III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦADOANH
1- Đặc đIểm mặt hàng kinh doanh:
Mặt hàng kinh doanh của trung tâm khá phong phú bao gồm :-các loạI đường :đường thô , đường uyện ,đường trắng ..-Các sản phẩm sau đường :
+Các sản phẩm bánh kẹo
+thực phẩm ,thức ăn gia súc ,men thực phẩm ,ván dăm.
+Máy móc thiết bị ,vât tư , hương liệu ..
+Sản phẩm mật rỉ .
+Phân vi sinh .
Tuy nhiên do phạm vi hoạt động của trung tâm còn hẹp cho nên doanh thu từ
các hàng hoá kinh doanh còn nhỏ ,phần lớn doanh thu tập trung vào một số hàng
hoá như đường ,mật rỉ ,và từ một số máy móc ,nguyên liệu nhập khẩu...
2-Thị trường kinh doanh của trung tâm :
-Thị trường đầu vào: Thực hiện nhiệm vụ được giao đó là tổ chức hỗ trợ các đơn vị thành viên tiêu thụ sản phẩm vì vậy người cung ứng lớn nhất của trung tâm đó là :
+ Nhà máy đường lam sơn +Nhà máy đường việt trì
+Nhà máy đường sơn dương +Nhà máy đường hoà bình
+Nhà máy đường nông cống +Nhà máy đường linh cảm +Nhà máy đường sơn la
+Nhà máy đường tuyên quang
-Thị trường đầu ra: Thị trường kinh doanh của trung tâm còn hẹp phần lớn
chỉ tập trung ở cá nhà máy sản xuất như bánh kẹo hảI châu ,một số nhà máy chế
biến thực phẩm ...
-Hiện nay nghành mía đường đang khủng khoảng trong việc tìm lối ra cho
xuất khẩu tuy nhiên năm 2000 trung tâm đã đặt mục tiêu xuất khẩu đường kính trị
giá 135000USD và xuất khẩu mật rỉ 307000USD đã có rất nhiều cố gắng trong
việc tìm thị trường nhưng do giá đường trong nước quá cao cho nên trung tâm vẫn chưa thực hiện được mục tiêu xuất khẩu đường nhưng đã xuất khẩu được 155000
-Thị trường nhập khẩu :Thị trường nhập khẩu của trung tâm phần lớn tập
trung vào thị trường trung quốc ,nga ,HàN QUốC ...
3-Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trung tâm :
1)-Các nhân tố chủ quan :
Tình hình kinh tế chính trị có nhiều diễn biến trên thi trường thế giới ,ở
Việt Nam nói chung và nghành mía đường nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động của trung tâm .
+yếu tố kinh tế : Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh trong năm 1998,năm
1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế châu á tốc độ tăng trưởng kinh
Năm
Tốc độ tăng trưởng
Thu nhập bình quân đầu người 1996 9.3 2720.4 1997 8.2 2932.7 1998 5.8 1999 6.7 2000 7.5
Thu nhập tăng nhu cầu tiêu dùng tăng đó là điều tất yếu và không loại trừ
nghành mía đường ,xét trên xu hướng tiêu dùng của dân cư thì nhu cầu về tiêu
dùng đường có thay đổi cả về số lượng và chất lượng ,nhu cầu về đường trắng tăng trong khinh cầu về đường thô giảm .
Tiềm năng mía đường của Việt nam lớn hiện có 44 nhà máy sản xuất đường
với công suất là 78200 TMN ,đã hoàn thành mục tiêu 1 triệu tấn đường năm 2000
của chính phủ ,giá thành sản xuất của nghành đường vụ 1999-2000đã giảm 20 %
so với vụ 1998 ,1999 đó là kết quả của hoạt động tăng cường đầu tư máy móc thiết
bị ,công tác quản lí nên tiết kệm được lựơng tiêu hao nguyên vật liệu và lao động
giảm chi phí quản lí .
Cơ cấu sản phẩm thay đổi tỉ lệ đường trắng là 474000 tấn chiếm 46.7 %,đường luyện 290000 tấn chiếm 28.6 % và đường thủ công 250000 tấn chiếm
24.7 % .
Chất lượng sản phẩm được nâng cao đáp ứng được nhu cầu cho tiêu dùng,cho sản xuất công nghiệp ,chế biến thực phẩm ,đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế vì vậy đủ khả năng cạnh tranh với thi trường đường trên thế giới .
+Quan hệ kinh tế :
Vói xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá ,kinh tế Việt Nam hội nhập với nền
kinh tế thế giới ,thông qua việc gia nhập khốI ASEAN và AFTA ,WTO điều này
mang đến những thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của trung tâm nhưng cũng
không ít những khó khăn ,thách thức .
+Yếu tố chính trị :
Thấy được tiềm lực của nghành mía đường Việt Nam ,chương trình mía đường đã được đưa vào vào nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII với mục tiêu
đạt 1 triệu tấn đương năm 2000 đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và thay thế nhập
khẩu vì vậy nhà nước đã thường xuyên đặt ra các chính sách thích hợp để hỗ trợ
giải quyết các vấn đề khó khăn cho nghành .
+Ngân sách nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi đối với chương trình trồng
mía ,những hộ trồng mía ngân hàng cho 1 hộ vay đến 10 triệu đồng mà không phải thế chấp ,các địa phương và nhà máy sản xuất đương thì có chính sách trợ giá
,miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp ,để giải quyết các khó khăn cho các cơ
sở chế biến thủ tướng chính phủ có các quyết định 144/1999/QĐ -TTg và chỉ thị
27/1999/CT-TTgngày 29 tháng 9 năm 1999 quyết định sôa 65/2000/QĐ -TTg và
công văn 562/CP–NN ngày 7 tháng 6 năm 2000 cho giảm lãi suất ,tăng thời hạn
cho vay ,bù chênh lệch tỉ giá, cho vay ưu đãi trả nợ, giảm thuế năm 1999, 2000
cấp vốn cho các nhà máy dự trữ
+Riêng vụ 1999-2000 ngân hàng đã cho vay trồng mía nguyên liệu là 568 tỉ đồng cho các nhà máy vay 395 tỉ vốn lưu động .
+Để bảo trợ cho nghành đường trong nước nhà nước đang áp dụng mức thuế
nhập khẩu đường là 35 % tuy nhiên việc kiểm soát hàng nhập khẩu còn kém cho nên hàng nhập lậu đang cạnh tranh quyết liệt với hàng sản xuất trong nước .
-Yếu tố xã hội :
Do đường là nguyên liệu đầu vào của rất nhiều nghành sản xuất công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm y tế ,công nghiệp chế biến bánh
kẹo, rượu cồn, bánh kẹo, nước giải khát, chất dẻo, cao su ,cho nên sản xuất đường ảnh hưởng rất lớn đến ngành này đồng thời các nghành công nghiệp cũng tác động ngưọc trở lại đối với sản xuất kinh doanh mía đường,nó là cơ soqử cho nghành
mía đường mở rộng sản xuất .
+Mặc dù là sản phẩm đường là sản phẩm thiết yếu nhưng các sản phẩm sau đường lại mang tính của hàng hoá xa xỉ ,nó phụ thuộc vào thu nhập của người
tiêu dùng ,phụ thuộc vào tính mùa vụ như ngày lễ tết .
+Yếu tố công nghệ :
công nghiệp phát triển nó ảnh hưởng đến mọi luĩnh vực của đời sống xã hội,trong công nghiệp làm tăng năng suất lao động ,giảm hao hụt ,tận dụng được
phụ phẩm ..giúp hạ giá thành sản phẩm .
-Người cung cấp :
+Hoạt động kinh doanh của trung tâm nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao
trợ giúp các đơn vị thành viên tiêu thụ sản phẩm vì vậy phần lớn người cung cấp là
11 đơn vị thành viên của tổng công ty tuy nhiên để đáp ứng hoạt động kinh doanh
của mình trung tâm còn mở rộng quan hệ với các đơn vị khác ngoài hệ thống như
các công ty liên doanh ,các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ...
-Đối thủ cạnh tranh : Đối thủ cạnh tranh của trung tâm đó là các doanh nghiệp kinh doanh đường mía như các nhà máy thuộc tổng công ty mía đường II
,các công ty liên doanh , hàng nhập lậu ...
2)- Các yếu tố chủ quan :
Tiềm lực của trung tâm :Là một doanh nghiệp mới thành lập trung tâm còn khá nhiều khó khăn đặc biệt là nguồn vốn cho kinh doanh ,cơ sở vật chất còn nghèo nàn ,tuy nhiên trung tâm có một dội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ
kinh nghiệm ,100% là tốt nghiệp đại học các trường thuộc khối nghành kinh tế ,có năng lực nhiệt tình trong công việc .
Từ môi trường kinh doanh như vậy có thể thấy được những cơ hội và thách thức đối với trung tâm :
-nhu cầu tiêu dùng đường ngày càng cao ,cả tiêu dùng trong sản xuất và trong
đời sống xã hội .
-Sự quan tâm giúp đỡ ,trợ giúp của chính phủ đối với nghành đường mía tạo
thuận lợi đó là cản trở được cạnh tranh của hàng nhập khẩu ,trung tâm có cơ hội
vay vốn từ ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp ,thời hạn dài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm.
-Nghành nía đường ngày càng phát triển với quy mô lớn ,chất lượng được
nâng cao ,sản phẩm sau đường đa dạng và phong phú ,dễ dàng trong công tác tạo
nguồn và mua hàng của trung tâm đáp ứng đúng ,đủ ,nhu cầu của khách .
*Thách thức :
- Với sự chênh lệch quá lớn giữa giá đường trong nước và thế giới thì sự có
mặt của đường nhập lậu là sức ép đối với nghành mía đường và ảnh hưởng đến
trung tâm trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình .
Hoạt động của trung tâm chịu ảnh hưởng của thu nhập ,người cung ứng ,tính
thời vụ trong sản xuất .
-Nguồn vốn kinh doanh hạn chế phải vay ngân hàng ,hàng tháng trả lãi lớn .