hoạt động xuất khẩu qua các KKTCK giáp Campuchia khá sôi động với trên 75% kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Campuchia thực hiện qua các KKTCK này. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, nên hoạt động giao lưu kinh tế - thương mại cũng bị hạn chế phần nào. Trong số các KKTCK với Campuchia, KKTCK ở tỉnh Tây Ninh và An Giang là các KKTCK có vị trí thuận lợi trong giao lưu thương mại với Campuchia.
II. Tình hình ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách đôi với
KKTCK:
1. Trước thời điểm ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP:
Về cơ chế chính sách, trước đây, các KKTCK được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Chính phủ về chính sách tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Chính phủ về chính sách đối với KKTCK biên giới và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg. Các Quyết định này quy định về các loại hình kinh doanh trong KKTCK, các ưu đãi (bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KKTCK căn cứ theo số thực thu ngân sách nhà nước tại KKTCK, vay vốn ưu đãi nhà nước; ưu đãi về thương mại, du lịch; ưu đãi về đất đai và thuế), quản lý về xuất nhập cảnh, ngân hàng, kiểm dịch động thực vật.
Từ năm 2005 đến năm 2008, có 09 tỉnh đã xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ và được ban hành Quy chế hoạt động riêng cho 09 KKTCK, bao gồm: Chính phủ và được ban hành Quy chế hoạt động riêng cho 09 KKTCK, bao gồm: Khu Kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo (01/2005); KKTCK Quốc tế Bờ Y, Kon Tum (09/2005); KKTCK An Giang (05/2007); KKTCK Mộc Bài, Tây Ninh (08/2007); KKTCK Quốc tế Cầu Treo (10/2007); KKTCK Lào Cai (03/2008); KKTCK A Đớt, Thừa Thiên Huế (05/2008); KKTCK Đồng Đăng – Lạng Sơn (10/2008); KKTCK Đồng Tháp (12/2008). Điểm khác cơ bản của 9 quy chế này mà đến nay vẫn còn hiệu lực là chính sách mua hàng nhập khẩu miễn thuế đối với
khách tham quan du lịch vào Khu thương mại - công nghiệp (khu phi thuế quan) trong KKTCK với giá trị tối đa 500.000 đồng/người/ngày được áp dụng đến ngày trong KKTCK với giá trị tối đa 500.000 đồng/người/ngày được áp dụng đến ngày 31/12/2012.
2. Sau khi ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP:
Sau khi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP được ban hành, cơ chế chính sách đối với các KKTCK được thống nhất áp dụng theo Nghị định này. với các KKTCK được thống nhất áp dụng theo Nghị định này.
Các Quy chế của 09 KKTCK nói trên đã được rà soát; đối với một số quy định không còn phù hợp với Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp định không còn phù hợp với Nghị định số 29/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010 sửa đổi, bãi bỏ.
Về cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 về cơ chế, chính sách tài ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2/3/2009 về cơ chế, chính sách tài chính đối với KKTCK; Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/7/2009 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong KKT, KKTCK.
Về công tác quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển các 52/2008/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020, trong đó xác định quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển, cũng như các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch.
Về nguồn vốn đầu tư phát triển, trước đây, Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các tỉnh được giữ lại một phần ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các tỉnh được giữ lại một phần hoặc toàn bộ số thu ngân sách qua KKTCK để đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng. Sau khi Luật Ngân sách ra đời, quy định trên bị bãi bỏ (Quyết định số 185/2003/QĐ- TTg ngày 10/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ); thay vào đó, kể từ năm 2004, hàng năm Chính phủ dành nguồn vốn có mục tiêu hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK. Đặc biệt, từ năm kế hoạch 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015, trong đó có quy định nguyên tắc, tiêu chí hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng các KKTCK.
III. Kết quả hoạt động các KKTCK:
53
1.1. Về kinh tế:
Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Các địa phương biên giới có KKTCK, trước đây là vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển thì đến nay đã trở thành những trung tâm kinh tế thương mại phát triển năng động, đồng thời là trung tâm thương mại lớn của tỉnh, làm động lực cho các khu vực lân cận phát triển. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK tăng trưởng khá qua các năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng gấp 3 lần năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2005). Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu qua KKTCK đều đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu chung của cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK giáp Trung Quốc chỉ chiếm chưa đến 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc, nhưng chiếm tới 68% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK giáp Lào chiếm trên 85% kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào và khoảng 75% kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Campuchia.
Số lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh qua các KKTCK tăng đều qua các năm, năm 2010 đạt 10,8 triệu lượt người và hơn 616 nghìn lượt phương tiện, các năm, năm 2010 đạt 10,8 triệu lượt người và hơn 616 nghìn lượt phương tiện, tăng gấp 3 lần so với năm 2005.
Hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá tại các KKTCK ngày càng sôi động, số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình đăng ký kinh doanh tăng nhanh qua các số lượng doanh nghiệp và hộ gia đình đăng ký kinh doanh tăng nhanh qua các năm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống dân cư và bảo đảm quốc phòng, an ninh biên giới.
Các KKTCK cả nước hiện thu hút được khoảng gần 70 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệu USD và khoảng 500 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 40 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung các dự án đầu tư vào KKTCK còn tập trung chủ yếu tại một số KKTCK lớn trên 3 tuyến biên giới với Trung Quốc (Móng Cái, Lạng Sơn – Đồng Đăng, Lào Cai), Lào (Lao Bảo, Cầu Treo), Campuchia (Mộc Bài)...
Tổng thu ngân sách Nhà nước qua các KKTCK năm 2010 đạt khoảng 4800 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các KKTCK giáp với Trung Quốc (87,4%), tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu tại các KKTCK giáp với Trung Quốc (87,4%), giáp với Lào (11,7%), giáp Campuchia (0,9%). Trong đó, một số KKTCK có mức thu ngân sách nhà nước cao như Đồng Đăng - Lạng Sơn (năm 2010 đạt 1850 tỷ đồng), Móng Cái (năm 2010 đạt gần 1100 tỷ đồng), Lào Cai (650 tỷ đồng); Lao
Bảo (324 tỷ đồng)... Các KKTCK giáp biên giới Campuchia có số thu thấp do hoạt động xuất khẩu là chủ yếu nên thu về xuất nhập khẩu thấp và các dự án đầu tư động xuất khẩu là chủ yếu nên thu về xuất nhập khẩu thấp và các dự án đầu tư đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế.
1.2. Về mặt xã hội:
Việc phát triển các KKTCK đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển đời sống nhân dân địa phương được nâng cao, cơ sở hạ tầng được cải thiện, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới. Thu nhập bình quân của dân cư trong KKTCK được cải thiện rõ rệt.
1.3. Về mặt an ninh quốc phòng:
Việc hình thành các KKTCK đã thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, người dân gắn bó với khu vực biên giới, an ninh quốc phòng được củng cố, giữ vững. dân gắn bó với khu vực biên giới, an ninh quốc phòng được củng cố, giữ vững. Thông qua hoạt động tại KKTCK đã từng bước mở rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng.
2. Một số tồn tại, hạn chế:
- Các KKTCK thường nằm tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách