Vai trò của hòm phun bột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển hòm phun bột (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 3 HÒM PHUN BỘT

3.1.Vai trò của hòm phun bột

Trong một nhà máy giấy thì phân xưởng xeo đóng vai trò quan trọng hơn cả, chức năng chính của nó là sản xuất ra các cuộn giấy thành phẩm từ bột giấy. Trong đó khâu phun bột là một thành phần có ảnh hưởng nhiều tới sự hình thành và chất lượng của tờ giấy. Nhiệm vụ chính của hòm phun bột là cung cấp một lưu lượng bột không đổi có tốc độ ổn định theo cả chiều ngang và chiều rộng của máy và thời gian để đảm bảo tờ giấy được 2 trong số các chỉ tiêu chất lượng của tờ giấy là định lượng và chỉ số kéo trung bình hai hướng.

+ Định lượng giấy được định nghĩa bằng khối lượng bột giấy với diện tích một đơn vị diện tích chuẩn. Nó được đo bằng thương số giữa khối lượng bột giấy trên một đơn vị đo diện tích. Thường lấy đơn vị là g/m².

BW = m/A (3-1)

Trong đó: BW là định lượng g/m²

m là khối lượng đo tính được của bột giấy tính bằng gam A là diện tích bột giấy tính bằng m²

Theo tiêu chuẩn quy định của Việt Nam ta có tiêu chuẩn định lượng: - Định lượng chuẩn: 40; 58; 60; 70; 80 (g/m²)

- Sai số cho phép: 40 ÷ 60 ±1; 60 ÷ 70 ± 1; 70 ÷ 120 ± 2 (g/m²)

- Độ đồng đều giấy theo chiều dọc ảnh hưởng bởi sự đồng bộ của tốc độ phun và tốc độ lưới quyết định bởi độ chênh áp trong hòm phun.

J/W = 60.√2Vg.Pm (3-2) Áp suất tính theo áp suất tuyệt đối:

J/W = 84.82.VPKPa (3-3) Trong đó:

THm là giá trị đo áp suất tính theo mH2O THKPa là giá trị đo áp suất tính theo KPa V là tốc độ lưới (m)

g là gia tốc trọng trường (m/s2)

- Độ đồng đều theo chiều ngang ảnh hưởng bởi lưu lượng môi phun. Lượng bột phun lên lưới phải như nhau suốt chiều rộng của môi phun.

Định lượng giấy thay đổi nhờ khe hở của môi phun: độ mở môi phun được điều khiển chính xác bằng 42 động cơ servo.

+ Độ bền của giấy: độ bền của các mẫu giấy được so sánh với nhau ở một khoảng giá trị đặc trưng của độ thoát nước. Độ bền này không phụ thuộc vào đặc tính của từng sợi mà phụ thuộc vào khả năng liên kết của các sợi này. Độ bền của giấy không được sử dụng để đánh giá cho từng sợi riêng lẻ mà cho tờ giấy được hình thành với sự sắp xếp ngẫu nhiên của xơ sợi. Hai đặc tính quan trọng nhất để đánh giá độ bền xơ sợi là độ bền kéo và độ bền xé.để đảm bảo được tiêu chuẩn này thì đòi hòi rằng các sợi giấy khi phun lên lưới phải được đan xen lẫn nhau. Để đạt được điều đó thì dòng bột không được xoáy và mức độ dòng xáo trộn phải cao đảm bảo các sợi giấy được tách biệt không vón cục và được duỗi thẳng ra khi phun lên lưới, đan xen với các sợi giấy khác để tờ giấy hình thành ra với chất lượng tốt nhất. Độ bền kéo chủ yếu thể hiện khả năng liên kết của xơ sợi và độ bền của bản thân xơ sợi.

- Độ bền kéo là lực kéo tối đa trên một đơn vị chiều rộng (kN/m)

Do lực kéo tối đa phụ thuộc vào định lượng và chiều rộng của băng giấy nên độ bền kéo tính được dựa vào 2 thông số đó như sau:

δ

= BW W

F

×

(3-4)

Trong đó: F là lực kéo tối đa (KN)

BW là định lượng giấy (g/m2) W là chiều rộng băng giấy (m)

- Độ chịu bục được đo bằng áp lực không khí đặt lên diện tích một mẫu giấy có kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống điều khiển hòm phun bột (Trang 38 - 40)