Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP bánh kẹo Hải Hà (Trang 28 - 33)

Từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường bên cạnh vấn đề sản xuất, tài chính, công nghệ thì vấn đề tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy công ty đã cố gắng tích cực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Trong đó miền Bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của công ty, đem lại cho công ty phần lớn doanh thu và lợi nhuận, những mặt hàng bán chạy trên thị trường này là kẹo cứng, bim bim, bánh tươi, isomalt, cookies. Công ty luôn tìm cách, mọi biện pháp để giữ vững và duy trì thị trường truyền thống này bằng cách cải tiến kỹ thuật, chất lượng mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm...Thị trường miền Trung là thị trường chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng kẹo cao su, kẹo cứng

còn các mặt hàng khác hầu như không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ rất ít trên thị trường này. Công ty mấy năm gần đây đã chú ý tiêu thụ tại thị trường miền Nam nhưng đây là thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh và công ty chưa nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng một cách sâu sắc nên có nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây công ty đã bắt đầu thâm nhập vào một số thị trường nước ngoài tuy nhiên lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, chủ yếu là kẹo que và kẹo cao su. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây:

Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây

Đơn vị: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh thu thuần 60.750.518.00 0 64.634.102.00 0 67.981.206.000 Giá vốn hàng bán 47.827.703.00 0 51.082.603.00 0 51.443.563.000 Lợi nhuận gộp 12.922.815.00 0 13.551.499.000 16.537.643.000 Chi phí bán hàng 7.357.355.000 7.031.074.000 7.899.660.000 Chi phí quản lý DN 4.191.330.000 4.605.994.000 6.676.213.000 Lợi nhuận thuần 1.374.130.000 1.914.431.000 1.961.770.000

Thuế thu nhập 439.722.000 612.618.000 627.766.000

L/nhuận thuần sau thuế 934.408.000 1.301.813.000 1.334.004.000

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoat động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đều có sự gia tăng qua các năm. Doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.883.584.000 đồng (tăng 6,4%), năm 2008 tăng 3.337.104.000 đồng so với năm 2007 (tăng 5,18%). Do đó lợi nhuận thực hiện được qua các năm cũng tăng lên, cụ thể năm 2007 tăng so với năm 2006 là 367.405.000 đồng và năm 2008 tăng so với năm 2007 là 32.191.000 đồng. Kết quả trên cho thấy thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả hết

nhau, một trong những yếu tố đó là công ty đã làm tốt công tác quản trị vốn lưu động từ đó mà hiệu quả sử dụng vốn lưu động được cải thiện dần.

Bảng 2.6 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị:1000đ

Tài sản

số 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008

A.Tài sản lưu động và ĐTNH 100 27.712.290 29.685.307 42.278.461

I. Tiền 110 1.946.238 3.494.281 6.074.258

1. Tiền mặt tại quỹ 111 138.867 426.977 303.607 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.807.371 3.067.304 5.770.651 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn

hạn 120

11.486.400 III. Các khoản phải thu 130 7.528.778 8.657.180 9.847.027 1. Phải thu của khách hàng 131 6.731.446 8.540.782 9.002.393 2. Trả trước cho người bán 132 610.346 7.022 844.634 3. Các khoản phải thu khác 138 186.986 109.37 0

IV. Hàng tồn kho 140 17.440.865 17.079.755 14.627.475

1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 12.651.221 13.277.962 10.638.857 2. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 41.186 37.915 47.044 3. Chi phí SXKD dở dang 144 916.740 689.390 775.019 4. Thành phẩm tồn kho 145 3.807.311 3.050.867 3.145.599 5. Hàng tồn kho 146 24.404 23.622 20.956 V. Tài sản lưu động khác 150 796.409 454.091 243.301 1. Tạm ứng 151 462.655 454.091 243.301 2. Chi phí trả trước 152 333.754 0 0 VI. Chi sự nghiệp 160 0 0 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 31.952.647 32.839.931 23.867.117

I. Tài sản cố định 210 25.545.116 21.891.600 19.022.717

1. TSCĐ hữu hình 211 23.866.828 20.481.839 17.881.481

- Nguyên giá 212 65.797.103 66.475.975 67.583.107

- Giá trị hao mòn luỹ kế 213 (41.930.27)5) (45.994.136) (49.701.625)

2. TSCĐ vô hình 217 1.678.288 1.409.761 1.141.236

- Nguyên giá 218 3.975.480 3.975.480 3.975.480

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

220 6.372.000 10.912.800 4.812 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 12.000 12.000 12.000 2. Đầu tư dài hạn khác 228 6.360.000 10.900.800 4.800 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 0 0 0 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài

hạn 240 35.531 35.531 32.400 Tổng cộng tài sản 250 59.664.937 62.525.238 66.145.578 Nguồn vốn số 31/12/2006 31/122008 31/12/2008 A. Nợ phải trả 300 6.731.846 7.227.166 8.661.640 I. Nợ ngắn hạn 310 6.731.846 7.227.166 8.661.640

1. Phải trả cho người bán 313 5.193.028 5.317.194 5.640.140 2. Người mua trả tiền trước 314 3.236 72.08 301.100 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 315 416.361 284.219 866.484 4. Phải trả công nhân viên 316 649.054 1.021.232 1.740.790 5. Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 470.167 532.437 91.129 II. Nợ dài hạn 320 0 0 0 III. Nợ khác 330 0 0 0 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 52.933.091 55.298.072 57.483.900

I. Nguồn vốn- Quỹ 410 52.901.624 55.266.622 57.483.900

1. Nguồn vốn kinh doanh 411 53.691.508 53.691.508 55.100.520 2. Quỹ dự phòng tài chính 415 598.958 598.958 790.480 3. Lãi chưa phân phối 416 (1.388.842) 976.156 1.492.900 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 31.467 31.450 78.000 Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 31.467 31.450 78.000 Tổng cộng nguồn vốn 430 59.664.937 62.525.238 66.145.578 Các chỉ tiêu ngoài bảng

Tiền ngoại tệ các loại 445 8.809 62.827 70.252 Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có 447 44.227.468 48.559.854 52.481.210

Qua bảng cân đối kế toán trên cho phép em sử dụng số liệu của hai năm 31/12/2007 và 31/12/2008 để phân tích những khoản mục nổi bật. Từ bảng trên ta thấy tổng tài sản năm 2007 là 62.525.238 (nghìn đ) năm 2008 là 66.145.578 (nghìn đ), như vậy về giá trị tuyệt đối năm 2008 đã tăng 3.620.343 (nghin đ) so với năm 2007 và theo tỷ lệ là 5.8% trong đó tài sản lưu động và ĐTNH có sự

thay đổi đáng kể vói tỷ lệ là 42%, sở dĩ có sự thay dổi lớn như vây là vì năm 2008 Công ty đã tăng cường các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, năm 2007 băng không sang năm 2008 là 11.486.400( nghìn đ) điều đó cho thấy Công ty đã có sự dịch chuyền nguồn vốn đầu tư song cũng cần chú ý đến yếu tố rủi ro vì đây không phải là lĩnh vực chuyên sâu, truyền thống của DN đang hoạt động. Đối với hàng tồn kho năm 2008 đã có sự chuyển biến tich cực cụ thể năm 2008 đã giảm so với năm 2007 là 14%, đặc biệt nhóm hàng nguyên liệu, vật liệu tồn kho có mức giảm cao nhất từ 13.277.962(nghìn đ) 2007 xuống 10.638.857(nghìn đ) 2008 với tỷ lệ là 20% đã cho thấy DN dã làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất kinh doanh tăng nhanh vòng quay của vốn giúp DN cạnh tranh tốt trên thi trường.

Về tài sản cố định và đầu tư dài hạn qua bảng ta thấy đã có sự sụt giảm đáng kể cụ thể năm 2007 là 32.839.931( nghìn đ), năm 2008 là 23.867.117(nghìn đ) với tỷ lệ 27% tại sao lại có sự thay đổi lớn như vây là vì năm 2008 DN đã giảm dáng kể các khoản đầu tư tài chính dài hạn, cụ thể khoản đầu tư dài hạn khác. Năm 2007 là 10.912.800(nghìn đ) xuống còn 4.800(nghìn đ) năm 2008 với tỷ lệ 99.95%. Qua bảng tổng kết tài sản trên ta thấy rằng DN đã có sự dịch chuyển từ tài sản cố định và đầu tư dài hạn sang tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp như trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn tự có. Năm 2007 nguồn vốn tự có là 62.525.2389( nghìn đ)chiếm 88.44%, đến năm 2008 nguồn vốn tự có tăng lên là 66.145.578 (nghìn đ)chiếm 86.91%. Vậy, năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên song tỷ lệ đã giảm xuống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu giảm là điều đáng mừng đối với doanh nghiệp bởi với tỷ lệ này đã là quá cao. Công ty đã bỏ ra một lượng vốn khá lớn để kinh doanh trong khi đó lợi thế của các doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn vay là tác dụng của đòn bẩy kinh tế, bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được kinh doanh trên một lượng vốn lớn.

Về phần nợ phải trả của Công ty, năm 2007 nợ phải trả là 7.227.166 ( nghìn đ) chiếm 11.56%, năm 2008 số nợ này tăng lên 8.661.640(nghìn đ) chiếm 13.09%. Có một điểm rất lạ đối với Công ty là cơ cấu nợ phải trả của Công ty không có nợ ngân hàng. Đây là điều khá đặc biệt. Thông thường các Công ty thành lập đều cần đến sự trợ giúp về vốn của các ngân hàng. Song Công

ty lại có độ tự chủ khá cao về vốn. Trong số nợ của Công ty, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản tiền mà Công ty mua chịu của nhà cung cấp. Năm 2007 Công ty còn nợ nhà cung cấp là 5.317.194( nghìn đ) chiếm 8.5% tổng vốn kinh doanh, năm 2008 số nợ nhà cung cấp tăng lên 5.640.140(nghìn đ) chiếm 8.53% trong tổng vốn kinh doanh. Đây là điểm thuận lợi đối với Công ty. Công ty đã tạo được mối quan hệ mua bán tốt đẹp đối với nhà cung cấp. Nhờ đó mà chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn cho doanh nghiệp. Đứng vị trí thứ hai là, nguồn nợ công nhân viên. Chỉ tiêu này năm 2007 là 1.021.232 (nghìn đ)chiếm 1.63%, năm 2008 là 1.740.790( nghìn đ) chiếm 2.63%. Công ty càng ngày càng có mối quan hệ tốt với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Năm 2008 lượng vốn mà Công ty huy động được từ cán bộ công nhân viên trong Công ty cao gần gấp đôi năm 2007.Trên đây là đôi nét về cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty theo nguồn hình thành của Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Theo nhận xét của cá nhân tôi, cơ cấu vốn như vậy chứng tỏ Công ty có độ tự chủ khá cao về tài chính. Vì không vay vốn ngân hàng nên Công ty không phải mất khoản chi phí sử dụng vốn vay. Đây cũng là một thuận lơị để Công ty giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP bánh kẹo Hải Hà (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w