Nguyên vật liệu sản xuất

Một phần của tài liệu Công ty Cao su Sao vàng. (Trang 51 - 52)

II. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cao suSao vàng

1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của công ty Cao suSao vàng

1.4 Nguyên vật liệu sản xuất

a. Đặc điểm chủ yếu nguyên vật liệu sản xuất của công ty là tính đa dạng và phức tạp. Nó thể hiện đặc thù sản phẩm cao su. Đó là sự kết hợp phức tạp của các nguyên vật liệu, các nguyên tố hoá học. Nguyên vật liệu của công ty có thể chia ra thành 11 nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm 1: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp - Nhóm 2: chất lưu hoá (chủ yếu là chất lưu huỳnh S) - Nhóm 3: chất xúc tiến (Cl, axit Stearic, xúc tiến D) - Nhóm 4: chất trợ xúc tiến (ZnO, axit Stearic) - Nhóm 5: chất phòng bão (phòng bão D, MB) - Nhóm 6: chất phòng tư liệu (AP)

- Nhóm 7: chất độn (than đen, N330, N744, SiO2, bột than BASO4, mành độn Fe3O4)

- Nhóm 8: chất làm mềm (Parphan, antilux654)

- Nhóm 9: vải mành (vải mành ôtô, vải mành xe máy, vải mành xe đạp) - Nhóm 10: Tanh các loại

- Nhóm 11: các nguyên vật liệu khác (Bat PA, xăng công nghệ) b. Nguồn cung ứng

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho công ty có hai nguồn sau:

+ Nguồn trong nước: cao su thiên nhiên từ các tỉnh miền Trung và miền Nam. Dầu nhựa thông, ôxit kiềm, xà phòng, vải lót…Một năm công ty phải nhập khoảng 3.500 tấn cao su loại I và II.

+ Nguồn nhập khẩu: hầu hết các nguyên liệu quan trọng của ngành cao su đều phải nhập từ nước ngoài mà chủ yếu từ Nhật, úc, Triều Tiên và Liên Xô cũ.

Do phải nhập hầu hết nguyên liệu quan trọng từ nước ngoài, do đó công ty gặp rất nhiều khó khăn, bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng, dễ bị gây sức

ép, kế hoạch sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào thời gian nhập khẩu, thị trường cung ứng.

Tuy nhiên, do có tiềm lực về tài chính nên khi nhập khẩu với khối lượng lớn công ty lại được hưởng các khoản chiết khấu thương maị.

Một phần của tài liệu Công ty Cao su Sao vàng. (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w