Về mặt chính sách

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với khủng hoảng (Trang 59 - 61)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động một cách không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Tình trạng khó khăn, xu hƣớng suy giảm tăng trƣởng và bất ổn kinh tế liên tiếp diễn ra trong các năm 2007 – 2008. Đặc biệt vào đầu quý 4 năm 2008 thì tình hình nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự suy giảm vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sự sụt giảm cầu xuất khẩu và làm tăng tỷ lệ lao động mất việc làm ở nƣớc ta.

Đứng trƣớc những vấn đề hết sức cấp bách và nan giải đó, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009, chính phủ đã đƣa ra những chính sách để ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam. Cụ thể nhƣ sau:

Trong tháng 1:

Thông tƣ số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thông tƣ 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện hoàn thuế VAT theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP.

Thông tƣ 05/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Quyết định số 12/2009/QD-TTg ngày 19/1/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trƣởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Quyết định số 16/2009/QD-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trƣơng kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Quyết định 14/QD-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thƣơng mại.

Quyết định 131/2009QD-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

Trong tháng 2:

Thông tƣ số 02/2009/TT-NHNN ngày 3/2/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

Quyết định 30/2009/QD-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ đối với ngƣời lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế.

Trong tháng 4:

Quyết định 443/QD-TTg ngày 4/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung và dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tƣ mới để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thông tƣ số 05/2009/TT-NHNN ngày 7/4/2009 của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định chi tiết thi hành hỗ trợ lãi suất đối với các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng, thực hiện đầu tƣ mới để phát triển sản xuất kinh doanh.

Quyết định 497/QD-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc thiết bị vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Chúng ta nhận thấy một điều rằng, những bất ổn trong nền kinh tế Việt Nam đã xảy ra từ năm 2007 mà đỉnh điểm là đầu quý 4 năm 2008 thế nhƣng những biện pháp đối phó của chính phủ lại chỉ mới bắt đầu từ đầu quý 1 năm 2009 và kéo dài đến tận đầu quý 2 năm 2009. Phản ứng chính sách nhƣ vậy đƣợc nhận định là chậm trễ, thiếu linh hoạt và thiếu tính nhất quán. Thực ra chính sách đƣợc ban hành khi nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, các chỉ số kinh tế bắt đầu tăng nhẹ. Mặc dù không phủ nhận vai trò của những chính sách đối phó lần này, nhƣng phải thừa nhận chính sách của chính phủ đƣợc thi hành nhƣ vậy là khá chậm trễ, chồng chéo, thiếu nhạy bén, không có tính nhất quán cao. Thủ tục rƣờm rà, quy trình rắc rối…đã cản trở rất nhiều đến sự tiếp cận gói kích cầu của nhiều đối tƣợng (Theo thống kê thì chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi). Điều này cũng làm hạn chế vai trò đích thực của gói kích cầu khi triển khai.

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với khủng hoảng (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)