Quản lý tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào potx (Trang 28 - 29)

- Huy động vốn:

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, yêu cầu về vốn ngày một tăng lên không ngừng. Với doanh nghiệp, vốn là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt, có mục tiêu phục vụ kinh doanh, là số tiền phải được ứng trước trong kinh doanh. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi bật với một số quỹ tiền tệ khác của doanh nghiệp là vốn kinh doanh sau khi ứng ra, được sử dụng vào kinh doanh, qua một chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kỳ hoạt động sau. Vốn kinh doanh không thể bị mất đi mà luôn luôn được bảo toàn và phát triển, phục vụ công tác tái đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mất vốn cũng đồng nghĩa với nguy cơ phá sản. Vì thế, bảo tồn và phát triển vốn là vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp. Vậy công ty Xăng dầu Lào, ngoài số vốn nhà nước đầu tư, Công ty được quyền huy động vốn dưới các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác để phát triển

kinh doanh. Công ty tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn, nhưng không được thay đổi hình thức sở hữu và phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Trên cương vị của mình, nhà nước Lào thực hiện vai trò chủ sở hữu đối với Công ty. Nhà nước kiểm soát giá cả và khống chế giá, có cơ chế hỗ trợ, bảo tồn, phát triển và can thiệp trực tiếp, có kiểm tra thường xuyên trong phạm vi cần thiết. Nhà nước quản lý vốn sở hữu của mình trong Công ty dưới hình thức giá trị, với yêu cầu chính là số vốn đó được bảo tồn và phát triển, còn việc sử dụng các tài sản hiện vật cụ thể thì do Công ty tự quyết định. Trên nguyên tắc đó, quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của Công ty trong hoạt động kinh doanh xăng dầu được mở rộng. Nhà nước sẽ không điều chỉnh vốn khi Công ty đang hoạt động bình thường, chỉ điều chỉnh vốn chủ sở hữu trong trường hợp tổ chức lại Công ty. Công ty phải chịu trách nhiệm dân sự về toàn bộ tài sản của Công ty. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về công nợ của Công ty trong giới hạn giá trị vốn chủ sở hữu nhà nước tại Công ty.

- Quản lý tài chính công ty:

Thứ nhất, tổ chức nguồn vốn tiền tệ, bảo đảm cho quá trình kinh doanh của công ty không bị gián đoạn. Muốn như vậy, hàng năm công ty phải lập kế hoạch vốn, kế hoạch khấu hao tài sản cố định và kế hoạch tín dụng.

Thứ hai, phân phối thu nhập của công ty, lập, quản lý và sử dụng các quỹ của công ty như quỹ bù đắp vật chất tiêu hao, quỹ khấu hao, quỹ bù đắp vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ phát triển sản xuất và quỹ tích luỹ vốn nộp ngân sách nhà nước.

Thứ ba, huy động và sử dụng hợp lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, nộp các khoản cho ngân sách nhà nước, trả nợ ngân hàng, đảm bảo hoạt động tài chính được ổn định.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đổi mới quản lý ở Công ty Xăng dầu Lào potx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)