Kết quả theo dõi sự phát triển của vi khuẩn E.coli DH 5 theo thời gian

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG đẠM THỦY PHÂN TỪ TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) đỂ NUÔI CẤY VI SINH VẬT (Trang 30 - 33)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

b. Kết quả theo dõi sự phát triển của vi khuẩn E.coli DH 5 theo thời gian

Trong môi trường lỏng

Sau thí nghiệm xác định lượng đạm amin trùn quế thay thế lượng pepton thích hợp cho nuôi cấy vi khuẩn E. coli DH 5 , nhận thấy dịch trùn quế thủy phân

O D 6 00 n m

hoàn toàn có thể thay thế bột đạm pepton, nên trong thí nghiệm theo dõi sự tăng trưởng nhóm vi khuẩn này theo thời gian được nuôi cấy trên hai môi trường 100% dịch thủy phân trùn quế và 100% lượng pepton theo môi trường LB. Kết quả hình 3 cho thấy đường tăng trưởng của vi khuẩn E. coli DH 5 theo thời gian trên hai môi trường đều như nhau. Ở thời điểm ban đầu vi khuẩn có mật số bằng nhau, nhưng sau 3 giờ tăng trưởng vi khuẩn bắt đầu tăng sinh khối mạnh (giai đoạn log) và đạt đến cực đại ở móc thời gian 18 giờ. Sau đó thì chuyển sang giai đoạn cân bằng và chết.

Tuy nhiên, trong môi trường đạm trùn quế thủy phân, vi khuẩn phát triển mạnh hơn khoảng 1,5 lần so với môi trường đạm pepton. Ngay từ đầu giai đoạn log, E. coli DH 5 trong môi trường đạm trùn quế đã có xu hướng phát triển vượt trội và đạt giá trị OD600nm tối đa (0,650) ở 18 giờ. Trong khi đó, nếu sử dụng đạm pepton thì giá trị OD600nm chỉ đạt 0,436. Sau thời điểm này thì ở cả hai môi trường đạm khác nhau vi khuẩn đều chuyển sang giai đoạn cân bằng. Kết quả thống kê ở từng thời điểm từ 6 giờ đến 30 giờ giữa hai nghiệm thức đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) (bảng 11, phụ lục 1).Từ kết quả trên, một lần nữa khẳng định khả năng thay thế đạm trùn quế trong môi trường nuôi cấy vi khuẩn là rất khả thi, mở ra một hướng ứng dụng mới từ trùn quế. Đây là nguồn đạm dồi dào vừa rẻ tiền lại vừa cho hiệu quả cao.

0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0.0 0 5 10 15 20 25 30

Thời gian tăng trưởng (giờ)

Pepton

Trùn quế thủy phân

Hình 3: Sự tăng trưởng của vi khuẩn E. coli DH 5 trên hai môi

Môi trường thạch đĩa

Trong cùng điều kiện nuôi cấy, mật số vi khuẩn, thành phần dinh dưỡng là như nhau, hai môi trường chỉ khác nhau ở nguồn đạm pepton và đạm từ trùn quế. Sự khác biệt về kích thước tăng trưởng của vi khuẩn trên hai loại đạm pepton và đạm trùn quế được thể hiện rõ trên hình 4, 5 và 6 nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa LB.

Môi trường đạm pepton Môi trường đạm trùn quế

Hình 4: Khuẩn lạc vi khuẩn E. coli DH 5X sau 16 giờ

Môi trường đạm pepton Môi trường đạm trùn quế

Môi trường đạm pepton Môi trường đạm trùn quế

Hình 6: Khuẩn lạc vi khuẩn E. coli DH 5 sau 36 giờ

Quan sát khuẩn lạc trên hai đĩa môi trường ở mỗi điểm thời gian, nhận thấy chúng to dần từ 16 giờ đến 36 giờ. Khuẩn lạc trên môi trường đạm trùn quế luôn luôn có kích thước lớn hơn trên môi trường đạm pepton. Như vậy kết quả này đã kiểm chứng lại về mặt dinh dưỡng nhờ thành phần đạm amin có mặt trong dịch trùn quế thủy phân cao hơn bột pepton nên đã giúp cho khuẩn lạc phát triển tốt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG đẠM THỦY PHÂN TỪ TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) đỂ NUÔI CẤY VI SINH VẬT (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w