3.2.1 Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng
Trong điều kiện kinh tế thị trường, muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải bảo vệ thị trường hiện có của mình, sau đó bằng các biện pháp cạnh tranh sẽ phát triển dần sang thị trường tiềm năng mà mình đã xác định. Nếu thực hiện tốt công tác dịch vụ khách hàng góp phần cải thiện môi trường làm việc nâng cao uy tín cho doanh nghiệp từ đó làm cho bộ phận khai thác cũng dễ dàng hơn, góp phần nâng cao năng suất cho cả tập thể doanh nghiệp. PJICO sẽ thành công khi nắm bắt được nhu cầu của khách hàng biết khách hàng cần gì từ sự phục vụ:
- Sự quan tâm chú ý và những mối liên hệ cá nhân bởi vì khách hàng không muốn nhận được hợp đồng bảo hiểm rồi sau đó bị lãng quên.
- Phục vụ đầy đủ tận tình là nhu cầu chính đáng khi khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Sự phục vụ không phân biệt giữa khách hàng ít tiền, nhiều tiền, quen biết hay không quen biết.
- Giữ lời hứa vì bảo hiểm là sản phẩm vô hình khách hàng không thể sử dụng trực tiếp như sản phẩm hữu hình khác. Niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm là rất cần thiết.
- Tiếp tục quan tâm khách hàng ngay cả khi khách hàng đã chấm dứt hợp đồng của mình. Bởi vì rất có thể họ lại tiếp tục tham gia và giới thiệu thêm khách hàng mới do sự tận tâm của PJICO.
- Giảm phí bảo hiểm cho những khách hàng tái tục nhiều lần và ít xảy ra tổn thất.
- Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thị trường chứng khoán…tạo thêm sự tin tưởng của khách hàng.
3.2.2 Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi trước khi ký kết hợp đồng
Phân tích đánh giá rủi ro là khâu quan trọng nếu làm khâu này không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh nghiệp vụ. Công tác đánh giá rủi ro có thể thực hiện tốt nhờ các yếu tố sau:
- PJICO phải luôn yêu cầu các khai thác viên, đại lý bảo hiểm thực hiện nghiêm chỉnh các bước quy trình khai thác nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm. - Yêu cầu người tham gia bảo hiểm cung cấp thông tin về rui ro hàng hoá được bảo hiểm phải chính xác. Việc giám định tình trạng hàng hoá và đánh giá tổn thất có thể xảy ra rất có ích cho việc tìm các nhà tái bảo hiểm thích hợp đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng.
- Công ty nên hợp tác với những công ty đăng kiểm về tàu có uy tín quốc tế để đánh giá chính xác chất lượng con tàu chở hàng. Thiết lập mối quan hệ với những đội tàu trong nước để có thể giới thiệu dịch vụ tàu có chất lượng tốt khi họ đề nghị.
3.2.3 Cải tiến đa dạng hoá sản phẩm
Doanh nghiệp xây dựng “chiến lược đại dương xanh”, nghĩa là doanh nghiệp tự tạo cho mình mảng thị trường mới. Mảng thị trường mới này có thể xuất phát từ:
Cung cấp những loại hình bảo hiểm mới ra thị trường: chưa từng có, hoặc kết hợp những cái đã có thành một cái mới, hoặc sửa đổi cái đang có thành cái mới.
Tiếp cận và hình thành nhóm khách hàng mới: những nhóm khách hàng mà trước đây chưa tham gia, hoặc có tham gia nhưng nay tham gia thêm sản phẩm khác.
Gia tăng dịch vụ khách hàng, tạo ra sự khác biệt mới lạ trong việc cung cấp dịch vụ để thu hút khách hàng như: công nghệ thông tin hóa quy trình giao dịch, gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng khi khách hàng giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp, những lợi ích gián tiếp từ việc tham gia bảo hiểm v.v….
3.2.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng đại lý, cộng tác viên khai thác
Đại lý bảo hiểm là một phần không thể thiếu đối với công ty trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đến tay khách hàng. Đại lý bảo hiểm là người hoặc tổ chức trung gian giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, đại diện cho doanh nghiệp và hoạt động vì quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Công tác lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát mạng lưới đại lý cần đảm bảo luôn thực hiện tốt.
Cộng tác viên trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tầu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng - commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này
không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tầu nước ngoài được hưởng, nếu các cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên,không nên coi đó là tiền hối lộ, như lâu nay nhiều người thường quan niệm.
3.2.5 Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên khai thác
Trong mỗi doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói chung thì yếu tố về con người vẫn là quan trọng nhất. Cán bộ, nhân viên khai thác trong kinh doanh bảo hiểm càng tỏ rõ sự cần thiết: SPBH là sản phẩm trừu tượng rất cần có đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn để có thể tiếp cận với khách hàng. Mặt khác trình độ hiểu biết của người dân hiện nay về bảo hiểm còn hạn chế thì cán bộ bảo hiểm phải có trách nhiệm giải thích cho khách hàng hiểu về nghiệp vụ, các điều khoản, điều kiện.
PJICO cần:
- Cụ thể hoá, tuyên truyền, phổ biến hướng dãn việc thực hiện chủ trương, chính sách văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Tuyển dụng, đào tạo bố trí nhân lực đảm bảo chất lượng, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc.
- Đánh giá kết quả thành tích của từng người để có chế độ khen thưởng, kỷ luật đúng.
- Công ty nên tạo môi trường làm việc thân thiện, hoà đồng không có ganh tỵ, đố kỵ mà cùng giúp đỡ nhau phát triển.
3.2.6 Phát triển hệ thống thông tin
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong toàn bộ doanh nghiệp nói chung và trong khâu khai thác nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan trong thời đại thế giới phẳng như hiện nay. Việc sử dụng công nghệ thông tin hiện đai
giúp khai thác viên nắm bắt, xử lý thông tin một cách nhanh, kịp thời, chính xác. Và có thể biết trước thông tin sớm hơn đối thủ một giây cũng tăng thêm 90% cơ hội.
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
3.3.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật tạo điều kiện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước nhập khẩu tham gia bảo hiểm trong nước
* Bộ tài chính
Trong điều kiện cơ chế chính sách chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế thì các quy định toàn diện của WTO sẽ đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách minh bạch đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Luật Bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành là một bước tiến căn bản trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành bảo hiểm Việt Nam.Tuy nhiên, nhiệm vụ xây dựng pháp luật luôn là công tác lâu dài và đi đôi với hoạt động quản lý nhà nước, để chuẩn bị tốt cho hội nhập, chúng ta cần tăng cường chất lượng và tiến độ của công tác xây dựng pháp luật tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho ngành Bảo hiểm phát triển. Cùng với đó cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ cùng nhau nắm bắt thông tin. Cơ quan nhà nước tăng cường giám sát cưỡng chế nhưng không can thiệp sâu vào việc quản lý sản phẩm mà có cơ chế cho doanh nghiệp đăng ký sản phẩm.
* Vụ bảo hiểm cần phối hợp với Hiệp hội bảo hiểm thực thi quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành.
* Hiệp hội bảo hiểm Cần làm tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan nhà nước với mục tiêu chủ yếu góp phần quản lý và
thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển. Hiệp hội bảo hiểm cần nhạy bén, nhanh nhạy hơn nữa đề ra quy tắc cho Bảo hiểm. Kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm soát rủi ro, giám sát tính độc lập của hội đồng quản trị, công bố thông tin công khai minh bạch tài chính. Ngoài ra, Hiệp hội cũng nên truy cập thông tin rủi ro của các tổ chức cung cấp thông tin quốc tế, sẵn sàng chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau về khách hàng, mặt hàng…hay xảy ra tổn thất để có thể giảm thiểu rủi ro ngay từ ban đầu. Hiệp hội phải đưa ra cảnh bảo thường xuyên và trình các giải pháp hoặc kiến nghị lên nhà nước, Bộ tài chính hạn chế cạnh tranh không lành mạnh của thị trường bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển hiện nay.
3.3.2 Tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế”. Đại hội lần thứ IX và lần thứ X khẳng định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
Đây là nhiệm vụ chung của cả nước và cũng là nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, ngoài việc khắc phục những khó khăn chúng ta cần tận dụng những thời cơ để đưa ngành Bảo hiểm phát triển, hội nhập vào hoạt động Bảo hiểm trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Cung cấp các thông tin về chính sách của những nước tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam, tìm các khách hàng xuất nhập khẩu giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước,Vận động các doanh nghiệp chào hàng theo điều kiện CIF và nhập khẩu nguyên liệu theo điều kiện FOB.
Cần chú trọng việc đào tạo các luật sư, thẩm phán hiểu biết sâu về lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK bởi vì nghiệp vụ này liên quan đến các đối tác nước ngoài, các điều khoản cũng như thông lệ quốc tế để khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm có thể đưng ra giải quyết mà không cần phải thuê luật sư, thẩm phán nước ngoài. Đây là tất yếu khách quan để phát triển và hoàn thiện hơn nữa ngành bảo hiểm.
KẾT LUẬN
Nhìn nhận lại vấn đề ta thấy nguyên nhân của việc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới chỉ bảo hiểm được gần 7% giá trị hàng hoá xuất khẩu và 33% giá trị hàng hóa nhập khẩu có cá yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó có những nguyên nhân chính như: thói quen xuất theo giá FOB, nhập theo giá CIF của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam; sự phối kết hợp giữa bảo hiểm, nhà xuất nhập khẩu, tàu chở chưa tốt; sự phát triển chưa mạnh của đội tàu trong nước; tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khả năng giao tiếp của khai thác viên còn yếu kém…Do vậy các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nói chung và PJICO nói riêng muốn khẳng định mình trên mảng thị trường này cần nỗ lực cố gắng. Phải biết tận dụng những thuận lợi, đẩy lùi những khó khăn mà mình đang có. Phải chọn cho mình kênh phân phối phù hợp, cùng sử dụng các biện pháp hỗ trợ kênh phân phối đạt hiệu quả. Bên cạnh đó muốn làm được thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần có sự giúp đỡ của các cở quan quản lý nhà nước, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để cùng nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho người dân nói chung và cho khách hàng tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng. Napôlêông đã nói: “ Không có gì là không thể” vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hãy bắt tay ngay ngày hôm nay lập cho mình một kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất.
Trong bài viết của em còn rất nhiều thiếu sót, em sẽ hoàn thiên nó tốt hơn trong quá trình học lên cao học sau này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Bảo Hiểm – PGS.TS Nguyễn Văn Định, chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội – 2004.
2. Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Bảo Hiểm -PGS.TS Nguyễn Văn Định, chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội – 2004.
3. Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hoá – PGS.TS Trương Mộc Lâm, chủ biên.
4. Bảo hiểm và giám định hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - Đỗ Hữu Vinh, NXB Tài Chính – 2003.
5. Bản tin nội bộ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2007, 2008) 6. Báo cáo thường niên của PJICO 2007.
7. Niên giám Thống Kê – 2007, NXB Thống Kê – 2007. 8. Tạp trí Bảo Hiểm số 6/2007 và số 9/2007. 9. Websites: - WWW.Pjico.com.vn. - WWW.Hiephoibaohiemvietnam.com.vn - WWW.dantri.com.vn. - WWW.Vietnamnet.com.vn. - WWW.vietbao.vn. - WWW.avi.org.vn.