Hiệu quả sử dụng nợ vay:

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ nước ngoài và phân tích định lượng (Trang 47 - 49)

Không thể phủ nhận vốn vay nƣớc ngoài có tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Vốn vay nƣớc ngoài là nguồn hỗ trợ chủ yếu cho quá trình điều hành và cân đối NSNN mà minh chứng là sự ổn định của NSNN. Nguồn vốn vay của Chính phủ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, cụ thể các dự án về giao thông, y tế, giáo dục… hoặc các dự án nông nghiệp phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo…

Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tƣ bằng vốn ODA (chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ nƣớc ngoài của Chính phủ) đã hoàn thành và đƣợc đƣa vào sử

5 Nguồn: http://dddn.com.vn/201002010139232cat109/phat-hanh-trai-phieu-chinh-phu-tren-thi-truong-quoc-te- va-van-de-lien-quan.htm

http://svnckh.com.vn 48 dụng, góp phần tăng trƣởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo nhƣ Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2 - 1; nhà máy thủy điện sông Hinh; một số dự án giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 5, Quốc lộ lA (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang), cầu Mỹ Thuận.., nhiều trƣờng tiểu học đã đƣợc xây mới, cải tạo tại hầu hết các tỉnh; một số bệnh viện ở các thành phố, thị xã nhƣ bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh); nhiều trạm y tế xã đã đƣợc cải tạo hoặc xây mới; các hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt ở nhiều tỉnh thành phố cũng nhƣ ở nông thôn, vùng núi. Các chƣơng trình dân số và phát triển, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra, còn hàng loạt các công trình mới đầu tƣ bằng nguồn vốn ODA sẽ đƣợc đƣa vào hoạt động trong thời gian tới.6

Ngoài ra, vốn vay còn đƣợc sử dụng cho các mục tiêu xã hội. Trong thời gian qua, nguồn vốn vay ƣu đãi của các tổ chức tài chính thế giới và các nƣớc đã góp phần không nhỏ vào quá trình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp và quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân.

Trong vấn đề sử dụng nợ, một điều đáng quan tâm là mục đích sử dụng nợ lại là yếu tố dẫn đến nợ vay không đƣợc sử dụng một cách hiệu quả. Một trong những nguyên tắc huy động vốn của Nhà nƣớc là vốn vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích nhƣ trong các kế hoạch chi tiết về vay, sử dụng và trả nợ; song sử dụng vốn vay nhƣ thế nào lại liên quan đến tình hình thực tế. Điều đó dẫn đến nguồn vốn khi huy động thì rất nhanh, trong một thời gian ngắn có thể đáp ứng yêu cầu về vốn, nhƣng tốc độ giải ngân thì rất chậm, ảnh hƣởng đến việc sử dụng vốn sao cho vừa đúng mục đích vừa thỏa mãn nhu cầu về vốn vừa làm cho đồng vốn sinh lời để trả nợ. Với đồng vốn giải ngân chậm mà không đƣợc đƣa đồng vốn chƣa giải ngân vào sử dụng cho mục đích khác đã làm cho hiệu quả của nợ vay giảm rất nhiều. Theo báo cáo của WB, hiện nay

6 Nguồn: Báo cáo 15 năm ODA tại Việt Nam – Bộ kế hoạch và đầu tƣ

http://oda.mpi.gov.vn/odavn/ODA%E1%BB%9FVi%E1%BB%87tNam/T%E1%BB%95ngquanv%E1%BB%81 ODA/tabid/170/articleType/ArticleView/articleId/204/15-nm-ODA--Vit-Nam.aspx

http://svnckh.com.vn 49 tốc độ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 50%/năm. Thanh toán nợ của Việt Nam chỉ chiếm 28% GDP. Đây chính là một trong những vấn đề mà các nhà tài trợ mong muốn Việt Nam cần quan tâm cải thiện. Việc chậm giải ngân đồng nghĩa với tiến trình thực hiện chậm, vì thế lợi ích thu đƣợc hạn chế, ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế.

Nguồn vốn nƣớc ngoài kết hợp với nguồn vốn trong nƣớc sẽ tạo nên một hợp lực thúc đẩy nền kinh tế tiến mạnh trên quĩ đạo tăng trƣởng và phát triển của nó. Song phải nhận thức rằng vay nợ nƣớc ngoài là một vấn đề bất đắc dĩ, là hai mặt phải trái đối lập nhau và bất cứ lúc nào mặt trái của nó cũng có thể quay lại làm ảnh hƣởng nền kinh tế, gây nên tình trạng khủng hoảng nợ nƣớc ngoài nếu nhƣ chúng ta không có mộtchiến lƣợc vay tối ƣu. Cho nên, vấn đề đặt ra là chúng ta phải xây dựng đƣợc một chiến lƣợc toàn diện về kiểm soát và quản lý nợ, hình thành các chỉ tiêu đánh giá mức an toàn trong vay nợ, tính bền vững của nợ.

Một phần của tài liệu Vấn đề nợ nước ngoài và phân tích định lượng (Trang 47 - 49)