Chính sách giảm thuế

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với khủng hoảng (Trang 35)

Thực hiện chính sách giảm thuế: Khoảng 28.000 tỷ đồng

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai nhanh các giải pháp cấp bách nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó đã ban hành nhiều chính sách thuế phục vụ mục tiêu kích cầu kinh tế, mà đáng chú ý nhất là các giải pháp miễn thuế, giảm thuế và giãn thuế trên diện rộng.

Nhờ miễn giảm và giãn nhiều loại thuế nhằm kích cầu nền kinh tế, trong năm 2009, ngân sách nhà nƣớc (NSNN) sẽ để lại khoảng 20.000 tỷ đồng cho kích thích tiêu dùng, khuyến khích đầu tƣ phát triển và sản xuất kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế TNDN khoảng 13.000 tỷ đồng.

Chính phủ đã cho phép giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Cho phép giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy

Chủ trƣơng của Chính phủ giảm 30% thuế thu nhập DN trong quý 4/2008 và cả năm 2009; giãn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với các DN nhỏ và vừa và các DN trong một số ngành nghề đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều DN. Đây là khối doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như đa số là doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù chính sách này không trực tiếp giải quyết đƣợc vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra cho sản phẩm nhƣng đây vẫn là một chính sách đƣợc cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh vì nhờ nó DN giảm đƣợc chi phí.

Thuế thu nhập cá nhân: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân khoảng 6.500 tỷ đồng.

Đối tƣợng đƣợc giãn nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công; thu nhập từ đầu tƣ vốn; thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn (bao gồm cả chuyển nhƣợng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng; cá nhân không cƣ trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tƣ vốn, chuyển nhƣợng vốn (bao gồm cả chuyển nhƣợng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng mại. Thời gian đƣợc giãn nộp thuế là từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009.

Chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đƣợc đánh giá sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của ngƣời tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 8.600 tỷ đồng.

Với chính sách giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho một số mặt hàng tiêu thụ nội địa, thu ngân sách năm 2009 giảm khoảng 1.000 tỷ đồng.

Chính phủ đã cho phép tạm hoàn 90% số GTGT đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trƣờng hợp doanh nghiệp chƣa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán và giảm thuế đối với 19 nhóm hàng hóa, dịch vụ khác, bao gồm: than đá; hoá chất cơ bản; sản phẩm cơ khí là tƣ liệu sản xuất; ô tô các loại; linh kiện ô tô; tàu, thuyền; khuôn đúc các loại; vật liệu nổ; đá mài; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp; lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên; ống thuỷ tinh trung tính; sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu; máy xử lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy; bốc xếp; nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ; vận tải bao gồm: vận tải hàng hoá, hành lý, hành khách, vận tải du lịch bằng đƣờng hàng không, đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ, trừ vận tải quốc tế; kinh doanh khách sạn; dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành trọn gói; in (trừ in tiền). Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc hoàn và giảm thuế GTGT, đồng thời quy định việc giảm 50% mức thuế suất thuế GTGT theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi. 19 nhóm hàng này

Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm mặt hàng thuộc các ngành hàng mà trƣớc đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp đối với doanh nghiệp để phục vụ cho việc giảm giá hàng bán, giúp kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh suy giảm kinh tế.

Tại Quyết định 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã cho phép giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng nhƣ sợi, vải, hàng may mặc, da giầy, xi măng, gạch ngói, xe mô tô hai ba bánh trên 125cm3; kéo dài thời gian nộp thuế giá trị gia tăng đến 180 ngày đối với các lô hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế,

phƣơng tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nƣớc chƣa sản xuất.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã chỉ đạo giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu; điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nhƣ nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh; 8 nhóm xơ, sợi tổng hợp; một số loại linh kiện, phụ tùng điện tử; nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu xây dựng; nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi..., đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm thuế đối với 08 nhóm thuốc chữa bệnh để góp phần bình ổn thị trƣờng, giảm giá thuốc (từ các mức 2%, 5% và 8% xuống 0%).

Việc thực hiện giảm ngay 50% thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu áp dụng cho các tờ khai hải quan kể từ ngày 1/2/2009 sẽ phát sinh giảm thu thuế GTGT khoảng 1.050 tỷ đồng.

Cũng nhƣ các gói kích cầu khác trên thế giới, một trong những biện pháp cần thiết là giảm thuế, vừa tác động đến nhiều đối tƣợng đồng thời: doanh nghiệp, cá nhân, ngƣời tiêu dùng,…vừa để lại trong nền kinh tế một số tiền mà không cần quá trình huy động nguồn vốn. Tuy nhiên có thể thấy chính phủ hƣớng đến hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn so với cá nhân với số tiền giảm thuế dành cho doanh nghiệp là 13.000 tỷ đồng gấp đôi so với số tiền 6.500 tỷ đồng mà các cá nhân đƣợc giảm. Trong đó riêng gói giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hƣớng đến các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn thì gói giảm thuế GTGT nhằm hỗ trợ cả doanh nghiệp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhƣ nhau. Mục tiêu của chính phủ là khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng số tiền đƣợc giảm thuế để tiến hành đầu tƣ, thuê thêm nhân công, phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm kích thích tiêu dùng cũng nhƣ phần nào vƣợt qua khó khăn trƣớc mắt.

Đánh giá sơ bộ chính sách kích cầu mà chính phủ đƣa ra, ta có thể thấy các điểm nổi bật sau:

 Các chính sách của Chính phủ đƣa ra trong thời gian qua cho thấy, về tổng thể, những “át chủ bài” quan trọng nhất thực hiện gói kích cầu của Chính phủ gồm: giảm thuế, giãn thuế, hoàn thuế; hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp; hạ lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng đầu tƣ công cho kết cấu hạ tầng từ nguồn trái phiếu Chính phủ và hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời dân thông qua các Chính sách an sinh xã hội. Các công cụ đó đã hƣớng tới bốn nhóm đối tƣợng là: doanh nghiệp; hộ gia đình; Chính phủ và hoạt động xuất nhập khẩu, và đƣợc thực hiện trên tổng thể ba nhóm biện pháp kích cầu: kích thích tiêu dùng nội địa; kích thích đầu tƣ của doanh nghiệp; kích thích thông qua đầu tƣ công.

 Để kích cầu, ở một số nƣớc, chính phủ hỗ trợ trực tiếp tiền cho dân để tăng sức mua, hoặc chuyển tiền cho doanh nghiệp, ngân hàng, nhƣng Việt Nam không thể áp dụng cách thức đó vì lƣợng dự trữ có hạn, tiềm lực còn hạn chế, vì thế phải dùng hình thức khác nhƣ bù lãi suất,

cho vay không lãi; hỗ trợ mua bảo hiểm y tế,... Đó là cách làm của các nƣớc đang phát triển, các nƣớc có điều kiện kinh tế eo hẹp.

 Chính phủ đặc biệt ƣu tiên hỗ trợ đầu tƣ, giúp các doanh nghiệp vƣợt qua khó khăn, mở rộng sản xuất thể hiện qua nhiều cách thức thực hiện : gói bù lãi suất 4% 17.000 tỷ đồng, bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa 17.000 tỷ đồng, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 13.000 tỷ đồng,hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế xuất, nhập khẩu, vv … Với những khó khăn chồng chất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và sự suy giảm mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, mức tăng trƣởng âm của lĩnh vực xây dựng thì việc là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay. Tuy tăng trƣởng và việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau, song đây không phải là mối quan hệ đồng nhất. Nếu tăng trƣởng chỉ diễn ra ở lĩnh vực sử dụng nhiều vốn, ở các tập đoàn nhà nƣớc lớn thì sẽ không tạo đƣợc việc làm. Hay nói cách khác, trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm, mẫu hình tăng trƣởng hƣớng vào các ngành sử dụng nhiều lao động nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho kích cầu quan trọng hơn là tốc độ tăng trƣởng. Đó chính là mục tiêu chính của chính phủ khi đƣa ra nhiều hình thức hỗ trợ cho doanh nghiệp nhƣ vậy. Tuy nhiên điều này đã đặt ra nhiều nghi vấn và tranh luận : liệu thực chất đây là kích cầu hay kích cung khi mà nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng, cầu vẫn chƣa hồi phục nhƣng các biện pháp kích thích sản xuất lại quá nhiều. Cũng có ý kiến cho rằng, áp dụng các giải pháp kích cung tức là kích cầu một cách gián tiếp. Điều đó có thể đúng trong điều kiện một nền kinh tế phát triển bình thƣờng, nhƣng không đúng trong điều kiện đang cần cứu vãn sự suy thoái của nền kinh tế, khi cung đang lớn hơn cầu. Kích cầu kết hợp với kích cung, tức là kích thích tiêu thụ và kích thích cả sản xuất để tăng khả năng cung ứng hàng hóa ra thị trƣờng. Song, với giải pháp này, việc kích cầu phải đi trƣớc một bƣớc, sau đó mới thực hiện các giải pháp kích thích sản xuất. Vì vậy chúng ta sẽ cần đánh giá kĩ liệu chính phủ có kích cầu sai đối tƣợng hay không và tác động của các biện pháp này đến nền kinh tế nhƣ thế nào ở những phần sau.

 Chính phủ đã thể hiện nỗ lực tăng cƣờng xây dựng cơ sở hạ tầng trong gói ứng trƣớc ngân sách nhà nƣớc 37.200 tỷ đồng cho các dự án cấp bách, trong đó đặc biệt nhấn mạnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở công nhân, sinh viên những đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ khủng hoảng kinh tế và phát triển hạ tầng nông thôn. Việc ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay vừa hƣớng đến mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế chống suy giảm kinh tế, vừa nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng đầu tƣ, tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Đầu tƣ hạ tầng cũng là đầu tƣ hiệu quả, mang tính lâu dài, bền vững, có tác động lan tỏa chung cho toàn xã hội. Do vậy những nỗ lực trong xây dựng cơ sở hạ tầng của Chính phủ rất đáng ghi nhận.

 Chúng ta nhận ra dƣờng nhƣ có rất ít sự quan tâm của Chính phủ đối với kích cầu tiêu dùng khi chỉ thể hiện qua hai gói: giảm thuế thu nhập cá nhân trong năm tháng và 7.200 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội. Đây quả thật là con số khiêm tốn so với hai phƣơng thức kích cầu còn lại. Liệu chính phủ đã kích cầu đúng mục tiêu, đúng đối tƣợng hay chƣa khi kinh nghiệm nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Pháp,… cho thấy kích cầu tiêu dùng là mục tiêu trọng tâm và hàng đầu.

 Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm kích thích kinh tế của các nƣớc, thì để chống suy giảm kinh tế, chính sách tài khoá đóng vai trò cơ bản, còn chính sách tiền tệ là hỗ trợ. Tuy nhiên, việc sử dụng các gói kích thích kinh tế ở các nƣớc cũng khác biệt nhau, tuỳ thuộc vào khả năng của ngân sách nhà nƣớc, tình trạng khủng hoảng tài chính và mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi nƣớc (gói của Anh tƣơng ứng 5% GDP, Mỹ 30%, Trung Quốc 30%, Pháp 14%, Thuỵ Điển 1,5%, Nga 16,3%, Thổ Nhĩ Kỳ 3,9%, Ấn Độ 0,8%, Malaysia 1,2%, Kazăcxtan 14,3%...). Đối với nƣớc ta, khả năng huy động nguồn lực của ngân sách nhà nƣớc có hạn, hệ thống ngân hàng ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính, hoạt động ổn định và hiệu quả; phần lớn các doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 90%) và hộ sản xuất có quan hệ vay vốn ngân hàng; vì vậy, vận dụng lý thuyết kinh tế tổng cầu, chi phí cận biên để kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, thì việc Chính phủ sử dụng đồng thời các giải pháp về chính sách tiền tệ và tài khoá để ngăn chặn suy giảm kinh tế là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế của nƣớc ta.

CHƢƠNG 3: KÍCH CẦU VÀO ĐÂU LÀ HỢP LÝ

Qua quá trình nghiên cứu một số quan điểm về kích cầu của các nhà kinh tế Việt Nam, chúng tôi đã phân tích và rút ra đƣợc một số kinh nghiệm kích cầu hợp lý cho nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi sẽ phân chia và xem xét ảnh hƣởng về kích cầu theo các tiêu chí, đối tƣợng: thành phần trong tổng cầu, ngành kinh tế, vùng, đối tƣợng ngƣời dân, doanh nghiệp, các hạng mục đầu tƣ của Chính phủ.

Mỗi quốc gia đều có những hoàn cảnh đặc thù và do vậy, công cụ và liều lƣợng kích thích của mỗi nƣớc cũng không thể dập khuôn. Những nền kinh tế nhỏ có tỷ lệ nhập khẩu trong tổng tiêu dùng cao không thể kích cầu đơn giản chỉ bằng cách tăng chi tiêu công và hạ lãi suất vì khi ấy, nhu cầu tăng thêm sẽ đƣợc thỏa mãn bởi hàng nhập khẩu và việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới lạm phát. Tƣơng tự nhƣ vậy, ở những nƣớc có chế độ tỷ giá cố định, khi lãi suất giảm doanh nghiệp và ngƣời dân sẽ không tiêu tiền mà thay vào đó sẽ tích trữ vàng và ngoại tệ mạnh.

3.1 Xem xét nh hưởng v kích cu trong thành phn tng cu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nguyên tắc mỗi bảng I/O đại diện cho một giai đoạn, bảng I/O 1989 đại diện giai đoạn 1987-1992, bảng 1996 đại diện giai đoạn 1993-1998, bảng 2000 đại diện giai đoạn 1999- 2004, bảng 2005 đại diện giai đoan 2005-2008. Bảng 2 (xem thêm ở phụ lục 2) cho thấy trong những giai đoạn trƣớc kích cầu vào đầu tƣ có ảnh hƣởng nhất đến nền kinh tế, nhƣng trong giai đoạn này kích cầu vào tiêu dùng khu vực nông thôn dẫn đến kích thích sản xuất của nền kinh tế nhiều nhất, tiêu dùng ở khu vực này một đồng sẽ kích thích sản xuất 1,622 đồng, trong khi kích cầu vào đầu tƣ 1 đồng chỉ kích thích sản xuất 1,435 đồng và kích cầu vào tiêu dùng của khu vực thành thị chỉ là 1,400 đồng. Nhƣ vậy có thể thấy trong giai đoạn hiện nay kích cầu vào tiêu dùng khu vực nông thôn sẽ đem lại hiệu ứng lan toả cao nhất.

Một phần của tài liệu Bài học từ gói kích cầu - hướng đi cho Việt Nam đối phó với khủng hoảng (Trang 35)