KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 58 - 62)

6.1 Kết luận

6.1.1 Kết luận về thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp trong huyện

Hoạt động nuôi gà công nghiệp ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang vào những năm trước dịch cúm 2003 diễn ra rất sôi nổi. Trong đó chiếm đa số vẫn là hộ nuôi quy mô vừa. Sau các đợt dịch cúm đàn gà của huyện bị thiệt hại nặng nề. Từ đó hoạt động nuôi gà công nghiệp bắt đầu lắng xuống. Đa phần hộ chăn nuôi đã chuyển sang làm những nghề khác từ những nguồn lực vốn có ban đầu của gia đình như làm ruộng, chăn nuôi heo thịt... Từ năm 2006 đến nay, sau khi tình hình cúm gia cầm đã không con bùng phát ở Tiền Giang cũng như ở huyện Châu Thành bà con bắt đầu nuôi gà trở lại. Tuy nhiên quy mô so với trước đây đã giảm đi rất nhiều. Do đa phần hộ nuôi đều thiếu vốn cũng như vẫn còn tâm lý lo sợ dịch cúm sẽ tái phát.

6.1.2 Kết luận về hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp

Qua kết quả phân tích ta có thể thấy hiện nay hộ nuôi quy mô nhỏ sẽ có lợi nhuận trên chi phí cao nhất trong ba loại quy mô nuôi. Hộ nuôi quy mô lớn sẽ có lợi nhuận trên chi phí nhỏ nhất. Như vậy có thể nói rằng khi nuôi càng ít thì phần lợi nhuận trên 1 con gà sẽ cao nhất và phần lợi nhuận này sẽ giảm dần khi tăng qui mô nuôi.

Sau 3 đợt dịch cúm xảy ra tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang số lượng gà công nghiệp của huyện đang giảm rõ rệt, giảm về cả số hộ nuôi và qui mô chăn nuôi trong mỗi hộ. Hiện nay giá trứng trên thị trường rất cao, đa số hộ nuôi đều có lãi cao hơn so với trước đây. Do vấn đề cung rất ít nhưng nhu cầu sử dụng trứng rất cao do đó là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trứng gà không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các bữa ăn hàng ngày mà nó cũng là một nguyên liệu để chế biến nhiều loại bánh nên vấn đề cầu vượt quá cung đã đẩy giá trứng tăng vọt so với trước đây. Trước khi có dịch cúm hộ chăn nuôi chỉ bán trứng khoảng 550 đến 800 đồng mỗi trứng trong khi hiện nay giá trứng bán ở hộ chăn nuôi từ 1.000 đến 1.400 đồng mỗi trứng. Qua đó có thể thấy đây là một lợi thế cho người chăn nuôi sau cúm mặc dù hiện nay chi phí đầu tư cũng cao hơn trước đây do sự tăng giá của

nay cũng tăng khá cao. So với thời điểm trước cúm giá các loại thức ăn và thuốc thú y hiện nay tăng giá khoảng trên 10%.

6.1.3 Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi

Trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài: như thời gian nuôi, công chăm sóc, tỉ lệ hao hụt, dịch bệnh, giá trứng, thức ăn, thuốc thú y, tình hình cung - cầu trên thị trường, vấn đề dịch bệnh... Do đó đòi hỏi người chăn nuôi phải nhạy bén để ứng phó với tình hình bất lợi đồng thời phát huy những điểm mạnh để mang lại hiệu quả cao nhất cho hộ nuôi.

6.1.4 Kết luận chung về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến hiệu quả sản xuất của nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng xuất của nông hộ chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng

Đa số đàn gà huyện Châu Thành bị ảnh hưởng và thiệt hại trong đợt dịch cúm đầu tiên vào cuối 2003 đầu 2004. Đa phần gà của các hộ chăn nuôi gà công nghiệp của huyện đều bị chết hoặc tiêu hủy bắt buộc theo quy định..

Đa số của nông hộ ở xã Tân Hội Đông và Tân Hương số lượng gà chết khoảng ½ số lượng nuôi. Số còn lại hộ tự hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Còn ở các xã khác gà bắt buộc phải tiêu hủy theo quy định để không chế tình trạng cúm lây lan trong toàn vùng mặc dù đàn gà chưa có dấu hiệu chết hàng loạt như những nơi khác.

Trong số các hộ có báo cho cơ quan thú y vẫn có hộ không nhận được hỗ trợ khi dịch cúm xảy ra là do hộ có bán chạy gia cầm khi dịch cúm xảy ra, làm phát tán nguồn bệnh sai với qui định của Tỉnh Tiền Giang. Đối với hộ có gà không chết nhưng đăng kí hủy được nhận hỗ trợ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ngày 14/01/2004 về chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi xử lý gia cầm bị dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với mức hỗ trợ là 7.000 đồng mỗi con đối với gà đang cho trứng.

Toàn bộ đàn gà trong bài nghiên cứu đều đang trong giai đoạn cho trứng khi bị ảnh hưởng cúm. Mức thiệt hại do cúm gây ra rất lớn đa số đàn gà chỉ mới đẻ được khoảng 5 đến 10 tháng. Như vậy phần thu nhập chính trong nuôi gà công nghiệp lấy trứng của người nông dân bị mất. Bên cạnh đó các thu nhập phụ trong chăn nuôi như chất thải, gà loại đều không còn.

6.2. Kiến nghị

6.2.1 Kiến nghị đối với người chăn nuôi

Để đạt hiệu quả trong chăn nuôi gà công nghiệp cũng như mang lại lợi nhuận trong chăn nuôi, nguời nuôi gà nên thay đổi tập quán chăn nuôi hiện tại. Thường xuyên tham gia tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi để có thể áp dụng trên đàn gà nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.

Hộ chăn nuôi nên tiến hành đăng ký chăn nuôi với cơ quan quản lý về chăn nuôi để đàn gà nuôi được quản lý cũng như tiêm phòng văc xin cúm theo quy định hiện hành, nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng cúm bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi cũng như ảnh hưởng chung đến kinh tế xã hội huyện. Bên cạnh đó nếu dịch cúm bùng phát, hộ chăn nuôi cũng nhận được hỗ trợ theo Quy định ban hành kèm theo quyết định số 27/QĐ-UBND của Ủy Ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.

Khi bắt đầu chăn nuôi hộ nuôi nên nuôi với số lượng thuộc qui mô nhỏ để tích lũy kinh nghiệm đồng thời hạn chế rủi ro trong chăn nuôi. Khi đã có kinh nghiệm chăn nuôi hộ nên tăng số lượng gà nuôi lên qui mô vừa hoặc lớn với số lượng phù hợp đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực của nông hộ đồng thời hạn chế thiệt hại khi gặp tình huống bất lợi.

Hộ chăn nuôi nếu có năng lực tài chính nên thực hiện mô hình chuồng kín (chuồng lạnh). Hiện đang được nhiều hộ chăn nuôi gia cầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với chuồng kín sẽ hạn chế được sự lây nhiễm bệnh từ bên ngoài, thời gian đẻ của gà kéo dài, trứng gà đẹp… nhờ thế hiệu quả chăn nuôi cũng tăng lên.

6.2.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát đàn gia cầm nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh gây thiệt hại cho đàn gà nuôi của hộ chăn nuôi trong huyện.

Thường xuyên mở những lớp tập huấn về kỹ thuật, kiến thức chăn nuôi mới cũng như công tác phòng chống dịch bệnh cho hộ nuôi nhằm đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi cũng như sức khỏe cả cộng đồng.

Tăng cường công tác kiểm dịch đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm nhằm đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm gia cầm không nhiễm

bệnh vì đa phần hộ nuôi khi dịch cúm xảy ra trước đây họ vẫn bán được trứng bình thường khi gà bị cúm.

Chính quyền địa phương nên hỗ trợ cho những hộ nuôi có gia cầm bị chết và hủy bằng nguồn kinh phí từ địa phương để họ giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là hộ chuyên nuôi gà trước cúm khi gà bị dịch bệnh họ trở nên trắng tay, cuộc sống rất khó khăn.

6.2.3 Kiến nghị đối với nhà nước

Tiếp tục thực hiện việc tiêm văc xin miễn phí cho hộ nuôi để hộ tự nguyện tiêm chống cúm gia cầm cho đàn gà của mình.

Nghiên cứu lai tạo nhằm tạo ra con giống chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt đồng thời mang lại năng suất chăn nuôi cao.

Phối hợp với các cơ quan ban ngành cũng như chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ đàn gia cầm nuôi.

Tạo điều kiện để người chăn nuôi đã chuyển sang hình thức chăn nuôi khác có thể sản xuất và tiêu thụ tốt sản phẩm sản xuất được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.4 Kiến nghị đối với ngân hàng

Ngân hàng nên tiếp tục khoanh nợ cho hộ chăn nuôi vì đa phần hộ chăn nuôi bị cúm thiệt hại đều không có tiền để trả nợ ngân hàng.

Ngoài ra để hộ chăn nuôi có thể tiếp tục sản xuất ngân hàng nên thực hiện chính sách ưu đãi cho người nông dân vay vốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Dược, Đào Tất Thắng, Đoàn Ngọc Quế, Lê Thị Minh Tuyết, Phạm Thị Phụng, Nguyễn Khắc Hùng, Nguyễn Anh Hoa, Huỳnh Đức Lộng, Nguyễn Bảo Linh, Lê Đình Trực, Huỳnh Lợi, Bùi Văn Trường, Võ Thị Thu Vân (2004). Kế toán quản trị, NXB Thống kê.

2. Phan Văn Kiệt (2005), “Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gia cầm”, Thời báo

Kinh tế Sài Gòn (số 6), 12-13.

3. Nguyễn Phú Son, Huỳnh Trường Huy, Trần Thụy Ái Đông (2004), Giáo

trình kinh tế sản xuất, Trường đại học Cần Thơ.

4. Trần Võ Hùng Sơn, Lê Ngọc Uyển, Trần Nguyễn Minh Ái, Phạm Khánh Nam, Phùng Thanh Bình, Trương Đăng Thụy (2003), Nhập môn phân tích lợi ích

– chi phí, NXB Đại học quốc gia TP.HCM

5. Vũ Đình Thắng (2006). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.

6. Võ Bá Thọ (1996), Kỹ thuật nuôi gà công nghiệp, NXB Nông nghiệp TP.HCM.

7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2002), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, NXB Thống kê.

8. Vũ Quang Việt (2004), “Lạm phát ở Việt Nam”, Thời báo kinh tế Sài Gòn (số 33), 42 - 43.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 58 - 62)