Quản lý ở Công ty xăng dầu Lào phải phù hợp với xu hướng biến đổi thị trường xăng dầu thế giớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào potx (Trang 74 - 76)

IV Tổng số tồn giai đoạn ngắn

3.1.2. Quản lý ở Công ty xăng dầu Lào phải phù hợp với xu hướng biến đổi thị trường xăng dầu thế giớ

đổi thị trường xăng dầu thế giới

Hiện nay tình hình thế giới có sự thay đổi nhanh chóng, có sự hoà nhập, kinh tế - chính trị, quân sự giữa các nước khác, thành lập các khối liên kết từ kinh tế đến chính trị và quân sự như khối NATO, khối các nước EEC, khối ASEAN, khối APEC, khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ, Tổ chức thương mại thế giới ... Vì vậy, thế giới vừa có sự cạnh tranh và vừa có sự hợp tác giữa các nước phát triển và các nước chưa phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau. Sự hợp tác với các nước phát triển cho phép Lào có ưu đãi về thương mại, đầu tư và kinh nghiệm phát triển… Lào cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nước đã có kinh tế vững mạnh hơn đang có nhu cầu mở rộng thương mại, đầu tư và mở rộng thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc,…Sự hợp tác và cạnh tranh đó sẽ dẫn Lào đến sự phát triển về kinh tế - xã hội, giúp Lào giải quyết được sự nghèo đói, đồng thời cũng dẫn đến vấn đề mâu thuẫn, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, thậm chí diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ đè bẹp kinh tế và chính trị của các nước không nhất trí với chính sách của nước lớn.

Trong khi tình hình thế giới còn chưa ổn định, còn có sự chênh lệch về sức mạnh quân sự, nước có quyền lớn nhất sử dụng việc hợp tác kinh tế để truyền bá chính trị... buộc các nước đi theo đường lối chính trị, sử dụng quyền con người và vấn đề độc lập tự do về kinh tế để gây sức ép, vừa sử dụng việc trợ giúp, vừa ràng buộc kinh tế để giữ thế chủ động của họ, nhất là trong lĩnh vực an ninh năng lượng, bởi vì xăng dầu đã trở thành nguồn năng lượng quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế trong thời đại mới hiện nay.

ở nước CHDCND Lào mấy năm gần đây cũng đã cho thấy sự tác động của xu hướng toàn cầu hoá trên thị trường xăng dầu. Sự tham gia của các công ty có vốn

nước ngoài đã làm cho nền kinh tế sôi động hẳn lên, nhờ đó đã khuyến khích phát triển đến 16 công ty tham gia kinh doanh xăng dầu, thúc đẩy sản xuất và giao lưu hàng hóa, làm cho các tiềm năng của Lào trỗi dậy. Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực của nó, mà muốn tồn tại và kinh doanh có hiệu quả, Công ty xăng dầu Lào phải tìm tòi, nghiên cứu vận dụng cơ chế hoạt động của nó một cách khoa học nhằm vận dụng vào quá trình quản lý ngành xăng dầu nói chung và ở trong đơn vị, từng lĩnh vực kinh doanh nói riêng để sử dụng thời cơ do toàn cầu hoá mang đến, cũng như tìm cách khắc phục những hạn chế, những mặt tiêu cực của nó.

Đồng thời, Nhà nước Lào cần phải tăng cường các hoạt động về quản lý, bảo đảm cho môi trường thị trường lành mạnh, vận động đúng hướng, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, nhất là cho Công ty Xăng dầu Lào. Nếu Nhà nước không làm được như vậy thì các công ty kinh doanh xăng dầu của Lào có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên chính thị trường Lào. Bởi vì, ngay trong thời đại toàn cầu hoá, không có Chính phủ nào từ bỏ vai trò điều tiết thị trường và trên thực tế cũng không có thị trường tự do tuyệt đối. Sự khác nhau căn bản giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa trong việc sử dụng cơ chế thị trường là mục đích sử dụng cơ chế thị trường và bản chất của nhà nước cho phép tạo nên sự khác biệt đó.

Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở thời đại toàn cầu hoá biểu hiện ở sự tác động của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, đối với thị trường để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường tự do. Các biện pháp quản lý chủ yếu của nhà nước đối với cơ chế thị trường là sử dụng các công cụ quản lý có hiệu lực như: luật pháp, luật kinh tế, kế hoạch vĩ mô, giá cả, tiền tệ, tài chính, ngân hàng, chính sách thuế, quota nhập khẩu. Đồng thời nhà nước cần thực hiện chính sách, chú ý củng cố và phát triển kinh tế quốc doanh ở những ngành kinh tế then chốt, hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành các công ty hiện đại.

Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nước CHDCND Lào. Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường có quy mô toàn cầu, xăng dầu cũng là một đối tượng kinh doanh thuộc ngành kinh tế then chốt. Hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty Xăng dầu Lào, một mặt phải theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mặt khác, phải tôn trọng và bảo đảm tính chất đặc thù so với các loại hàng hóa khác để kinh doanh xăng dầu, đảm nhận được các trọng trách nhà nước giao, phấn đấu không chỉ hoạt động có hiệu quả, mà còn phải hoạt động phù hợp với vai trò của doanh nghiệp nhà nước kinh doanh loại vật tư thiết yếu của sản xuất và đời sống, giữ vị trí trung tâm, chiến lược trong sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào potx (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)