Nhƣ chúng ta đã biết, việc quản lý thị trƣờng trò chơi trực tuyến trong bối cảnh thị trƣờng này đang phát triển từng ngày từng giờ thực sự là một bài toán khó đối với không chỉ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà còn với cả toàn xã hội. Sau 7 năm game online xâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ta, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã nỗ lực tìm nhiều biện pháp để kiểm soát và quản lý game online một cách thực sự hiệu quả. Trong tình hình thị
LXVIII
trƣờng ngày càng có nhiều biến động, Chính phủ đã đƣa ra nhiều giải pháp mới với thị trƣờng này. Dƣới đây, nhóm nghiên cứu tổng kết lại những giải pháp mới nhất đó. Những giải pháp này thực sự đã có nhiều tiến bộ và góp phần không nhỏ vào việc đƣa thị trƣờng game online đi đúng hƣớng.
Thứ nhất, hạn chế những mâu thuẫn, tranh chấp, tệ nạn trong trò chơi trực tuyến bằng cách quy định rõ ràng những khái niệm xuất phát trong game online. Trong đó, có đƣa ra khái niệm mới về “điểm thƣởng” và “ vật phẩm ảo” – những khái niệm quan trọng và có nhiều ý nghĩa với dịch vụ trò chơi trực tuyến.
Một điểm đáng chú ý đó chính là việc không công nhận “vật phẩm ảo” trong game là một loại tài sản, nó chỉ là các đoạn mã máy tính đƣợc tích hợp sẵn trong phần mềm của trò chơi trực tuyến, và nhƣ vậy, vật phẩm ảo chỉ đƣợc sử dụng trong phạm vi trò chơi và theo mục đích đƣợc quy định trong nội dung kịch bản đƣợc cấp phép. Vật phẩm ảo không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngƣợc lại thành tiền hoặc tài sản dƣới bất kỳ hình thức nào. Tƣơng tự nhƣ vậy, điểm thƣởng cũng chỉ có giá trị trong trò chơi và không thể chuyển đổi sang tiền thật, thẻ thanh toán, phiếu thƣởng hay các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi trực tuyến. Việc định nghĩa này là thực sự cần thiết trong bối cảnh có rất nhiều những vụ tranh chấp, hay nhƣ các đối tƣợng đã lợi dụng kẽ hở để biến game online thành một nơi kinh doanh cờ bạc trá hình, dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc, những kết cục rất thƣơng tâm mà chúng ta đã đƣợc biết đến thông qua báo đài và các phƣơng tiện thông tin đại
LXIX
chúng trong thời gian vừa qua. Và do đó, với việc quy định cụ thể trong luật, các đối tƣợng sẽ không còn cơ sở pháp lý để sử dụng điểm thƣởng hay vật phẩm ảo mục đích đấu giá, kinh doanh, hay thực hiện những hành vi lừa đảo.
Thứ hai, là việc quản lý chặt chẽ hơn về điều kiện cung cấp game online:
1. Thành lập một Hội đồng tƣ vấn thẩm định nội dung trò chơi với những quy trình kiểm định nghiêm ngặt hơn. Theo đó, Hội đồng tƣ vấn thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập, cùng những yêu cầu về thẩm định nội dung kịch bản trò chơi đƣợc quy định rõ tại điều 19 và 20 của Dự thảo 7 Quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến. Việc những quy định cụ thể này, chúng ta sẽ ngăn chặn, loại bỏ đƣợc những nội dung không lành mạnh, thiếu phù hợp ảnh hƣởng đến sự phát triển về tâm sinh lý với không chỉ cộng đồng chơi game mà còn cả đất nƣớc.
2. Việc quy định về danh mục trò chơi trực tuyến sẽ phát hành trong năm tiếp theo. Quy định này nhằm mục đích kiểm soát và nắm bắt trƣớc tình hình phát hành game online để qua đó các bộ ban ngành sẽ có đƣợc một cái nhìn tổng quan và sâu rộng cũng nhƣ tiên liệu đƣợc những tác động của nó, qua đó sẽ có những chính sách ban hành để góp phần ổn định và điều tiết thị trƣờng game online hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên theo nhóm nghiên cứu việc áp đặt với các nhà phát hành về danh mục trò chơi sẽ phát hành trong năm tiếp theo sẽ không khả thi và ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhà phát hành game online.Việc phát hành game gì, và vào thời điểm nào là bí mật kinh doanh và là chiến lƣợc của các nhà phát hành, nếu nhƣ phải công bố trƣớc sẽ không tạo đƣợc sự bất ngờ và không đem lại hiệu quả cũng nhƣ lợi nhuận nhƣ mong muốn.
LXX
3. Đề ra những yêu cầu cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ internet cũng nhƣ dịch vụ trò chơi trực tuyến. Một bƣớc tiến lớn của dự thảo 7 so với thông tƣ 60 là việc đã quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh dịch vụ trò chơi trực tuyến (các điều 6,7,8,9,10 Chƣơng 2 Quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến). Việc quy định rõ trách nhiệm mỗi bên sẽ tạo điều kiện cho các bên nắm đƣợc và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đồng thời giúp các cơ quan thanh tra, kiểm tra trong việc xác định, quy trách nhiệm của mỗi bên một cách cụ thể, chính xác trong trƣờng hợp có sai phạm xảy ra và do đó sẽ có biện pháp xử lý thích đáng, phù hợp. Ngoài ra, quy trình cấp phép phát hành trò chơi trực tuyến cũng đƣợc tiến hành nghiêm ngặt hơn cũng sẽ giúp cho game đƣợc phát hành đạt đƣợc chất lƣợng tốt hơn.
Thứ ba, việc phân loại trò chơi trực tuyến theo các tiêu chí đa dạng, phong phú hơn giúp cho việc quản lý về thời gian chơi hiệu quả hơn. Việc phân loại trò chơi đƣợc ƣu tiên hay không ƣu tiên mặc dù chƣa thật sự rõ ràng nhƣng một phần nào đó sẽ giúp cho những trò chơi đƣợc ƣu tiên đƣợc khuyến khích nhiều hơn tuy vẫn nằm trong một giới hạn cho phép. Việc này sẽ giúp giảm bớt những tác động tiêu cực đến từ game online, nhƣng cũng rất linh hoạt cho mọi thành phần ngƣời chơi. Việc hạn chế chơi theo cách mà chính phủ dự định sẽ áp dụng xét trên một khía cạnh nào đó là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay những ngƣời chơi game không phải ai cũng đã có đƣợc một nhận thức đúng đắn về game cũng nhƣ có thể kiểm soát đƣợc nó.
Thứ tƣ, quản lý nghiêm về thông tin cá nhân ngƣời chơi: Việc quản lý thông tin ngƣời chơi một cách nghiêm ngặt là vấn đề sống còn nếu nhƣ chúng ta muốn hạn chế giờ chơi hay triển khai những biện pháp để phân loại đƣợc đối tƣợng chơi game. Do đó, tiếp nối từ thông tƣ 60, dự thảo 7 đã rất chú trọng đến nội dung thông tin của ngƣời chơi, và với sự cộng tác, giúp đỡ của
LXXI
các nhà phát hành, các nhà cung cấp dịch vụ thì mục tiêu quản lý game online cũng nhƣ khắc phục những tác động tiêu cực của nó là hoàn toàn có thể.
Những giải pháp trên đây của chính phủ, theo những đánh giá chuyên môn đã là cả một sự vƣợt bậc, và nỗ lực cố gắng của nhiều cấp, ban ngành. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng các giải pháp của chính phủ mới chỉ là đi theo khắc phục những tác động đang hiện hữu của trò chơi trực tuyến, nó chƣa thể hiện đƣợc tầm nhìn và khả năng của những ngƣời lãnh đạo khi chƣa tiên liệu đƣợc trƣớc những tác động của game online. Hơn nữa, nhiều biện pháp, quy định đƣa ra còn mang tính lý thuyết, thậm chí là không khả thi, nhƣ biện pháp yêu cầu các cửa hàng đại lý internet phải kinh doanh không đƣợc gần cổng trƣờng học quá 200m, hay việc không để ngƣời chơi mặc đồng phục học sinh phổ thông sử dụng dịch vụ trò chơi trực tuyến từ 8h đến 17h hàng ngày, việc khoác lên mình chiếc áo nào liệu có phản ánh đúng cấp học của họ không? Và do vậy, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin đƣa ra một số những đề xuất kiến nghị trong phạm vi hiểu biết của mình sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu về vấn đề này, mong rằng có thể giúp đƣợc phần nào cho sự phát triển của thị trƣờng game online.