1. Thời điểm hình thành.
Công ty Bia Hà Nội hiện nay là một doanh nghiệp Nhà nớc thuộc Bộ Công nghiệp quản lý. Địa điểm của Công ty tại 70A - Hoàng Hoa Thám - quận Ba Đình - thành phố Hà Nội.
Công ty Bia Hà Nội khởi công xây dựng năm 1889 và chính thức đi vào hoạt động tháng 4 năm 1890. Tên gọi của Công ty lúc đó là Công ty Bia Đông Dơng, do một chủ t bản ngời Pháp lên là Homel bỏ vốn ra đầu t xây dựng. Do vốn đầu t hạn chế nên công suất và sản lợng nhỏ, từ 300 - 600 nghìn lít/ năm. Toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy đợc mang từ Pháp sang. Hầu hết các nguyên vật liệu đợc nhập từ Pháp, ngoại trừ than là đợc khai thác tại thị trờng nội địa. Tổng số lao động nhà máy lúc đó là 70 - 150 ngời, trong đó phần lớn là lao động thủ công Việt Nam, còn lao động kỹ thuật và lao động quản lý là ngời Pháp.
Trong thời điểm này, nhà máy sản xuất 2 loại sản phẩm là bia hơi và bia chai. Bia sản xuất ra chủ yếu phục vụ quân đội viễn chinh Pháp, lính đánh thuê và một số ít các nhà t sản Việt Nam.
Năm 1954, thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, toàn bộ máy móc, thiết bị của nhà máy bị đem về Pháp. Ngày 15/8/1957 Chính phủ ra quyết định khôi phục lại nhà máy với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức. Ngày 15/8/1958 sản phẩm bia chai mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời. Nhà máy đợc mang tên là Nhà máy Bia Hà Nội. Từ đây hoạt động của Nhà máy đợc chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ trớc đổi mới và thời kỳ sau đổi mới.
2. Thời kỳ trớc đổi mới (1958 - 1989 )
2.1 - Giai đoạn 1958 -1981:
Nhà máy hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập và trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Sản phẩm của nhà máy là bia chai, bia hơi, các loại nớc ngọt giải khát đóng chai. Sản lợng nhà máy không ngừng tăng, năm 1981 đạt 20 triệu lít/năm, gấp 7 lần năm 1958. Đội ngũ lao động của Nhà máy đã nắm hầu hết mọi khâu của qui trình công nghệ.
2.2. - Giai đoạn 1982 - 1989:
Giai đoạn này nhà máy tồn tại với hình thức hạch toán phụ thuộc, là xí nghiệp thuộc liên hiệp xí nghiệp rợu, bia, nớc giải khát I. Trong giai đoạn này nhờ sự giúp đỡ của Cộng hoà Dân chủ Đức, nhà máy đầu t nâng công suất lên 40 triệu lít/ năm nhng do đầu t không đồng bộ nên kết quả chỉ đạt 30 - 35 triệu lít/năm. Đến năm 1988, tổng số cán bộ công nhân của nhà máy đã là 530 ngời, bình quân bậc thợ là 3,2/6.
Nhìn chung thời kỳ trớc đổi mới khách hàng của nhà máy vốn là quân dân miền Bắc. Tuy gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh đất nớc bị chiến tranh, kỹ thuật sản xuất lạc hậu nhng nhà máy liên tục hoàn thành kế hoạch sản xuất nhà nớc giao.
Cho dù có những bớc tiến đáng kể nhng cũng nh nhiều doanh nghiệp Nhà nớc khác, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đa nhà máy vào tình trạng trì trệ, hoạt động kém hiệu quả. Đây là thách thức lớn đối với nhà máy khi bớc sang giai đoạn phát triển mới.
3. Thời kỳ sau đổi mới 1989 - 1999: Đây là thời kỳ bắt đầu thực hiện côngcuộc đổi mới của nớc ta. cuộc đổi mới của nớc ta.
Tháng 6 năm 1989 nhà máy bia Hà Nội đợc giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập.Với môi trờng kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt bởi nhiều doanh nghiệp sản xuất bia, nớc giải khát ra đời nhà máy chọn con đờng đổi mới công nghệ từng phần. Quá trình đầu t tới năm 2000 gồm 3 bớc.
- Bớc 1 (1989 - 1991): Nhà máy động viên cán bộ công nhân viên sửa chữa, nâng cấp những máy móc còn có thể khai thác đợc. Mặt khác nhà máy đầu t dây chuyền sản xuất bia lon và dây chuyền bia chai của Cộng hoà liên bang Đức.
- Bớc 2 (1991 - 1995): Nhà máy đầu t bồn lên men 20 triệu lít/ năm, nâng công suất nhà máy 30 - 50 triệu lít/năm. Từ tháng 10 năm 1993, nhà máy đổi tên là "Công ty Bia Hà Nội". Đến tháng 11 năm 1995 Công ty trở thành một thành viên của Tổng Công ty Rợu bia nớc giải khát Việt Nam.
- Bớc 3 (1997 - 2000): Nhà máy tiếp tục đầu t máy móc thiết bị mới để tăng công suất lên 100 triệu lít/ năm.
Nhờ có sự đầu t đúng hớng nên Công ty đã phát triển về mọi mặt. Chất lợng sản phẩmkhông ngừng tăng lên, sản phẩmCông ty sản xuất ra không đủ bán cho khách hàng, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng tăng.