Đàn gà công nghiệp lấy trứng của huyện ChâuThành và tình hình dịch cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 45 - 46)

hiện nay đó là do cơ sở để chia ba loại qui mô chăn nuôi của hai thời điểm khác nhau. Mặt khác đó là do loại con giống nuôi giữa hai thời điểm khác nhau, trước khi dịch cúm xảy ra hầu như hộ bắt đầu nuôi những con giống 1 ngày tuổi còn hiện nay hộ nuôi qui mô nhỏ và vừa thường bắt đầu nuôi từ con giống hậu bị trong khi việc nuôi dưỡng từ con giống 1 ngày tuổi đến khi gà có khả năng sinh sản là cả một giai đoạn khó khăn do nó đòi hỏi được chăm sóc trong những điều kiện kỹ thuật đặc biệt.

3.13 Đàn gà công nghiệp lấy trứng của huyện Châu Thành và tình hình dịch cúm gia cầm cúm gia cầm

Trong 50 hộ phỏng vấn có 47 hộ đã bị thiệt hại nặng nề trong đợt dịch cúm gia cầm đầu tiên trong cả nước cuối 2003 đầu 2004, do có 2 hộ mới nuôi sau cúm và 1 hộ không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm gia cầm do hộ thuộc địa bàn Tân Hội Đông khi hộ vừa bán gà loại xong thì dịch cúm bắt đầu xuất hiện tại Long An. Như vậy có thể thấy rằng khi dịch cúm xảy ra vẫn có trường hợp hộ nuôi không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm. Sau khi đàn gà ở Long An bị chết hàng loạt thì đàn gà ở

xã Tân Hội Đông của huyện Châu Thành cũng xuất hiện tình trạng này do đây là xã tiếp giáp với tỉnh Long An và cũng là nơi có nhiều hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng tại đây. Sau đó tình trạng này đã nhanh chóng lan đến các xã trong huyện, qua các kết quả xét nghiệm thì đây chính là cúm gia cầm do virus cúm gây ra. Cúm đã nhanh chóng lây lan đến các đàn gà ở các xã trong huyện, trước tình hình đó chính quyền địa phương đã thực hiện chủ trương của chính phủ nhanh chóng tiêu hủy những đàn gia cầm trong vùng có dịch để hạn chế phát tán dịch bệnh trên diện rộng.

Tại các xã Thạnh Phú, Phước Thạnh, Bình Đức, Phú Phong… và nhiều xã khác trong các huyện của tỉnh Tiền Giang đã thực hiện chủ trương tiêu hủy những đàn gia cầm có xuất hiện tình trạng gà chết hàng loạt. Còn những vùng không có dịch, hộ chăn nuôi có gia cầm khỏe muốn giữ đàn (do sản phẩm không bán được, không nợ thức ăn gia súc) có sự xác nhận của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc – gia cầm địa phương, của Trạm thú y nếu muốn vay giữ đàn gia cầm thì mức cho mượn vốn bằng mức hỗ trợ tiêu hủy nên kỳ hạn trả nợ là 6 tháng. Trường hợp trong quá trình giữ đàn, đang gia cầm bị nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy theo quyết định số 77/QĐ – UB của UBND tỉnh và ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Như vậy, khi dịch cúm xảy ra có khoảng 92% hộ nuôi giữ được đàn gà khi không nằm trong vùng đang có dịch. Nhưng dịch cúm đã làm thiệt hại nặng cho hộ nuôi của huyện Châu Thành vì theo số tháng tuổi gà chết 5 đến 13 tháng có hộ chưa thu được trứng đã bị ảnh hưởng của dịch cúm. Toàn bộ chi phí hộ nuôi đầu tư đã bị mất trắng. Con những hộ giữ được đàn cũng bị ảnh hưởng không kém khi trong 1 tháng hộ phải tự bỏ vốn ra mua thức ăn cho gà vì không được bao tiêu như trước, chỉ riêng chi phí thức ăn mỗi ngày 1 con gà đã tốn khoảng 510,4 đồng thức ăn trong khi trứng không tiêu thụ đựợc.

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 45 - 46)