Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta lập ra 2 chữ T của hai tài khoản 111 và 112.
Số liệu để ghi vào phần bên nợ và bên có của 111 và 112 ta sẽ lấy từ sổ nhật ký chung.
Sau đó ta dùng hàm subtotal để tính tổng số phát sinh bên nợ và bên có của tài khoản đó trong kỳ kế toán năm – công thức này sẽ được đặt ở vị trí cuối cùng của sổ nhật ký chung (gợi ý: ta phải đặt công thức này ở ngoài vùng chọn để làm autofilter, vì nếu để trong vùng khi ta lọc 111, 112 nó sẽ không hiển thị tổng số phát sinh bên nợ, bên của tài khoản lọc).
Tùy chọn này tương ứng với việc máy sẽ lọc tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản 111 và 112 trong kỳ kế toán (theo cột tài khoản cấp 1).
Sau đó ta sẽ kích chuột vào downlist bên cột tài khoản đối ứng và ta sẽ thấy được tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh bên có của tài khoản đối ứng (tài khoản đối ứng với tài khoản tiền) ở phía cuối của vùng dữ liệu.
Ta sẽ dùng tổng số phát sinh bên nợ, bên có của tài khoản này để cập nhật sang sơđồ chữ T tài khoản 111, 112 bên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Sau khi lọc được số tổng của tất cả các tài khoản đối ứng với tài khoản 111 và 112 ta sẽ tiến hành tổng hợp số tiền của các tài khoản vào các chỉ tiêu trên báo lưu chuyển tiền tệ.
Lấy ví dụ:
Số phát sinh bên nợ tài khoản 111: 400.000.000 – đây là khoản góp vốn chủ sở hữu nên ta sẽ cập nhật vào chỉ tiêu 31 – tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.
Lưu ý: các khoản chi phí phải được ghi nhận lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo
Và đặc biệt quan trọng: Số liệu trên chỉ tiêu 70 – tiền và tương đương tiền cuối năm phải bằng với số tiền trên chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên bảng cân đối kế toán.
Số liệu ở cột “Sốđầu năm”: ta lấy từ báo cáo tài chính của năm trước.