0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Thành phần đạm nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐẠM THỦY PHÂN TỪ TRÙN QUẾ (PERIONYX EXCAVATUS) ĐỂ NUÔI CẤY VI SINH VẬT (Trang 29 -30 )

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thành phần đạm nguyên liệu

Mẫu trùn quế chuẩn bị trong phần thực nghiệm II.1.a, sau 24 giờ tự thủy phân được đun sôi 30 phút, ly tâm 7000 vòng/phút, 20 phút. Thu được 180 ml dịch đạm thủy phân xác định hàm lượng protein hòa tan và đạm amin cùng với mẫu pepton (Hà Lan) làm đối chứng. Kết quả ghi nhận được theo bảng 4.

Bảng 4: Kết quả đo protein và đạm amin của dịch đạm thủy phân và pepton.

Mẫu Protein tổng (mg) Đạm amin tổng (mgN)

Dịch đạm thuỷ phân 20,88 1299

Pepton Hà Lan 49,06 719

Trong dịch đạm thuỷ phân và pepton, thành phần chiếm đa số là các peptid ngắn và acid amin, do đó khi xác định protein bằng phương pháp Bradford cho kết quả rất thấp do thuốc thử này chỉ bắt màu với những protein có trọng lượng phân tử trên 4000 Da (Nielsen S.S, 2003). Ngoài ra, với cùng một khối lượng mẫu 26,52 gam thì hàm lượng đạm amin trong bột trùn quế đã được thủy phân cao hơn so với pepton Hà Lan, gấp khoảng 1,8 lần. Dự đoán đây có thể là môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Vì vậy, kết quả này bước đầu rất có ý nghĩa để tính lượng đạm amin bổ sung vào môi trường nuôi cấy ở các thí nghiệm tiếp theo.

2. Sử dụng sản phẩm thủy phân của trùn quế để nuôi vi sinh vật

a. Kết quả xác định lượng đạm amin trùn quế thay thế pepton thích hợp cho môi trường nuôi cấy vi khuẩn E. coli DH 5

Tính toán lượng đạm amin dịch thủy phân trùn quế đưa vào chuẩn bị môi trường nuôi cấy ở các nghiệm thức thay thế đạm pepton từ 0%, 25%, 50%, 75% và 100% (A1, A2, A3, A4 và A5), không thay đổi các thành phần khác. Sau 16 giờ nuôi cấy liên tục, tiến hành lấy mẫu đo độ đục ở độ hấp thụ OD600nm. Kết quả cho ở bảng 5 cho ta thấy các nghiệm thức thay thế đạm pepton từ 0%, 25%, 50%, 75% có độ đục không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Nghiệm thức thay thế đạm pepton bằng 100% đạm trùn quế có độ đục cao nhất,

khác biệt có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại. Điều này chứng tỏ với môi trường đạm trùn quế thủy phân 100% vi khuẩn E. coli DH 5 đã phát triển tốt nhất và tốt hơn cả môi trường chỉ có đạm pepton thương mại (nghiêm thức A1).

Bảng 5: Kết quả đo độ đục các nghiệm thức thay thế pepton khác nhau nuôi cấy E. coli DH 5 .

Nghiệm thức A1 A2 A3 A4 A5

OD* 600nm 0,518b

0,517b 0,530ab 0,518b 0,540a

* Các giá trị trung bình có cùng chữ thì không khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05)

Kết quả thí nghiệm cũng tương tự của Nakajima và ctv (2000) dùng dịch đạm tự thủy phân trùn đất Lumbricus rubellus nuôi cấy vi khuẩn E. Coli XL 1-Blue cho sự tăng trưởng vi khuẩn bình thường so với bột pepton đối chứng trên môi trường LB với tỉ lệ bột pepton là 1% (w/v) sau 30 giờ nuôi cấy. Như vậy có thể khẳng định dung dịch đạm trùn quế thủy phân 100% hoàn toàn có thể thay thế đạm pepton trong môi trường nuôi cấy vi sinh vật phổ biến LB. Hình 2 sau đây mô tả sự phát triển của vi khuẩn E. coli DH 5 sau 16 giờ nuôi cấy.

A1 A2 A3 A4 A5 A1 A2 A3 A4 A5

Hình 2: Môi trường lỏng trước và sau khi nuôi vi khuẩn E. coli DH 5 16 giờ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐẠM THỦY PHÂN TỪ TRÙN QUẾ (PERIONYX EXCAVATUS) ĐỂ NUÔI CẤY VI SINH VẬT (Trang 29 -30 )

×