Các giải pháp sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 82)

IV. Du lịch – dịch vụ

18. Đầu tư khai thác khu du lịch đền

2.2.2 Các giải pháp sử dụng vốn

Trong việc thực hiện công cuộc đầu tư không những cần chú trọng vào việc tăng về số lượng vốn mà điều cần thiết hơn cả đó là chất lượng của đồng vốn bỏ ra. Hiệu quả của đồng vốn được biểu hiệu qua hệ số ICOR, hệ số này càng nhỏ thì chứng tỏ một đồng vốn bỏ ra sinh ra càng được nhiều lợi. Để nâng cao hiệu quả của đầu tư phát triển thì trước hết chúng ta cần có một cơ cấu đầu tư hợp lý. Tức là một cơ cấu đầu tư thúc đẩy đước nền kinh tế phát triển.

Trong điều kiện nguồn lực về vốn còn nhiều hạn chế, các ban ngành lãnh đạo tỉnh Nam Định cần xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế ở địa phương cũng như xu hướng phát triển chung của cả nước. Trước hết cần xác định vai trò mang tính chất định hướng của nguồn vốn Nhà nước, chỉ nên tập trung vào các ngành then chốt của nền kinh tế, những ngành có tính đột phá tạo đà cho các ngành khác phát triển. Ưu tiên sử dụng vốn từ NSNN cho các dự án có tính định hướng. Tập trung sức cải tạo và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, thông tin bưu điện, cung cấp điện nước, các trung tâm công nghệ và nhà ở... Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách và nguồn viện trợ ODA để cơ sở hạ tầng thực sự đi trước một bước. Các ngành dịch vụ như tài chính – ngân hàng, thương mại, thông tin viễn thông, du lịch khách sạn cần được phát triển cấp bách nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Có xây dựng được cơ sở hạ tầng vững chắc thì mới kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ở tỉnh Nam Định giai đoạn 2001-2006. Thực trạng và giải pháp (Trang 82)