Về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)

IV. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng

19. HĐ làm thuê

1.3.2.1 Về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Vốn cho đầu tư phát triển tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006 liên tục gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giai đoạn 2001-2006 còn chậm so với mức bình quân cả nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu lớn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Vốn Nhà nước cho đầu tư phát triển mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 40% tổng vốn Nhà nước có sự biến đổi tăng giảm cả về quy mô và tỷ trọng, không ổn định qua các năm. Vốn tín dụng thời kỳ này có xu hướng giảm sút, chủ yếu còn phân bổ theo quyết định hành chính.

Vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước giảm dần đều qua các năm về tỷ trọng một phần do hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh đang trong quá trình sắp xếp, đổi mới bằng nhiều hình thức: cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê…một phần do tích luỹ và tái đầu tư còn hạn chế (cả đầu tư chiều rộng và đầu tư chiều sâu). Hình thức huy động vốn cổ phần cũng chưa được mở rộng, chỉ huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty.

Vốn ngoài quốc doanh có tăng lên nhưng đầu tư của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa ổn định, có sự tăng giảm đột biến: tăng mạnh vào năm 2004 (từ 17.01% năm 2002 lên 29.77% năm 2004), giảm đáng kể năm 2006 (còn 20.78%). Khu vực kinh tế tư nhân và dân doanh gần đây phát triển một cách chậm chạp và còn hạn chế về vốn, lao động, trình độ khoa học công nghệ và thị trường. Cơ chế chính sách cũng chưa tạo được nhiều ưu đãi thoả đáng cho khu vực kinh tế này phát triển. Trong dân cư vẫn còn nặng tâm lý tích trữ của cải dưới dạng vàng, ngoại tệ, và gửi tiết kiệm ngắn dưới 1 năm. Công tác xã hội hoá đầu tư chưa được sự hưởng ứng tích cực của các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.

Quy mô và tỷ trọng rất nhỏ bé gần như không đáng kể của nguồn vốn FDI cho thấy khả năng thu hút nguồn vốn này tại Nam Định rất kém. Các dự án FDI đều phần lớn thực hiện trên địa bàn TP Nam Định và thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chưa đầu tư khai thác những tiềm năng thế mạnh của tỉnh, nhất là vùng kinh tế biển. Đối tác nước ngoài cũng còn rất hạn chế.

Để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, tỉnh Nam Định đã tập trung đầu tư sây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung. Cơ sở hạ tầng cụm khu công nghiệp cùng công tác quản lý khu công nghiệp đã được xúc tiến nhanh chóng, tạo diều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh. Nhưng việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để lấp đầy khu công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh còn chậm. Các dự án chủ yếu là quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động và chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 58)