Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP bánh kẹo Hải Hà (Trang 46 - 52)

định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu này ở Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà năm 2007 là 0.49, năm 2008 là 0.52. Đây là chỉ tiêu ngược lại với chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định. Năm 2008 chỉ tiêu này tăng lên 0.03 đồng tương đương với tốc độ tăng là 7.29%. Chỉ tiêu này có nghĩa là năm 2008 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0.52 đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất của Công ty càng kém.

Đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định, chỉ tiêu này ở Công ty giảm trong hai năm 2007 và 2008. Cụ thể năm 2007 chỉ tiêu này là 0.06, năm 2008 là 0.05 ( giảm 0.01 đồng) giảm đi 9.2% so với năm 2007. Năm 2008 tỷ suất lợi nhuân trên vốn cố định của Công ty là 0.05 nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra 0.05 đồng lợi nhuận trước thuế. Sở dĩ chỉ tiêu này giảm đi trong hai năm cũng giống như đã phân tích ở trên là do vốn cố định bình quân tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng lên của lợi nhuân.

Như vậy, qua sự phân tích tỷ mỉ ở trên về hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta thấy năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa được tốt lắm. Nguyên nhân của việc này bắt nguồn từ việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới của năm vừa qua. Công ty đã mua sắm một số TSCĐ, đây là một việc hết sức hợp lý song có lẽ quá chú trọng đầu tư máy móc thiết bị nhưng khâu quản lý, sử dụng chưa tốt dẫn đến giảm hiệu quả. Công ty cần xem xét lại và cố gắng để phát huy hết công suất của máy móc, tránh lãng phí làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần bánh kẹo HảiHà

Việc tổ chức sử dụng vốn lưu động có hiệu quả sẽ đảm bảo được sự an toàn về tài chính cho Công ty, nó có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát

triển của Công ty. Sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả giúp Công ty thu hút được nguồn tại trợ, khắc phục những rủi ro trong kinh doanh, là điều kiện để phát triển quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước tiên ta xem xét cơ cấu vốn lưu động của Công ty cơ cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khác nhau thì cơ cấu vốn lưu động khác nhau. Việc phân tích cơ cấu vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về vốn lưu động mà mình đang sử dụng, giúp ta đánh giá được cơ cấu vốn lưu động mà ta đang xem xét từ đó xác định các trọng điểm và biện pháp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp hơn với điều kiện của doanh nghiệp.

Bảng 2.15: Cơ cấu TSLĐ của Công ty năm 2007

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu TSLĐ Đầu năm Cuối năm

Tiền % Tiền %

Vốn bằng tiền 1.946.238.000 7,02 3.494.281.000 11,77 TSLĐ dự trữ 17.440.865.000 62,94 17.079.754.000 57,54 TSLĐ trong thanh toán 7.528.777.000 27,17 8.657.180.000 29,16

TSLĐ khác 796.409.000 2,87 454.091.000 1,53

Tổng cộng 27.712.289.000 100 29.685.306.000 100

Bảng 2.16: Cơ cấu tài sản lưu động của công ty năm 2008

Đơn vị: VNĐ

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008)

+ Vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Năm 2007, đầu năm là 1.946.238.000 đồng(7,02%) đến cuối năm là 3.494.281.000 đồng(11,77%). Năm 2008, đầu năm là 3.494.281.000 đồng đến cuối năm là 6.074.258.000 đồng(19,73%). Như vậy có thể thấy mức tiền mặt của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, đặc biệt là vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh. Điều này có thể cho thấy lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ của công ty là tương đối lớn. Nó có khả năng đáp ứng giao dịch hàng ngày như mua sắm hàng hoá vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết, đảm bảo cho doanh nghiệp đủ lượng vốn cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu thanh toán nhanh. + Các khoản phải thu

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số vốn lưu động của Công ty, năm 2007 khoản phải thu là 8.657.180.000 đồng chiếm 29,16%, điều này cho thấy Công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Công tác điều chỉnh và đôn đốc giám sát khoản phải thu chưa chặt chẽ nên đến năm 2008 khoản phải thu lại tăng lên là 9.847.027.000 đồng chiếm 31,98%.

Trong khoản phải thu thì khoản bán chịu cho khách hàng là chủ yếu, năm 2007 khách hàng nợ 8.540.782.000 đồng, năm 2008 là 9.002.393.000 đồng. Khoản phải thu của Công ty càng cao thì mức bị chiếm dụng vốn càng lớn, doanh nghiệp sẽ bị mất tính độc lập, tự chủ của mình trong các giao dịch và các quan hệ kinh tế, đồng thời nếu các khoản vay ngắn hạn của công ty lớn sẽ dẫn đến mức độ rủi ro cao, Công ty sẽ rơi vào tình trạng đọng nợ do không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Để khắc phục được tình trạng này Công

Chỉ tiêu TSLĐ TiềnĐầu năm % TiềnCuối năm %

Vốn bằng tiền 3.494.281.000 11,77 6.074.258.000 19,73 TSLĐ dự trữ 17.079.754.000 57,54 14.627.472.000 47,5 TSLĐ trong thanh toán 8.657.180.000 29,16 9.847.027.000 31,98

TSLĐ khác 454.091.000 1,53 243.301.000 0,79

ty nên giảm bớt các khoản mua chịu đối với những khách hàng mua lần đầu đồng thời cố gắng đôn đốc tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ của khách hàng. Chỉ những khách hàng có uy tín Công ty mới tiến hành bán chịu nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đồng thời tối ưu hoá nguồn vốn lưu động cần thiết hàng năm. Tuy nhiên với khả năng tài chính hiện có hàng năm doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên làm cho đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện và nguồn vốn của Công ty cũng tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán cũng chiếm một tỷ lệ tương đối làm cho khoản phải thu tăng lên. Từ đó Công ty đã tạo được uy tín với người bán nên luôn đảm bảo được về quy cách, mẫu mã, số lượng cũng như chất lượng, nguồn cung ứng nguyên vật liệu luôn ổn định.

+ Tồn kho dự trữ

Việc quản lý tồn kho dự trữ trong doanh nghiệp rất quan trọng bởi vì trong doanh nghiệp tồn kho dự trữ không chỉ chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng giá trị tài sản mà quan trọng hơn là nếu có sự dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn trong sản xuất, không bị thiếu hàng hoá, sản phẩm để bán đồng thời lại có thể sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động.

Hàng tồn kho là khoản mục có giá trị lớn nhất trong tổng số vốn lưu động của Công ty, thường chiếm trên 50%. Năm 2007 hàng tồn kho là 17.079.754.000 triệu đồng chiếm 57,54%, năm 2008 hàng tồn kho là 14.627.472.000 đồng chiếm 47,5%. Như vậy năm 2008 khoản mục hàng tồn kho của Công ty đã giảm đi đáng kể, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã giảm dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm tồn kho cũng giảm. Điều đó cho thấy khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp trong năm 2008 đã tăng lên đáng kể.

Hàng tồn kho lớn gây ra sự tồn đọng vốn và phát sinh các chi phí liên quan trong bảo quản. Mục tiêu của tài chính doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để tối ưu hoá các chi phí vì vậy Công ty phải tìm biện pháp để giảm bớt chi phí cho hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo được yêu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời cũng cần xúc tiến việc tiêu thụ hàng hoá tránh tồn đọng.

Tài sản lưu động khác chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số vốn lưu động của Công ty. Năm 2007 tài sản lưu động khác là 454.091.000 đồng chiếm 1,53%, năm 2008 tài sản lưu động khác giảm xuống chỉ còn 243.301.000 đồng chiếm 0,79%. Tuy tài sản lưu động khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ nhưng Công ty vẫn rất quan tâm đến chỉ tiêu này và áp dụng những biện pháp cần thiết để quản lý và sử dụng có hiệu quả cao nhất.

Như vậy để quản trị vốn lưu động được tốt thì Công ty phải quản trị đồng thời mọi tài sản lưu động hiện có trong Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở xem xét hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động có thể đánh giá được trình độ, thực lực của mỗi doanh nghiệp từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết được những tồn tại, phát triển những khả năng có thể khai thác. Tuy nhiên đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau nên phải có những chỉ tiêu đánh giá một cách chung nhất, tổng quát nhất, các chỉ tiêu này hợp thành hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu đánh gia hiệu quả vốn lưu động

(Nguồn: Bảng CĐKT và bảng BCKQKD năm 2007, 2008)

Vốn lưu động bình quân được tính bằng cách lấy vốn lưu động đầu năm cộng vốn lưu động cuối năm chia hai:

VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ Vốn lưu động bình quân = ---

2

Như vậy, năm 2008 Công ty đã tăng vốn lưu động bình quân. Song như đã phân tích ở trên về cơ cấu vốn của Công ty thì thực tế tỷ trọng vốn lưu động của

Chỉ tiêu Năm Doanh thu thuần (trđ) VLĐbq (trđ) Lợi nhuận (trđ) Vòng quay của VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ Hàm lượng VLĐ Sức sinh lợi VLĐ Mã số 1 2 3 4=1:2 5=360/4 6=2:1 8=3:2 2007 64634.102 28698.799 1914.431 2.25 160 0.44 0.067 2008 67981.206 30238.684 1961.77 2.25 160 0.44 0.065

Công ty năm 2008 giảm do tỷ trọng vốn cố định tăng nhờ Công ty mua sắm, đổi mới máy móc, dây chuyền, công nghệ sản xuất.

Về vòng quay vốn lưu động năm 2007 số vòng quay là 2.25 vòng, năm 2008 số vòng này vẫn duy trì ở mức 2.25 vòng. Như vậy, trong hai năm Công ty vẫn duy trì số vòng quay của vốn lưu động. Song, chỉ tiêu này so với mức trung bình ngành còn thấp. Số vòng quay vốn lưu động của Công ty bánh kẹo Hải Châu đạt 5.8 vòng trên năm. Chỉ tiêu trên cho thấy , thời gian mà vốn lưu động đi hết một chu kỳ. Do hai năm vốn lưu động có vòng quay bằng nhau nên thời gian một vòng quay của vốn lưu động cũng bằng nhau. Cả hai năm vốn lưu động của Công ty đều cần 160 ngày để quay được một vòng.

Về hàm lượng vốn lưu động Năm 2007 chỉ tiêu này là 0.44 đồng, sang năm 2008 chỉ tiêu này vẫn duy trì là 0.44 đồng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc thù lĩnh vực kinh doanh mà mức đảm nhận của vốn lưu động cao hay thấp. Tuy nhiên, mức chỉ tiêu này theo kế hoạch là 0.45 đồng. Như vậy, Công ty đã không hoàn thành mức kế hoạch đề ra.

Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu thuần sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế cho Công ty. Năm 2007 cứ một đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0.0296 đồng lợi nhuận. Năm 2008 chỉ tiêu này là 0.0288 đồng. Chỉ tiêu này quá thấp. Điều này chứng tỏ các khoản giảm trừ của Công ty khá lớn. Đặc biệt là giá thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cao làm cho chỉ tiêu doanh lợi doanh thu thuần thấp. Trong khi kế hoạch năm 2008 là 0.04 đồng. Vậy, Công ty cũng đã không hoàn thành kế hoạch.

Đối với chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động năm 2007 cứ một đồng vốn lưu động sẽ đem lại 0.067 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 chỉ tiêu này giảm không đáng kể xuống còn 0.065 đồng. Như vậy, năm 2008 mức sinh lợi vốn lưu động giảm đi so với năm 2007.

Như vậy, qua sự phân tích ở trên và dựa vào bảng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta thấy Công ty sử dụng vốn lưu động trong hai năm qua còn chưa hiệu quả lắm. Các chỉ tiêu hiệu quả hầu như đều thấp hơn mức trung bình ngành. Mặc dù, doanh thu của Công ty cũng tăng lên song mức tăng không đáng kể nhất là so với nguồn vốn đã bỏ ra.

Vtktđ = VLĐ1 - VLĐo = 30238.684 - 28698.799 =1539.885 Vtktđ : Mức tiết kiệm tuyệt đối về vốn lưu động.

VLĐ1: Vốn lưu động bình quân năm 2008. VLĐ0: Vốn lưu động bình quân năm 2007.

Như vây, năm 2008 Công ty đã tiết kiệm tuyệt đối được 1539.885 trđ. Số tiền mà Công ty đã tiết kiệm được sẽ rất có ý nghĩa nếu Công ty đầu tư mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP bánh kẹo Hải Hà (Trang 46 - 52)