Mô tả số liệu

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ nước ngoài và phân tích định lượng (Trang 56 - 58)

Mô hình phân tích sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian từ năm 1986 đến 2009. Tập hợp số liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lực lƣợng lao động có việc làm (employed labour force – L) đƣợc lấy từ cơ sở số liệu thống kê của Ngân hàng phát triển châu Á ADB (Riêng năm 2009, lấy từ báo cáo Country Report của EIU năm 2010). Vì tỷ lệ sử dụng lực lƣợng lao động của quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất nên trong mô hình này, chúng tôi sử dụng lực lƣợng lao động có việc làm thay cho lực lƣợng lao động của quốc gia.

Số liệu nợ nƣớc ngoài phải trả hàng năm bằng các khoản nợ đáo hạn trong năm với các khoản lãi ngắn hạn và dài hạn phải trả trong kỳ. Nợ nƣớc ngoài gồm 3 thành phần: nợ nƣớc ngoài khu vực công, nợ nƣớc ngoài đƣợc chính phủ bảo lãnh và nợ nƣớc ngoài tƣ nhân không đƣợc bảo lãnh. Nợ nƣớc ngoài dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trả nợ trên một năm và đƣợc thanh toán cho ngƣời không cƣ trú tại Việt Nam bằng ngoại tệ. Số liệu nợ nƣớc ngoài phải trả hàng năm, tổng dƣ nợ nƣớc ngoài đƣợc lấy từ cơ sở số liệu thống kê của Ngân hàng phát triển châu Á ADB, riêng số liệu hai năm 2008 và 2009 đƣợc lấy từ báo cáo Country Report của EIU năm 2010.

http://svnckh.com.vn 57 Số liệu tổng vốn tích lũy (capital stock - K) năm 1986 đƣợc lấy từ bài nghiên cứu

“Tác động của đổi mới đối với tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam” do 2 tác giả Lê Thanh Nghiệp và Lê Hữu Quý viết với giả định tỷ lệ vốn/ tổng sản phẩm quốc nội là 1,1. Số liệu từ năm 1987-2009 đƣợc chúng tôi xây dựng dựa trên mô hình sau:

Kt = Kt-1 x (1- d) + It-1 (6) Trong đó, Kt là tổng vốn tích lũy năm t; Kt-1 là tổng vốn tích lũy năm (t-1); d là tỷ lệ khấu hao; It-1 là tổng vốn đầu tƣ của toàn xã hội trong năm (t-1)

Số liệu tổng đầu tƣ hàng năm đƣợc lấy từ cơ sở số liệu thống kê của Tổng cục thống kê. Mức khấu hao ở đây đƣợc giả thiết vào khoảng 5% một năm.

Trong điều kiện số liệu thống kê của Việt Nam là không đầy đủ, việc ƣớc tính lƣợng vốn tích lũy là việc vô cùng khó khăn. Trong quá trình xây dựng bộ số liệu và chạy thử mô hình, chúng tôi cũng đã thay đổi tỷ lệ vốn-sản phẩm đƣợc sử dụng để ƣớc tính lƣợng dự trữ vốn cho năm 1986. Tuy nhiên, việc thay đổi này không ảnh hƣởng nhiều đến kết quả ƣớc lƣợng mô hình.7

Các số liệu liên quan đến biến số trong mô hình đều đƣợc thể hiện dƣới dạng hàm số logarit cơ số tự nhiên và giá cơ sở năm 1994. Số liệu nợ nƣớc ngoài phải trả hàng năm theo đơn vị USD tại mức giá hiện hành đƣợc quy về giá cơ sở VND 1994 theo 2 bƣớc: (a) tính tỷ lệ DS trên GDP danh nghĩa (tính theo USD theo giá hiện hành), ta đƣợc tỷ lệ nợ phải trả trên GDP, (b) lấy tỉ lệ này nhân với GDP theo giá không đổi năm 1994.

Cuối cùng, ta có đƣợc bảng số liệu dùng để ƣớc lƣợng mô hình (1) nhƣ trong phụ lục 3.

7

http://svnckh.com.vn 58

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ nước ngoài và phân tích định lượng (Trang 56 - 58)