Tóm tắt kết quả nghiên cứu định lượng về sự thành công của các khu kinh t ế

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế , khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam docx (Trang 28 - 30)

Khu kinh tế ở các địa phương

Số liệu từ Bảng 4 cho thấy mục tiêu của khu kinh tế Chu Lai trong một số trường hợp thiếu quá lạc quan (đặc biệt là mức đầu tư trung bình trên một hec-ta trường hợp thiếu quá lạc quan (đặc biệt là mức đầu tư trung bình trên một hec-ta quá cao), và trong một số trường hợp khác lại quá thấp (đặc biệt là về số lao động và mức nộp ngân sách). Một điểm quan trọng nữa cần nhấn mạnh là đứng trên góc độ hiệu quả kinh tế thì mô hình khu kinh tế tỏ ra kém hiệu quả hơn nhiều so với mô hình khu công nghiệp và khu chế xuất. Vì vậy, chính phủ cần đánh giá toàn diện và cân nhắc lại một cách hết sức thận trọng việc tiếp tục phát triển đại trà mô hình này ở tất cả các tỉnh ven biển.

IV. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định lượng về sự thành công của các khu kinh tế khu kinh tế

Nhiều nghiên cứu định lượng trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy sự thành công của các KKT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất bao công của các KKT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất bao gồm:

Giáo dục: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và sự lựa chọn địa điểm đầu tư (cả đầu tư của DN trong nước, FDI, và ODA) đã cho thấy một cách địa điểm đầu tư (cả đầu tư của DN trong nước, FDI, và ODA) đã cho thấy một cách rõ ràng rằng những khu vực nào có trình độ học vấn trung bình cao hơn thì sẽ có nhiều khả năng thu hút đầu tư hơn.

Lương: Mức lương ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh

nghiệp. Mức lương tương đối thấp trong thời gian qua đã giúp cho Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, nhất là đối với các dự án FDI sử dụng nhiều lao động. Biswas nên hấp dẫn hơn, nhất là đối với các dự án FDI sử dụng nhiều lao động. Biswas (2002) đã thấy rằng mức lương tỉ lệ nghịch với mức thu hút FDI của các nước. Zhang (2001) cũng thấy kết quả tương tự đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1987- 1998. Tuy nhiên, Chen (1996) lại thấy rằng sau khi đã tính đến năng suất, lựa chọn

dịa điểm của các dự án FD ở Trung Quốc dường như không còn bị ảnh hưởng nhiều của mức lương nữa. nhiều của mức lương nữa.

Lực lượng lao động: Bên cạnh lương thì một đặc tính quan trọng khác của

thị trường lao động là sự sẵn có cũng như chất lượng của lực lượng lao động. Nếu các yếu tố khác không đổi, địa phương có số lượng và chất lượng lao động cao hơn các yếu tố khác không đổi, địa phương có số lượng và chất lượng lao động cao hơn sẽ có khả năng thu hút đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên làn sóng di cư cũng làm cho phân tích này thêm phức tạp. Một địa phương có lực lượng lao động dồi dào có thể lại không có một nguồn cung lao động dồi dào do lao động di cư từ nơi khác đến.

Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng luôn được ưu tiên, nếu không nói là ưu tiên

hàng đầu, trong kế hoạch đầu tư của các tỉnh của Việt Nam như là một biện pháp để thu hút FDI. Khả năng tiếp cận của địa phương là một yếu tố quyết định trong để thu hút FDI. Khả năng tiếp cận của địa phương là một yếu tố quyết định trong các quyết định về địa điểm của các dự án FDI. Một mạng lưới giao thông phát triển cao được hỗ trợ bởi sân bay, cảng biển, đường sắt và đường bộ giúp tăng khả năng tiếp cận và giảm chi phí vận tải cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tình hình thực tế ở Việt Nam cho thấy việc đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng có thể lại phản tác dụng. Ví dụ như các tỉnh đang có phong trào xây cảng nước sâu và thậm chí cả sân bay, không phải bởi vì họ thực sự cần những công trình này, mà chỉ vì những khoản đầu tư này giúp tăng GDP một cách nhanh chóng, hay thậm chí chỉ là do tỉnh bên cạnh cũng có cảng, có sân bay. Hệ quả của sự chạy đua này là hiện nay Việt Nam có tới hơn 100 cảng biển. Theo ước tính, dọc theo dải duyên hải miền trung, cứ 40-50km lại có một cảng biển. Rất khó, nếu không nói là không thể, lý giải được tại sao lại cần đầu tư xây nhiều cảng như thế nếu xét từ góc độ hiệu quả kinh tế.

Một thước đo quan trọng nữa về cơ sở hạ tầng là sự ổn định của việc cung ứng điện và mức độ phổ biến của điện thoại và internet. Việc thiếu điện hay việc ứng điện và mức độ phổ biến của điện thoại và internet. Việc thiếu điện hay việc cung ứng điện không ổn định làm tăng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp do phải đầu tư các hệ thống phát điện dự phòng và do tăng tỷ lệ phế phẩm. Điện thoại cũng là một yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng vì nó giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp, điều đặc biệt quan trọng trong thời đại thông tin hiện nay.

Khoảng cách đến các thị trường chính và vùng nguyên liệu: Các dự án đầu

tư muốn tận dụng các thị trường lớn và đang tăng trưởng thường có địa điểm ở gần các khu đô thị phát triển; ở Việt Nam, đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các khu đô thị phát triển; ở Việt Nam, đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở gần hai thành phố này còn có nhiều lợi ích khác nữa. Thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở những thành phố này tốt hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước. Thứ hai, nguồn cung về lực lượng lao động, cả kỹ năng (được đào tạo ngay tại Hà Nôi và Hồ Chí Minh) và phổ thông (người nhập cư) rất dồi dào. Thứ ba, đây là cách rất

thuận lợi để tiếp cận đến các thị trường quốc tế vì hai thành phố này có hoặc ở gần những sân bay và cảng biển tấp nập nhất nước. Thứ tư, điều này giúp làm giảm chi những sân bay và cảng biển tấp nập nhất nước. Thứ tư, điều này giúp làm giảm chi phí và sự phức tạp đối với việc đi lại trong nước và quốc tế. Và thứ năm, các dự án FDI đặt tại hoặc gần Hà Nội hay HCMC và các tỉnh lân cận, trong chừng mực nào đó, đều được hưởng tác động cộng hưởng. Thứ tư, cơ

Môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư ở một địa phương ảnh hưởng rất

nhiều đến các ưu đãi, cơ hội và hiệu quả hoạt động của mọi doanh nghiệp. Các nhà đầu tư luôn tìm kiếm một môi trường đầu tư tốt, môi trường đó không những tạo ra đầu tư luôn tìm kiếm một môi trường đầu tư tốt, môi trường đó không những tạo ra nhiều cơ hội hơn cho họ phát triển, mà còn giúp giảm chi phí và sự không chắc chắn, và điều này có lẽ còn quan trọng hơn. Một môi trường đầu tư tốt có nhiều đặc điểm, ví dụ như tính minh bạch, tính có thể dự đoán, trách nhiệm giải trình, v.v.

Một phần của tài liệu Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế , khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam docx (Trang 28 - 30)