IV Tổng số tồn giai đoạn ngắn
2.2.2.1. Quản lý kinh doanh
Sau khi nguồn nhập từ Liên Xô không còn, Lào phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập xăng dầu từ các nước như: Việt Nam, Thái Lan. Trên phạm vi quản lý vĩ mô, Nhà nước tiến hành cân đối tổng thể trong toàn quốc lượng ngoại tệ có được từ các nguồn khác nhau với yêu cầu bảo đảm nhập các loại vật tư chủ yếu nhất của nền kinh tế quốc dân. Do cơ chế quản lý và khả năng nắm ngoại tệ của Nhà nước chưa được xác lập và vận hành đồng bộ, nguồn thu từ xuất khẩu còn manh mún và phân tán, các tiềm năng chưa được phát hiện...nên việc tìm kiếm ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu rất khó khăn.
Do đó, việc bảo đảm xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân, cho các nhu cầu quốc phòng và đời sống nhân dân trở thành "điểm nóng", đặt ra cho các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước những nhiệm vụ khó khăn mới. Sự thay đổi đột ngột này có thể được xem như vừa là thách thức rất gay gắt vừa là vận hội mới để rũ bỏ bao cấp trong hoạt động của ngành xăng dầu. Thực tiễn hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu những năm qua cho thấy, chuyển sang kinh tế thị trường, ngành xăng dầu có vẻ “dễ thở” hơn. Năm 1991 là một điểm mốc quan trọng đánh dấu ngành xăng dầu từng bước xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, từng bước hoà nhập vào cơ chế thị trường đang hình thành ở nước CHDCND Lào. Đây là một bước chuyển quan trọng nhằm biến ngành xăng dầu từ hoạt động cung ứng sang kinh doanh. Có thể nói, cũng bắt đầu từ đây hoạt động kinh doanh xăng dầu mới bắt đầu với tư cách là một lĩnh vực kinh doanh thương mại theo cơ chế thị trường có quản lý của Nhà nước, Công ty Xăng dầu Lào được chủ động tìm đối tác cung cấp và mua xăng dầu theo giá thị trường thế giới.
ở Lào, ảnh hưởng đến giá xăng dầu chủ yếu do hai nhân tố: giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu, trong đó giá nhập khẩu là nhân tố khách quan phụ thuộc vào giá xăng dầu trên thị trường thế giới, thuế nhập khẩu là nhân tố chủ quan phụ thuộc vào chủ trương, chính sách của Nhà nước. Điều này cho thấy nếu quản lý không chặt chẽ, để có hiện tượng trốn thuế, lậu thế thì không chỉ Nhà nước thất thu mà sẽ gây biến động lớn về giá bán lẻ trên thị trường, Công ty phải chịu trách nhiệm điều chỉnh giá cả, không được phép trốn thuế, vì thế, trên thị trường, Công ty trở nên
không bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Bù lại, Nhà nước bù đắp khi Công ty thua lỗ vì thực thi chính sách của Nhà nước, khuyến khích công ty bằng việc gia tăng lãi gộp hoặc tích luỹ cho doanh nghiệp.
- Quản lý khâu bán ra:
Để thấy rõ quá trình đổi mới từ năm 1992 trở lại đây, có thể kể ra các ví dụ về Nhà nước xoá bỏ chỉ tiêu phân phối xăng dầu, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Hiện tại, Nhà nước vẫn khống chế bằng việc quy định giá tiền và lượng hoá các yếu tố cấu thành giá bán xăng dầu. Công ty còn phải tổ chức hệ thống đại lý phân phối xăng dầu cho các vùng sâu, vùng xa góp phần ổn định thị trường trong phạm vi cả nước. Trong lĩnh vực bán ra, Công ty đã thực thi quản lý chặt chẽ các chi nhánh, cửa hàng và đại lý theo một chế độ chính sách thống nhất trong toàn hệ thống kết hợp với phân cấp một số quyền cho các cửa hàng về nghiệp vụ, biên độ giá...
2.2.2.2. Quản lý kỹ thuật
Chuyển sang cơ chế kinh doanh mới, ngoài sự cần thiết phải đổi mới về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dùng của Công ty cũng phải được tăng cường và đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Nhận thức đúng đắn vấn đề này, những năm vừa qua, Công ty xăng dầu Lào đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị chuyên dùng về xăng dầu, nhờ đó những cơ sở này đã đạt được những tiến bộ đáng kể, chẳng hạn như hệ thống nhập xăng dầu đã được cải tạo và nâng cấp để có khả năng tiếp nhận thuận lợi và hiệu quả hơn; phương tiện vận tải như ô tô sitéc được bổ sung thêm đủ sức vận chuyển phục vụ yêu cầu kinh doanh trong cả nước; hệ thống kho, các thiết bị đong đo đếm, kiểm nghiệm, trạm xăng, cây xăng đang được từng bước hiện đại hoá; các cơ sở làm việc, thiết bị làm việc của cán bộ công nhân viên đang được thay thế, trang bị thêm nhiều loại phương tiện và thiết bị hiện đại hoá. Ngoài ra, Công ty xăng dầu đã đầu tư xây dựng cơ quan công ty, chi nhánh ở các tỉnh tương đối thuận lợi, mua sắm phương tiện đi làm cho cán bộ công nhân viên... Công ty theo quan điểm cho rằng, tăng cường và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm kinh doanh văn minh hơn
và hiệu quả hơn (giảm hao hụt thất thoát, bảo đảm chất lượng xăng dầu). Song vấn đề quan trọng hơn là quản lý, sử dụng và phối hợp, sử dụng sao cho có hiệu quả. Đây là vấn đề còn có hạn chế và cũng rất phức tạp trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hiện nay ở Công ty xăng dầu Lào là vì kiến thức và trình độ khoa học kỹ thuật chưa với tới các thiết bị hiện đại đó, Công ty đành vừa đào tạo, vừa sử dụng dần.
2.2.2.3. Quản lý nhân sự
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2005, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 547 người, trong đó có 75 nữ.
- Lao động trong biên chế: 206 người, trong đó có 48 nữ. - Tổng số lao động trực tiếp: 341 người, trong đó có 27 nữ.
Trong đó lực lượng lao động tham gia kinh doanh xăng dầu là 316 người. Lực lượng lao động của Công ty có trình độ như sau:
- Trình độ cao học : 14 người.
- Trình độ Đại học : 75 người.
- Trung cấp : 122 người.
- Lao động kỹ thuật : 235 người.
- Công nhân :101 người
Về độ tuổi: số lao động có tuổi thấp hơn 40 tuổi: 239 người, độ tuổi 41-50: 230 người, độ tuổi 51 trở lên: 78 người.
Phần lớn lao động của Công ty là làm việc theo chế độ hợp đồng. Họ làm việc kinh doanh, dịch vụ ở cửa hàng bán lẻ của Công ty. Nhìn chung Công ty có lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, già dặn kinh nghiệm trong việc quản lý Công ty xăng dầu. Hiện nay, lực lượng lao động có tay nghề đang là một lợi thế của Công ty xăng dầu Lào trong thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, thực hiện các yêu cầu quản lý của Công ty xăng dầu.
Nguồn nhân lực quản lý tài chính: Số cán bộ quản lý tài chính ở Công ty xăng dầu Lào là: 14 người, trong đó có 1 người kiêm nhiệm trưởng phòng tài chính, 2 phó phòng còn lại là cán bộ chuyên nghiệp còn một số người là tốt nghiệp phổ thông không có nghiệp vụ. Trong khi đó họ chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ
Thương mại và công ty quản lý tổng giá trị tài sản cố định đến 3/12/2005 là 1.406.157 kíp. Thực tế đó đòi hỏi Công ty phải chú ý đào tạo và tuyển chọn cán bộ quản lý tài chính hơn nữa.
Công ty xăng dầu Lào đã đề ra những tỷ lệ quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo như: Để làm chỗ dựa cho việc tổ chức thực hiện, củng cố cơ cấu tổ chức, và tuyển dụng cán bộ cho phù hợp với ngành nghề thực tế... Công ty cũng đề ra mục tiêu nâng cấp công tác tổ chức cho có hiệu quả hơn và làm cho Công ty xăng dầu Lào tiến tới hiện đại hoá từng bước.
Giám đốc Công ty xăng dầu Lào quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ như sau:
* Chức danh và tiêu chuẩn trưởng phòng tổ chức
- Chịu trách nhiệm chung và đảm nhiệm các đoàn thể.
- Lập kế hoạch tập huấn, đào tạo cán bộ theo đúng tiêu chuẩn cán bộ công ty xăng dầu Lào.
- Nghiên cứu đề xuất cơ cấu tổ chức, cơ cấu đào tạo cán bộ, công nhân viên. - Nghiên cứu, sửa đổi, củng cố các quy định, quy luật và chính sách...
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết vấn đề bên trong và bên ngoài có liên quan đến quyền lợi của cán bộ và công ty.
* Tiêu chuẩn dành cho cán bộ đương nhiệmcấp trưởng phòng của Công ty:
- Có đạo đức và được quần chúng tín nhiệm. - Trình độ văn hoá: tốt nghiệp đại học.
- Nghề nghiệp chuyên ngành lý luận chính trị, quản lý kinh doanh đại học trở lên.
- Học tiếng Anh cấp Intermedite. - Sức khoẻ tốt.
Công ty không ngừng hoàn thiện tiêu chuẩn của cán bộ công chức để tuyển dụng cán bộ cho sát hợp. Nhờ đó, trong những năm 2001-2005 vừa qua tình hình lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu Lào khá thuận lợi. Đơn vị ổn định và phát triển, nội bộ đoàn kết thống nhất. Công ty
đã làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt nói riêng.
Đặc biệt trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình đánh giá, bổ nhiệm cán bộ theo quy định của Bộ Thương mại. Đảng uỷ Công ty xăng dầu Lào và Giám đốc Công ty đã chú trọng đến công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Trong quá trình đánh giá, bổ nhiệm nếu phát sinh vấn đề thắc mắc, đề đạt lên Đảng uỷ đánh giá lại. Với cách làm như vậy công tác cán bộ cơ bản phát huy được tác dụng và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ những năm qua được duy trì thường xuyên, nề nếp và đã loại trừ được tư tưởng bè phái, cục bộ, bản vị địa phương, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, tập thể. Số cán bộ quy hoạch vào các chức danh rất lớn (mỗi chức danh có từ một đến hai cán bộ dự bị). Ngoài ra, Công ty xăng dầu Lào còn đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ đoàn thể, đảng bộ, công đoàn, thanh niên, hội phụ nữ. Những tổ chức này đã tham gia thúc đẩy sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh xăng dầu. Các đoàn thể đó đã mở cuộc thi đua người tốt, việc tốt. Những cuộc thi đua đó đã tạo điều kiện cho phát triển kinh doanh đồng thời cũng tạo cho đội ngũ lao động tốt lên, làm giảm thói hư tật xấu trong Công ty.
Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy trình từ dưới lên. Tuy nhiên, việc đánh giá cán bộ tại đơn vị cơ sở chưa thật sâu sắc nên chưa phát hiện được chính xác điểm mạnh, điểm yếu của cán bộ để đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh cho tương lai.
Tuy nhiên, việc rà soát, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ đã quy hoạch chưa thực sự tốt là vì số cán bộ lâu năm quá đông nên không thể tuyển dụng nhân viên mới có trình độ khoa học kỹ thuật tốt hơn vào công việc. Công ty cũng chưa có chế độ chính sách hợp lý nhằm ưu đãi cho những cán bộ lao động giỏi. Chính sách cán bộ chưa hợp lý đó dẫn đến hậu quả năng suất lao động
trong Công ty không được cao. Ngoài ra còn phải kể đến một số thiếu sót sau trong quản lý nhân sự:
- Công tác đào tạo cán bộ có những bất cập do trình độ thấp, phải tốn công đào tạo lâu dài và do vậy sẽ không kịp thời, dẫn đến việc tuyển chọn cán bộ không phù hợp với chuyên ngành và chức danh nhiệm vụ mà tổ chức giao cho.
- Chất lượng đào tạo còn chưa phù hợp về các mặt kiến thức khoa học, năng lực thực hành, phương pháp tư duy sáng tạo, nắm bắt công nghệ hiện đại...
- Cơ cấu đào tạo còn chưa hợp lý (so với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh) giữa công nhân, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học còn chênh lệch nhau xa. Vấn đề người làm việc không đủ tiêu chuẩn cần cho đi học, nâng cao trình độ hoặc thuyên chuyển làm công việc khác, hoặc cho nghỉ hưu sớm chưa được chú ý giải quyết đúng mức.
Về công tác thanh tra giám sát cơ chế quản lý: Công ty xăng dầu Lào cũng đã nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tất cả các mặt hoạt động và tổ chức của đơn vị thành viên, đã không buông lỏng công tác này để kẻ xấu lợi dụng làm trái quy định gây thiệt hại tài sản của công ty. Trong những năm vừa qua công tác thanh tra, kiểm tra đã kết luận rõ ràng đúng, sai, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý đúng, giải quyết dứt điểm, tạo thói quen cho các tổ chức và cán bộ làm việc theo đúng những chuẩn mực mà Bộ Thương mại và Công ty quy định, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật. Công ty đã tuân thủ quy chế, quy định dựa trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Công ty đã coi công tác xây dựng Đảng là then chốt. Trong những năm vừa qua, mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, song cán bộ và đảng viên vẫn giữ được lập trường chính trị vững vàng, kiên định, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, kiên quyết đấu tranh và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm kỷ luật, gương mẫu chấp hành luật pháp của Nhà nước CHDCND Lào. Tổ chức Đảng đã lôi cuốn được tập thể công nhân lao động tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, góp phần củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của quản lý nhân sự thúc đẩy Công ty phát
triển, công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn sơ hở, tạo điều kiện nảy sinh những tiêu cực mới như tham nhũng kiếm lời trong cán bộ, công nhân của Công ty.
2.2.2.4. Quản lý tài chính
Từ khi đổi mới đến nay Công ty xăng dầu Lào rất quan tâm đến việc quản lý tài chính, quản lý tài chính là việc trọng tâm nhất của Công ty xăng dầu Lào, nếu không quản lý tốt việc này sẽ tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh.
ở Công ty xăng dầu Lào, Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp phòng Tài chính của công ty. Dưới sự lãnh đạo của Phó Giám đốc, phòng tài chính tự chỉnh đốn các tài khoản ở các ngân hàng và trả tiền cho khách hàng đúng thời hạn, thúc đẩy trưởng phòng, phó phòng và cán bộ tài chính làm nhiệm vụ tài chính. Công ty đã nỗ lực hoàn thiện cơ chế huy động, sử dụng vốn (trong và ngoài nước) cùng với quá trình đổi mới, hoàn thiện hệ thống tài chính của Công ty, tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước CHDCND Lào, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính.