HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TIỀN GIANG 5.1 Một số chủ trương của tỉnh Tiền Giang về quản lý chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 53 - 58)

5.1 Một số chủ trương của tỉnh Tiền Giang về quản lý chăn nuôi gia cầm

Nhằm đưa ngành chăn nuôi theo định hướng chung của tỉnh và dưới sự quản lý của nhà nước ngày 8 tháng 4 năm 2004 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành

Quyết định số: 19/2004/QĐ-UB về việc ban hành điều kiện chăn nuôi gia súc gia cầm và kinh doanh động vật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các hộ phải đáp ứng yêu cầu về vị trí, vệ sinh… thì có thể chăn nuôi.

Bên cạnh đó, nhằm tiêu diệt mầm bệnh còn tiềm ẩn trong môi trường tỉnh đã chủ trương cấp phát thuốc sát trùng miễn phí cho tất cả hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh để hộ chăn nuôi tự phun xịt. Hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình sẽ do lực lượng xung kích tổ chức phun xịt, lượng thuốc sát trùng phục vụ cho chống dịch và phun xịt cho các hộ chăn nuôi trên toàn tỉnh cho 6 đợt là 2.000 lít.

Để hỗ trợ hộ chăn nuôi tiêu thụ trứng gia cầm trong thời gian xảy ra dịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện đợt tổng kiểm kê các cơ sở ấp trứng. Tỉnh đã chủ trương tạm dừng việc thu phí kiểm dịch theo công ăn số: 361/UB ngày 21 tháng 1 năm 2005 của UBND tỉnh về việc ngưng thu phí kiểm dịch trứng gia cầm cho đến khi dịch cúm ổn định trở lại.

Công tác phòng chống dịch đã được kết hợp chặt chẽ đến cơ sở ban ngành trong tỉnh.

Công tác kiểm dịch gia cầm cùng với sản phẩm gia cầm đã được thực hiện nghiêm túc ở Tiền Giang với phí kiểm dịch là 2 đồng mỗi trứng và 50 đồng mcon gia cầm khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác trong và ngoài tỉnh.

5.2 Ma trận SWOT trình bày điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đối với nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang

Ngày nay, trứng gà là một loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Vì thế để nghề nuôi gà công nghiệp lấy trứng tiếp tục phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm cho xã hội, bài nghiên cứu sẽ sử dụng ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, đe dọa đang đặt ra cho người chăn nuôi và nhà quản lý để nghề chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Điểm mạnh (S). + Có kinh nghiệm và kiến thức chăn nuôi.

+ Có nhiều nguồn lực để tiến hành chăn nuôi: đất đai, lao động…

Điểm yếu (W). + Đa phần hộ chăn nuôi thiếu vốn để đầu tư chăn nuôi.

+ Chưa có khả năng để ứng phó với những biến động bất ngờ trong chăn nuôi.

Cơ hội (O). + Trứng là loại thực phẩm được ưa chuộng và có nhu cầu sử dụng cao.

+ Điều kiện tự nhiên trong vùng phù hợp cho nuôi gà công nghiệp lấy trứng.

Kết hợp SO:

+ Mở rộng quy mô chăn nuôi phù hợp với nguồn lực nông hộ.

+ Tìm đầu ra tốt nhất cho sản phẩm chăn nuôi.

Kết hợp WO: + Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nuôi gà vay đủ số vốn và thời hạn phù hợp với chu kỳ chăn nuôi.

+ Thường xuyên tìm hiểu về những kỹ thuật mới đồng thời thay đổi tập quán chăn nuôi phù hợp với điều kiện hiện tại.

Đe dọa (T). + Nhiều loại dịch bệnh mới và nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Do tính hiệu quả trong chăn nuôi cao nên ngày càng nhiều hộ nuôi tiến hành chăn nuôi.

Kết hợp ST:

+ Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật và công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

+ Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà theo quy định của cơ quan thú y.

Kết hợp WT: + Thực hiện đầy đủ và đúng công tác tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi. + Thực hiện tốt công tác chăm sóc để đàn gà cho trứng có năng suất và chất lượng cao.

5.3 Một số giải pháp nhằm phát triển đàn gà mang lại hiệu quả chăn nuôi cho người nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành cho người nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành

Sau đây là một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển đàn gà, nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền

5.3.1 Một số yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến chi phí trong chăn nuôi

Hiện nay hầu hết hộ nuôi gà công nghiệp lấy trứng đều gặp chung một khó khăn là giá cả thức ăn ngày càng tăng. Điều này làm chi phí chăn nuôi mỗi con sẽ tăng và kết quả cuối cùng là lợi nhuận bình quân trên mỗi con sẽ giảm. Vì thế hộ nuôi nên tiến hành pha trộn thức ăn theo tỉ lệ dinh dưỡng phù hợp để vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho gà nuôi đồng thời giảm chi phí thức ăn. Vì trong nuôi gà công nghiệp chi phí thức ăn là chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tất cả các loại chi phí chăn nuôi.

Về con giống hiện nay công ty C.P.Việt Nam có hai loại con giống đó là giống gà con 1 ngày tuổi và gà hậu bị 17 tuần tuổi. Hộ nuôi có thể mua con giống 1 ngày tuổi để nuôi nhằm tiết kiệm chi phí chăn nuôi hoặc mua con giống hậu bị. Tuy nhiên để nuôi từ gà con đến gà hậu bị đòi hỏi hộ nuôi phải nuôi trong loại chuồng dành riêng cho loại gà này đồng thời có những dụng cụ chuyên dùng như chụp sưởi ấm gà con, máng ăn, núm uống… bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn những rủi ro như tỉ lệ hao hụt cao nếu hộ không biết cách chăm sóc. Do đó cách thức tốt nhất là hộ nuôi với qui mô nhỏ và vừa nên nuôi từ gà hậu bị, còn việc nuôi từ gà 1 ngày tuổi chỉ thích hợp với hộ nuôi qui mô lớn.

5.3.2 Về kỹ thuật chăn nuôi

Chăn nuôi gà công nghiệp đòi hỏi phải được chăm sóc theo đúng qui trình kỹ thuật về như về chuồng trại, cách thức chăm sóc, liều lượng thức ăn, tiêm phòng dịch bệnh… Vì thế đối với hộ nuôi ngoài kinh nghiệm hiện có hộ nên thường xuyên tham gia các buổi tập huấn, hội thảo hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi. Đây là cơ hội để hộ nuôi tiếp thu được nhiều kiến thức mới, những kỹ thuật chăn nuôi hiện đại… để có thể ápdụng cho đàn gà nuôi đạt hiệu quả cao đồng thời có khả năng ứng phó nhiều loại dịch bệnh.

Ngoài ra hộ nuôi nên thực hiện đúng qui trình tiêm chủng, phòng bệnh cho gà đúng qui định nhằm hạn chế một số bệnh thường gặp trên đàn gà nuôi như Newcastle, Gumboro, marek, bệnh đậu gà, viêm thanh khí quản… Đặc biệt định kỳ 6 tháng hộ nuôi nên tiêm vacxin ngừa cúmgia cầm cho đàn gà nuôi.

5.3.3 Về tín dụng trong chăn nuôi

Sau đợt dịch cúm gia cầm vấn đề vốn trở thành vấn đề nan giải đối với hộ nuôi muốn phát triển đàn gia cầm và cả hộ hiện đang nuôi và hộ hiện chưa tái đàn

có nhu cầu tái đàn lại. Trong khi đó vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp lãi suất sẽ thấp hơn khi vay các nguồn bên ngoài. Hiện nay thủ tục vay ngân hàng tương đối đơn giản, bằng việc thế chấp tài sản hộ nuôi có thể vay được khoản tiền theo qui định của ngân hàng về giá trị tài sản thế chấp và số tiền có thể vay. Vì vậy hộ nuôi nên sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạng lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn vay, đồng thời hộ nuôi nên tận dụng lợi nhuận trong hoạt động nuôi gà để có thể hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Như thế hộ sẽ tạo được uy tín và lòng tin đối với ngân hàng để có thể vay mượn cho những lần tiếp theo.

Chương 6

Một phần của tài liệu Hiệu quả chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng của nông hộ tại huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w