Hiện nay, trên thị trường du lịch, sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch đang diễn ra một cách hết sức gay gắt và phức tạp. Công ty nào cũng muốn thu hút được nhiều khách và có được lợi nhuận tối đa. Để tồn tại và phát triển lên được, Trung tâm Du lịch Hà Nội phải xây dựng những chiến lược, sách lược, mục tiêu phù hợp như cần nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh của mình trên địa bàn: tìm hiểu về mức giá từ đó điều chỉnh các mức giá bán của Trung tâm sao cho có thể hấp dẫn được đối với khách du lịch mà vẫn đảm bảo lợi nhuận; nghiên cứu về sản phẩm và chất lượng phục vụ của đối thủ để từng bước thay đổi, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng đối
với các sản phẩm dịch vụ của Trung tâm làm hạn chế những tác động của đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.
Duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng về du lịch như : Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, thông qua những cơ quan này có thể biết được những chủ trương, đường lối về phát triển du lịch để từ đó có những chính sách, chiến lược cụ thể trong hoạt động kinh doanh của mình.
Cần phát huy hơn nữa uy tín và danh tiếng của mình để mở rộng thêm thị trường khách.
Trung tâm phải thường xuyên thiết lập và duy trì các mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm vào những thời điểm khó khăn: Các khách sạn, nhà hàng, các hãng vận chuyển, các điểm du lịch…
Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong Trung tâm thông qua các khoá học.
Cần phát huy chính sách khen, thưởng kịp thời, đúng đắn nhằm tạo ra bầu không khí làm việc hứng khởi, nhiệt tình, chu đáo. Khuyến khích sự phát triển, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Trung tâm.
Sử dụng hiệu quả đội ngũ sinh viên thực tập tại Trung tâm. Một phần thúc đẩy quá trình hoạt động của Trung tâm và điều quan trọng hơn là tạo ra những cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc, va chạm với thực tế, thâm nhập thị trường để học hỏi những kinh nghiệm tránh sự bỡ ngỡ khi ra trường.
Kết luận
Ngành Du lịch Việt Nam đã và đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, điều này đã mở ra rất nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch phát triển. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó vẫn tồn tại một số khó khăn trong môi trường kinh doanh và trong chính các doanh nghiệp. Để phát triển cùng với nhịp phát triển của ngành, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những kế hoạch, phương hướng, mục tiêu phát triển cụ thể và chúng sẽ được chuyển thành các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, ngoài những thành công do việc áp dụng đúng đắn các chiến lược thì sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm trong khi xây dựng chiến lược và đòi hỏi cần phải khắc phục.
Trước những điều kiện thuận lợi này, Trung tâm Du lịch Hà Nội đã có những biện pháp, phương hướng hoạt động cụ thể để theo kịp với sự phát triển của ngành nói chung. Trong đề tài của mình, em đã chọn phân tích quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội thông qua việc đánh giá thực trạng của Trung tâm trong thời gian qua, từ đó thấy được những thành công cũng như những khó khăn, thiếu sót của Trung tâm trong khi thực hiện, để rồi nêu ra các giải pháp, kiến nghị, những phương hướng và mục tiêu nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Trung tâm trong thời gian tới.
Trên đây, em đã trình bày toàn bộ chuyên đề thực tập của mình trong thời gian thực tập tại Trung tâm Du lịch Hà Nội.
Mục lục
lờI Mở ĐầU... 1
Chương 1. Lý luận chung về chiến lược kinh doanh ... 3
1.1. Tiếp cận với chiến lược kinh doanh ... 3
1.1.2. Các đặc trưng của chiến lược kinh doanh: ... 5
1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh ... 5
1.1.4. Vai trò của chiến lược... 6
1. 2. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch ... 6
1.2.1. Phân tích, đánh giá, dự báo về môi trường kinh doanh... 6
1.2.1.1. Môi trường vĩ mô: ... 6
1.2.1.2. Phân tích môi trường cạnh tranh nội bộ ngành du lịch ... 10
1.2.2. Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp ... 11
1.2.2.1. Thực trạng tài chính của doanh nghiệp: ... 11
1.2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp: ... 11
1.2.2.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: ... 12
1.3. Xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch . 12 1.3.1. Mục tiêu của doanh nghiệp du lịch ... 12
1.3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp du lịch ... 12
1.3.2.1. Nghiên cứu thị trường du lịch ... 13
1.3.2.2. Quy trình xây dựng chiến lược: ... 14
1.3.2.3. Ma trân SWOT và việc xác định các phương án chiến lược kinh doanh: . . 16
Chương 2. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 17
2.1. Vài nét về Công ty Du lịch Dịch vụ ... 17
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển ... 17
2.1.1.1. Sự ra đời của Trung tâm du lịch Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội ... 19
2.1.2. Tổ chức bộ máy ... 18
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội (Hà Nội-Toserco). .. 18
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch ... 20
2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật ... 21
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 22
2.2. Môi trường kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 31
2.2.1. Môi trường vĩ mô: ... 31
2.2.2.1. Môi trường kinh tế:... 31
2.2.1.2. Môi trường kỹ thuật-công nghệ: ... 33
2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: ... 35
2.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp ... 36
2.2.2. Môi trường vi mô: ... 36
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: ... 36
2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp: ... 39
2.2.2.3. Sức ép từ phía các sản phẩm thay thế: ... 39
2.2.2.4. Thị trường khách du lịch: ... 39
2.2.2.5. Sự phát triển của dịch vụ môi giới: ... 40
2.2.3. Nguồn lực của Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 40
2.2.3.1. Thực trạng nguồn tài chính của Trung tâm: ... 40
2.2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của Trung tâm: ... 42
2.2.3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch Hà Nội: ... 43
2.2.3.4. Uy tín, danh tiếng, thương hiệu: ... 43
2.3. Thực trạng chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 44
2.3.1. Thực trạng sử dụng chiến lược Marketing hỗn hợp: ... 44
2.3.1.1. Chính sách về giá cả: ... 44
2.3.1.2. Chính sách sản phẩm: ... 49
2.3.1.3. Chính sách quảng bá: ... 48
2.3.1.4. Chính sách phân phối: ... 48
2.3.2. Chiến lược thị trường: ... 49
2.3.3. Chiến lược cạnh tranh:... 51
2.3.4. Đánh giá, nhận xét việc thực hiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội. ... 54
2.3.4.1. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh: . 54 2.3.4.2. Những tồn tại trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh: ... 59
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 58
3.1. Khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của trung tâm du lịch dịch vụ hà nội. ... 58
3.2. Phương hướng, mục tiêu của Trung tâm Du lịch Hà Nội trong thời gian tới ... 59
3.2.2. Định hướng hoạt động của Trung tâm……… ... …………63
3.2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Trung tâm ... 60
3.2.3.1. Sử dụng chiến lược Marketing hỗn hợp: ... 60
3.2.3.2. Tăng cường chiến lược cạnh tranh: ... 69
3.2.3.3. Xây dựng chiến lược thị trường đồng bộ: ... 69
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ ... 66
3.3.1. Điểm mạnh: ... 67
3.3.2. Điểm yếu: ... 67
3.3.3. Cơ hội: ... 67
3.3.4. Đe doạ: ... 69
3.4. Một số Kiến nghị ... 70
3.4.1. Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch ... 70
3.4.2. Kiến nghị với Sở Du lịch Hà Nội ... 72
3.4.3. Kiến nghị với Trung tâm Du lịch Hà Nội ... 72