Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 94)

IV. Du lịch – dịch vụ

18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền

2.2.5 Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư phát triển

phát triển

Để tạo môi trường thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư, trong thời gian tới, tỉnh Nam Định cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, tăng cường công tác quản lý đầu tư để mọi thành phần kinh tế có điều kiện tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tỉnh đã ban hành kèm theo quyết định số 2928/QĐ-UB quy định về khuyến khích và bảo đảm đầu tư nước ngoài tại Nam Định và quyết định số 2168/QĐ-UB quy định về một số cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh

Nam Định áp dụng đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, CCN của tỉnh, thành phố, huyện.

Ưu đãi về mặt bằng hạ tầng kỹ thuật: tỉnh có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư khảo sát và tổ chức giải phóng mặt bằng. Doanh nghiệp được hỗ trợ 50% số tiền đền bù giải phóng mặt bằng đối với các dự án sử dụng đất ở thành phố; hỗ trợ 75% ở các huyện; hỗ trợ 100% riêng dự án sử dụng đất ở bãi sông, bãi biển. Tỉnh chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước tới chân hàng rào khu vực dự án.

Ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất: Các dự án đầu tư trong khu vực nội thành phố Nam Định được miễn tiền thuê đất 5 năm và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo. Các dự án thực hiện theo hình thức BOT, BT, BTO được miễn hoàn toàn tiền thuê đất trong thời gian vận hành. Những dự án phục vụ cộng đồng như giao thông, trồng cây xanh, công viên, bệnh viện…ngoài hàng rào nhà đầu tư sẽ được miễn tiền thuế đất và hỗ trợ một phần kinh phí.

Ưu đãi về thuế: Doanh nghiệp được hỗ trợ 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thực nộp vào ngân sách địa phương trong 4 năm; 20% số thuế TNDN thực nộp vào ngân sách địa phương trong 10 năm đối với các ngành nghề thuộc danh mục ưu đãi của Chính phủ. Các dự án đầu tư vào nông thôn sử dụng 50 lao động trở nên, 30% nguyên liệu địa phương được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập 10%, miễn thuế TNDN 4 năm và giảm 50% trong 4 năm tiếp.

Về lao động: hỗ thợ kinh phí đào tạo 500.000- 700.000đ/người đối với các dự án sử dụng lao động địa phương. Hỗ trợ 1.000đ/m2 để chuyển nghề cho những hộ gia đình có đất đai bị thu hồi.

Các dịch vụ và các ưu đãi khác: Giá bán nước sạch, nước thô, theo mục đích sử dụng, phí gom rác và các phí dịch vụ khác thuộc quyền quyết định của địa phương. Các doanh nghiệp được hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo trên báo và

phát thanh truyền hình Nam Định trong thời gian 2 năm (nhưng không quá 40 lần).

Thủ tục hành chính: Thực hiện các thủ tục đầu tư “một cửa” tại sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định. Thời gian thẩm định, cấp giấy chứng nhận ưu đãi khuyến khích đầu tư, thủ tục cho thuê đất, cấp giấy phép đầu tư không quá 10 ngày và cấp Đăng ký kinh doanh không quá 7 ngày sau khi nhận đủ các hồ sơ.

Ngoài ra, để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế trong nước, tỉnh cũng cần phải hoàn thiện và thay đổi một số cơ chế, chính sách sau:

Kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Nghị quyết Đại hội IX nêu rõ: “kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”. Đối với doanh nghiệp nhà nước chỉ “giữ vị trí then chốt” và cần phải “nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội”. Cần hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng.

Hiệu quả đầu tư cao là tín hiệu thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư, việc đẩy mạnh đầu tư luôn luôn phải đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Có vậy thì hoạt đẩy mạnh đầu tư đó mới có ý nghĩa, không tạo ra gánh nặng cho tương lai.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư phải dựa trên cơ sở tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án, tránh tình trạng như thời gian qua chỉ tính đến chỉ tiêu hoàn vốn.

Gắn trách nhiệm của người tổ chức thực hiện dự án đầu tư với trách nhiệm và vận hành kết quả đầu tư, quy hoạch tách nhiệm rõ ràng, có cơ chế

thưởng, phạt thoả đáng cho người thực hiện dự án đầu tư thành công, đem lại hiệu quả cao.

Tránh đầu tư theo kiểu phong trào và khép kín trong một địa phương. Đầu tư phải có định hướng, phải dựa vào các quy hoạch đầu tư phát triển vùng, cần có sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, cần trao đổi về quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư với các địa phương khác trong vùng.

Nâng cao năng lực quản lý đầu tư và hoàn thiện chính sách đầu tư trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tăng cường công tác quản lý nguồn vốn Nhà nước, vốn tín dụng, tránh tình trạng tham ô, lãng phí, thất thoát vốn, chậm tiến độ. Để đảm bảo đầu tư đúng định hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lãnh thổ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần đổi mới tổ chức quản lý và chính sách đầu tư theo chương trình dự án. Tất cả các công trình dự án đầu tư đều phải tuân thủ nghiêm ngặt. Quy chế đầu tư xây dựng, Luật xây dựng, Quy chế đấu thầu…Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo quá trình đầu tư thực hiện thông suốt và có hiệu quả.

Chính sách đầu tư cần khuyến khích ưu đãi thu hút đầu tư vào các KCN tập trung, KCN nhỏ và làng nghề, ngoài KCN, chính sách hỗ trợ phát triển đối với làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách hỗ trợ đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Cân đối thu chi ngân sách, duy trì và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu, thất thoát. Quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, thu đủ thuế và các loại phí. Thực hiện nghiêm chỉnh các loại thuế. Đảm bảo mức thu ngân sách hàng năm

Tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa sở Kế hoạch và đầu tư, sở Xây dựng, sở Tài chính vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh dưới sự chỉ đạo nhất quán của UBND tỉnh trong quản lý hoạt động đầu tư ở tất cả các khâu: lập và thẩm định dự án đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, thanh quyết toán công trình…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 94)