Bài học từ biện pháp chống khủng hoảng các nƣớc một bƣớc đổi mới trong tƣ duy

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với khủng hoảng (Trang 77 - 83)

mới trong tƣ duy

Thông qua việc phân tích các biện pháp chống khủng hoảng các nƣớc, chúng tôi nhận ra sự tham vọng và quan điểm, suy nghĩ sâu xa trong gói biện pháp kích cầu chống suy thoái từ chính phủ các nƣớc mà đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...những nƣớc hiện đại nhất hiện nay đó chính là mục tiêu sâ xa của họ khi chống khủng hoảng. Họ đặt mục tiêu kích cầu, kích thích nền kinh tế vƣợt qua khủng hoảng trong 2,3 năm với lƣợng tiền kích cầu rất lớn thông qua đầu tƣ cơ sở hạ tầng, dựng trƣờng học, đầu tƣ đƣờng bộ, đƣờng sắt, internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác các nguồn năng lƣợng sạch, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, giảm chi phí hành chính và tăng cƣờng đổi mới công nghệ. Đây chính là cơ sở, nền tảng vững chắc để phát triển trong tƣơng lai. Mục tiêu của họ không đơn giản chỉ là vƣợt qua khủng hoảng mà cái sâu xa bên trong chính là họ tiến hành kích cầu không những tăng cầu, gia tăng việc làm mà còn vạch rõ hƣớng đi nền kinh tế trong tƣơn glai. Họ kết hợp mục tiêu ngắn hạn với trung và dài hạn. Họ sẵn sàng tăng trƣởng chậm trong nhiều năm để tiến hành cải tổ nền kinh tế, khắc phục những yếu kém trong nền kinh tế để lo cho mục tiêu tƣơng lai. Gắn tăng trƣởng với chất lƣợng. Còn Việt Nam đi theo lối kinh tế hoc cũ kỹ, đó là kích cầu là phải đạt đƣợc những mục tiêu ngắn hạn, kịp thời, đúng đối tƣợng. Mục tiêu đối phó khủng hoảng Việt Nam chỉ là cái trƣớc mắt: ổn định vĩ mô, duy trì việc làm để duy trì tăng trƣởng kinh tế. Trong khi gói kích cầu phần lớn là gói bù lãi suất 14% hỗ trợ các doanh nghiệp chống đỡ khủng hoảng, duy trì việc làm. Trong khi chúng ta hãy nhìn lại xem những doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ là những doanh nghiệp nào? Đó phần lớn là những doanh nghiệp xuất khẩu, phần lớn thâm dụng lao động. Nhà nƣớc muốn bổ sung tài chính cho những doanh nghiệp này duy trì việc làm, chờ cầu thế giới tăng để phục hồi. Tuy nhiên, nhƣ chúng tôi đã phân tích, những doanh nghiệp này toàn là những doanh nghiệp gia công, giá trị gia tăng rất thấp, không sử dụng công nghệ cao. Chẳng lẽ chúng ta lại muốn duy trì cơ cấu xuất khẩu nhƣ vậy sao. Singapore một nƣớc xuất khẩu nhƣ nƣớc ta, đứng trƣớc cuộc khủng hoảng, họ cũng đã kích cầu. Điều họ muốn kích đầu tiên là cơ sở hạ tầng, tuy nhiên cỏ sơ ha tầng của họ quá hiện đại nên kích vào không nhiều. Vậy thì họ đã kích vào đâu? Thay vì chi tiền bổ sung vốn duy

trì việc làm để duy trì việc làm cho những doanh nghiệp khó khăn, họ sẵn sàng để những doanh nghiệp làm an không hiệu quả phá sản, lấy số tiền này đào tạo lại những ngƣời thất nghiệp này theo hƣớng cơ cấu lại kinh tế cho phù hợp. Kích cầu của họ là để nhìn về tƣơng lai, gắn chất lƣợng với tăng trƣởng. Quan điểm của Singapore cũng tƣơng tự nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản...: Kích cầu không chỉ gia tăng việc làm mà còn tạo nền tảng tƣơng lai vững chắc. Việt Nam giống nhƣ một ngôi nhà, mà khi ngôi nhà này bị dột thì lấy áo mƣa che lại cho đỡ bị dột, dột ở đâu thì che lại ở đó, và suốt đời chỗ dột đó vẫn sẽ bị dột. Trong khi đối với những nƣớc khác, họ tiến hành chi tiền sửa chữa kiễm tra chỗ bị dột đó, để tƣơng lai không còn bị dột nữa. Việt Nam cơ sở hạ tầng không tốt, cơ cấu kinh tế méo mó, bất ổn kinh tế vĩ mô, tại sao lại không chi tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng, cải cách lại cơ cấu kinh tế. Tại sao chúng ta không dám từ bỏ cái trƣớc mắt là tăng trƣởng có thể chậm hơn nhƣng đƣợc cái lâu dài là tăng trƣởng bền vững. Việc kích cầu vào đầu tƣ cơ sở hạ tầng của chính phủ đặc biệt là khu vực nông thôn sẽ tạo ra sức lan tỏa tổng cầu lớn hơn (nhƣ chứng minh trong phần 3), chi cho giáo dục, y tế, công nghệ..., những nền tảng tƣơng lai, cũng sẽ tạo ra sức cầu rất lớn.

Bên cạnh bài học kết hợp mục tiêu ngắn hạn với trung và dài hạn, kết hợp tăng trƣởng với chất lƣợng, chúng tôi còn nhận thấy các nƣớc phát triển dƣờng nhƣ nhận thấy kích vào cơ sở hạ tầng thông qua chi tiêu của chính phủ, chú trọng kích vào tiêu dùng nội địa nhƣ Mỹ sẽ tạo ra số nhân lớn nhất, có tác dụng tăng tổng cầu, kích thích kinh tế. Mỹ chú trọng thị trƣờng nội địa, chủ động lấy nội địa là nền tảng vƣợt qua suy thoái. Trong khi chúng ta lại chỉ lo hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vƣợt qua suy thoái, chờ thế giới phục hồi để thoát khủng hoảng, tức chúng ta chống suy thoái ở thế bị động. Trong trƣờng hợp này, ắt hẳn thế chủ động lấn át hoàn thế bị động.

TÓM LẠI, thông qua phân tích gói kích cầu các nƣớc, chúng tôi rút ra bài học nhƣ sau:

“Kích cầu nên hƣớng tới mục tiêu lâu dài - tăng trƣởng phải kết hợp với bền vững”

Bài học quan trọng cho chúng ta là mục tiêu kích cầu kích thích nền kinh tế không chỉ để chống suy thoái trong ngắn hạn mà hãy vạch ra những mục tiêu rõ ràng, cụ thể nhắm vào nền tảng phát triển vững chắc cho tƣơng lai. Đừng lo chống thất nghiệp trƣớc mắt mà phải trả giá cho hậu khủng hoảng vì sự tăng trƣởng thiếu bền vững. Không nên chú trọng quá nhiều vào tốc độ tăng trƣởng mà nên chú trọng đến chất lƣợng tăng trƣởng mà đặc biệt trong điều kiện các cân đối vĩ mô tuy ổn định nhƣng chƣa vững chắc, hiệu quả đầu tƣ chƣa đƣợc cải thiện. Trong bối cảnh thâm hụt, cơ cấu chi, hiệu quả chi và khả năng kiểm soát chi thể hiện dấu hiệu thiếu bền vững của ngân sách khi chính phủ phần lớn tài trợ cho doanh nghiệp yếu, doanh nghiệp nhà nƣớc thua lỗ trong mục tiêu chống suy thoái bởi các khoản chi tiêu này của chính phủ không tạo nên nguồn thu trong tƣơng lai và gây sức ép cho bội chi mới. Do đó, chúng ta cần tập trung kích thích kinh

tế thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, cải tiến công nghệ, năng lƣợng. Những gói chi tiêu này không những là nền tảng phát triển kinh tế bền vững trong tƣơng lai mà còn tạo ra hệ số nhân lớn giúp tăng tổng cầu nhanh, gia tăng việc làm, kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn. Sẵn sàng để những doanh nghiệp không hiệu quả phá sản, lấy số tiền kích cầu đào tạo lại nghề trên định hƣớng cơ cấu kinh tế lại của chính phủ: phát triển những những ngành nghề thâm dụng lao động không những xuất khẩu mà còn nên hƣớng vào thị trƣờng nội địa, loại bỏ những doanh nghiệp xuất khẩu mang tính gia công, thay vào đó thay thế bằng những doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao.

Điều quan trọng không chỉ là khôi phục lại tốc độ tăng trƣởng cao mà chủ yếu là tăng trƣởng bằng cái giá nào, hiệu quả và chất lƣợng ra sao, với một cơ cấu kinh tế thế nào. Việt Nam không nên quá chú trọng vào tốc độ tăng trƣởng cao, dù chỉ là 6% - 6,5%, nên coi đây là quãng thời gian chứa đựng cơ hội lớn để đẩy mạnh cải cách, tạo lập các cơ sở thể chế bền vững cho quá trình tăng trƣởng lâu dài. Đó là tầm nhìn cho một “cuộc chơi” lớn.

Thành lập tổ tranh tra, giám sát gói kích cầu

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy họ đã thành công khi kích cầu đúng đối tƣợng với số tiền kích cầu khổng lồ. Do số tiền kích cầu khổng lồ, nên Trung Quốc đã thành lập tổ tranh tra giám sát việc thực hiện gói kích cầu, kích vào đâu, giám sát tới đó. Điều này không những đảm bảo cho gói kích cầu đúng đối tƣợng mà còn làm gia tăng tính hiệu quả của đồng vốn kích cầu, kiểm soát đƣợc dòng vốn chảy vào đâu, tránh bị tham nhũng, lãng phí, chảy vào những khu vực nhạy cảm của nền kinh tế nhƣ chứng khoán, bất động sản. Kinh nghiệm này của Trung Quốc đáng để chúng ta học tập kinh nghiệm. Trong thời gian vừa qua, chúng ta xuất hiện tƣợng lãng phí, tham nhũng, kích vào không đúng đối tƣợng. Do đó, cần thiết thành lập tổ tranh tra, giám sát gói kích cầu đặc biệt khi trong tƣơng lai khi chúng ta hội tài chính thế giới sâu hơn thì khủng hoảng tác động mạnh hơn, lúc đó gói kích cầu sẽ lớn hơn, khó quản lý dòng chảy vốn hơn.

5.3.3 Bài học định hƣớng phân bổ vốn

Một kết quả có thể nhận thấy là ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều có một sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn tín dụng nội địa (tín dụng cho nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2009 tăng gần 38% trong khi tín dụng mới cho nền kinh tế của Trung Quốc tăng khoảng 30%, tín dụng trung và dài hạn nƣớc này tăng 42%).

Nguyên nhân là vì các dự án của Trung Quốc do chính phủ chỉ đạo thực hiện nhận đƣợc nguồn hỗ trợ vốn từ chính phủ nên có thể xin vay ngân hàng. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), các khoản vay hƣớng tới hỗ trợ thực hiện các dự án kích thích kinh tế đóng vai trò

chủ chốt trong việc kích thích nguồn tín dụng nội địa của Trung Quốc tăng mạnh kể từ tháng 11- 2008.

Còn ở Việt Nam, Chính phủ quyết định dùng 17.000 tỉ đồng để hỗ trợ lãi suất cho một số đối tƣợng doanh nghiệp, với mục tiêu hƣớng đến là hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền tín dụng đƣợc cung cấp ra cho các đối tƣợng doanh nghiệp này. Nhƣ vậy, ở Việt Nam, Chính phủ đã đóng vai trò định hƣớng phân phối nguồn vốn, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian dịch vụ hỗ trợ. Các tiêu chí và đối tƣợng phân phối vốn là do Nhà nƣớc chỉ định.

Sự khác biệt trong cách kích cầu dẫn đến khác biệt trong mẫu hình tăng trƣởng tín dụng. Ngƣời Mỹ vẫn duy trì quan điểm để thị trƣờng vốn tự phân phối nguồn vốn và chỉ hỗ trợ cho ngân hàng để ngân hàng đóng vai trò chủ động đánh giá dự án và ra quyết định phân phối vốn. Sau đó, ngân hàng không chịu phân bổ vốn nữa thì chính phủ mới phải trực tiếp thực hiện các chi tiêu ngân sách để tạo việc làm, nhƣng vẫn để lại quyền quyết định phân bổ vốn cho ngân hàng. Điều này khiến việc vay tiền ở Mỹ vẫn khó khăn và tăng trƣởng tín dụng chậm.

Trung Quốc thì gián tiếp chi phối quyết định phân bổ vốn cho ngân hàng bằng những chƣơng trình kích thích kinh tế khổng lồ, tạo ra nhiều dự án để ngƣời thực hiện dự án đến xin vay dễ dàng hơn ở ngân hàng. Trong khi đó, tiền của Chính phủ Việt Nam đổ vào để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, ngân hàng đóng vai trò trung gian nên ngân hàng phải cho vay đƣợc, hỗ trợ đƣợc khách cho vay thì ngân hàng mới có lợi (ít nhất là trong việc giữ quan hệ với khách hàng).

Nhƣ vậy, phƣơng thức kích cầu của Việt Nam có tính định hƣớng đối tƣợng phân bổ vốn rõ ràng hơn, nhƣng lại không định hƣớng dòng vốn sẽ chảy đi đâu một cách rõ ràng nhƣ Trung Quốc. Cách thức của Trung Quốc hƣớng dòng vốn vào thẳng các dự án hạ tầng và kích thích kinh tế, Việt Nam hƣớng đƣợc dòng vốn vào doanh nghiệp nhƣng khó đảm bảo dòng vốn sau đó sẽ chảy đi đâu, vào sản xuất, vào nhà đất hay vào chứng khoán.

Các phƣơng thức đều có mặt yếu và mạnh của nó. Nếu vốn Chính phủ Mỹ hỗ trợ cho ngân hàng Mỹ thì họ phải tuân thủ một số ràng buộc khắt khe và tiền là tiền của ngân hàng vay nên họ phải tính toán kỹ lƣỡng. Hệ quả là tín dụng của Mỹ tăng chậm, ngân hàng Mỹ lo tích lũy vốn để đề phòng rủi ro, dẫn đến tình trạng gần đây có những bài bình luận về tình trạng “thừa tiền” của ngân hàng Mỹ, trong khi kinh tế Mỹ vẫn thiếu vốn nghiêm trọng.

Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam hay Trung Quốc định hƣớng dòng vốn tín dụng - dù cơ chế có khác nhau, nên sẽ xuất hiện, có nhiều khả năng xảy ra những thất thoát và trục lợi trong việc phân phối vốn. Cả ở Việt Nam và Trung Quốc đều đã xuất hiện những cảnh báo về khả năng phân bổ sai các nguồn tín dụng, dẫn đến nợ xấu và bong bóng giá cả. Một tín hiệu đáng lo ngại là mặc dù tín dụng của Việt Nam và Trung Quốc đều tăng mạnh, ở cả hai nƣớc này đều

xuất hiện những than phiền là nguồn vốn tín dụng vẫn khan hiếm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và ở nông thôn.

Các mục tiêu dài hạn

Một vấn đề nổi bật là trong khi Mỹ và Trung Quốc thể hiện rõ các tham vọng đầu tƣ vào các yếu tố tạo ra sức cạnh tranh dài hạn trong các gói kích cầu, chúng ta không tìm ra đƣợc một yếu tố nổi cộm về các đầu tƣ dài hạn của Việt Nam trong gói kích cầu. Với những khoản chi cho y tế, giáo dục và khoa học, Mỹ ghi nhận một trong những mục tiêu quan trọng của đạo luật ARRA là nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế và tạo ra các yếu tố tăng trƣởng dài hạn cho nƣớc này, chứ không chỉ là yếu tố ngắn hạn về việc làm và tăng trƣởng.

Trong khi đó, không thể phủ nhận tham vọng của Trung Quốc với các chƣơng trình đƣờng sắt, sân bay và cầu cảng của mình. Một bài báo gần đây trên tờ The Economist cho thấy tham vọng của Trung Quốc không chỉ là một hệ thống đƣờng xe lửa cao tốc gần 19.000 dặm (khoảng 30.000 ki lô mét) tới năm 2015 để kết nối 70-80% đô thị trên 500.000 dân ở Trung Quốc, mà còn là việc tiếp thu toàn bộ công nghệ hiện đại này (các công ty nƣớc ngoài muốn thắng thầu phải chấp nhận chuyển giao công nghệ).

Nhƣ vậy, ngƣời Trung Quốc không chỉ là bỏ tiền xây đƣờng sắt mà còn học cách xây nó với tham vọng sẽ xuất khẩu công nghệ này sau đó. Tờ The Economist đã cảnh báo lợi nhuận mà các công ty phƣơng Tây thu đƣợc trong việc xây dựng và chuyển giao các tuyến đƣờng sắt này trong tƣơng lai có thể trở thành cái giá mà họ phải trả. Có thể cảnh báo này đã quá lo xa, nhƣng cho thấy những chi tiêu của Trung Quốc không chỉ là hạ tầng, mà còn là khả năng công nghệ.

Trong khi đó, Việt Nam có mục tiêu dài hạn nào cho các chính sách kích cầu của mình? Không rõ ràng. Lý do là vì chúng ta chọn giải pháp phòng thủ và chèn lấn ngay trên phần sân nhà. Ngoài việc chèn lấn và dẫn đến làm suy giảm tiêu dùng cũng nhƣ đầu tƣ của khu vực tƣ nhân, chúng ta vẫn tiến hành phòng thủ bằng cách giữ nguyên mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu, chờ thời và mong mỏi xuất khẩu tăng trở lại, không giải phóng sức sản xuất mới và sức cầu trong nƣớc, cũng nhƣ không gỡ nút thắt cho những “vấn đề muôn năm cũ”: thủ tục hành chính, cơ cấu kinh tế, giải quyết thủ tục cho xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng... Những chi tiêu cho dự án cấp bách trong gói kích thích kinh tế liệu có dỡ bỏ đƣợc hay dựng thêm nhiều “lô cốt” trong nền kinh tế?

Hệ quả

Một hệ quả dễ thấy đầu tiên là những gói kích cầu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP sẽ tạo ra “những quả bong bóng ngân sách”, và nƣớc nào chi càng nhiều thì càng gặp rủi ro và gánh nặng ngân sách lớn. Hiện tại sự lo ngại về một sự khủng hoảng ngân sách sẽ xảy ra không phải là thừa tại nhiều nƣớc châu Âu.

Vấn đề này là một sự lựa chọn có tính đánh đổi. Một gói kích cầu đầy tham vọng của

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với khủng hoảng (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)