tra và giao cho TVTK để lập bản vẽ thi công.
- Phòng Vật tư theo dõi thực hiện hợp đồng, tiếp nhận, nghiệm thu và bàn giao VTTB và giải quyết các tình huống phát sinh về vật tư.
* Về lập thiết kế thi công và dự toán xây dựng công trình: + Phòng CBĐT chủ trì công tác lập thiết kế bản vẽ thi công
+ Phòng KTDT chủ trì công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán XD công trình
+Phòng CBĐT tổ chức thẩm định và trình duyệt BVTC cùng các phòng KH, QLXD và các đơn vị khác có liên quan như Kỹ thuật trạm, kỹ thuật đường dây…
* Về tổ chức lập, thẩm định và trình duyệt dự toán các gói thầu:
+ Phòng KTDT chủ trì lập, thẩm định và trình duyệt dự toán gói thầu và gửi kết quả cho các phòng KH, CBĐT, QLXD,QLĐT, TCKT…
* Về tổ chức lập và trình duyệt HSMT, đấu thầu thương thảo hợp đồng xây lắp: + P. QLĐT là đầu mối làm việc với tư vấn thiết kế và các phòng khác có liên quan cả về phần kỹ thuật và thương mại của HSMT.
+ P. QLĐT trình duyệt theo phân cấp, chuyển quyết định và HSMT đến các phòng : CBĐT, KH, TCKT, KTDT, QLXD và các phòng liên quan khác.
+ P.QLĐT tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu, thương thảo hợp đồng xây lắp thưo thủ tục TT740-01/QLĐT.
Phòng Kế Hoạch trình duyệt và trình kí hợp đồng xây lắp theo phân cấp, chuyển hợp đồng đã kí cho các phòng QLĐT, CBĐT, QLXD, VT, TCKT để thực hiện các bước tiếp theo.