0
Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Tổng quan về công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – Airimex

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG – AIRIMEX GIAI ĐOẠN 2004- 2008 (Trang 74 -135 )

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Airimex

3.1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không (Airimex)

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không

- Tên giao dịch quốc tế: General Aviation Import – Export Joint Stock Company

- Tên viết tắt: AIRIMEX JSC

- Trụ sở chính: 414 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội - Số ĐKKD: 0103012269 Cấp ngày: 18/05/2006

- Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng

- Chi nhánh: 108 đường Hồng Hà - Quận Tân Bình -TP Hồ Chí Minh - Lĩnh vực hoạt động:

 Kinh doanh máy bay, động cơ, dụng cụ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máy bay.

 Kinh doanh phương tiện, thiết bị, dụng cụ, vật tư và phụ tùng cho ngành Hàng không.

 Dịch vụ nhận, gửi, chuyển, phát hàng hóa trong nước và quốc tế.  Đại lý bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế.

 Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch ( không bao gồm kinh doanh phòng hat karaoke, vũ trường quán bar).

 Kinh doanh vật liệu, vật tư, hàng hóa dân dụng.

 Kinh doanh trang thiết bị máy móc y tế, vật tư trang thiết bị trường học, đo lường sinh học và môi trường, trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính.

 Kinh doanh rượu bia, nước giải khát (không bao gồm kinh doanh quán bar).

 Dịch vụ cho thuê văn phòng nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kho ngoại quan.

 Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, khai thuế hải quan.

 Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phương tiện vật tư và phụ tùng thay thế các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản, xi măng, hóa chất, bưu chính viễn thông, thể thao và các ngành giải trí khác.

 Xây lắp các công trình điện đến 35KV.  Kinh doanh xăng dầu, dầu mỡ, khí hóa lỏng.  Mua bán, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ.  Đại lý mua, bán, kí gửi hàng hóa.

 Xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa mà công ty kinh doanh.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Theo yêu cầu phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam đã ký quyết định số 197/QĐ/TCHK thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng không và cung ứng dịch vụ hàng không.

Trong giai đoạn đầu, công ty chịu sự phụ trách trực tiếp của Tổng cục Hàng không và hoạt động theo sự phân bổ chi tiêu của tổng cục (sau này là Tổng công ty hàng không Việt Nam). Cùng với sự phát triển của ngành, công ty là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Cùng với sự phát triển kinh tế nói chung và của ngành hàng không nói riêng, sau khi luật Hàng không ra đời, Vụ hàng không bị giải thể và Cục hàng không Việt Nam thành lập trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Ngày 30/07/1994 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 1173/QĐ/TTCB-LĐ thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng không với tên giao dịch quốc tế là: General Aviation Import- Export Company Cairimex. Theo quyết định này, công ty đã trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, có thể tự tổ chức kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Sau Quyết định 238/TTG ngày 02/05/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Công ty Hàng không được tổ chức lại theo mô hình của Tổng Công ty 91 và từ đó đến trước khi chuyển đổi thành công ty Cổ phần, Công ty Xuất nhập khẩu hàng không là đơn vị hach toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Hiện nay Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu hàng không là Công ty con của Tổng công ty Hàng không, do Tổng công ty nắm giữ cổ phần và chi phối hoạt động.

Thực hiện chuyển đổi mô hình công ty mẹ, công ty con, ngày 18/05/2006, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không đã chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không.

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không được chia làm 4 giai đoạn:

 Giai đoan 1: Trước năm 1989

Công ty là xí nghiệp vật tư - kĩ thuật thuộc Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam, chịu sự phụ trách trực tiếp của Tổng cục hàng không và hoạt động theo sự phân bổ chi tiêu của Tổng cục.

 Giai đoạn 2: Từ năm 1989 - 1994

Trong thời kỳ này, Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Hàng không dân dụng Việt Nam và sau này là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nhập khẩu thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngành Hàng không.

 Giai đoạn 3: Từ năm 1994 – 1998

Công ty được tổ chức lại là doạn nghiệp Nhà nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không, Công ty đã tao được uy tín với những mặt hàng như: Cụm cảng Hàng không sân bay Bắc - Trung - Nam, Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam.

 Giai đoạn 4: Từ năm 1998 đến nay

Đây thực sự là giai đoạn đổi mới về mọi mặt kinh doanh của Công ty. Luật thương mại ra đời đã mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kết quả là mọi đơn vị trong ngành Hàng không đều tự đứng ra trực tiếp xuất nhập khẩu. Đứng trước thử thách này, Airimex đã chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành nhà cung ứng thiết bị trọn gói cho các đơn vị. Đồng thời Công ty cũng đã và đang chuẩn bị liên doanh, liên kết với các đối tác để tham gia một số chương trình lớn trong ngành Hàng không.

3.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Airimex 3.1.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ bộ máy quản lý (3.1)

- Chức năng của các phòng ban

Với sơ đồ quản lý như trên, chức năng của các phòng ban trong Công ty được phân định như sau:

 Hội đồng quản trị: Phòng bán vé máy bay Phòng nghiệp vụ 1 Phòng nghiệp vụ 2 Chi nhánh đại diện tạiVNv à nước ngoài Phòng Hành Chính tổ chức nhân lưc, kế hoạch Cửa hàng bán lẻ Cửa hàng bán lẻ Phòng bán vé máy bay Phòng Tài chính Phòng kinh doanh Ban giám đốc Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có quyền lực cao nhất giữa hai kỳ đại hội cổ đông, có quyền hạn quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.

Hội đồng quản trị gồm một số thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch hội đồng quản trị, một thành viên kiêm Giám đốc, một thành viên kiểm soát và một thành viên là chuyên gia kinh tế, tài chính am hiểu pháp luật.

 Ban giám đốc:

Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Hàng không được Tổng công ty Hàng không Việt Nam đề nghị Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu Hàng không thực hiện chức năng xuất nhập khẩu chuyên ngành dịch vụ hàng không và kinh doanh các mặt hàng dân dụng khác.

Giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không có nhiệm vụ duy trì, thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước, các Bộ, cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm bảo mật Công ty, ngành và quốc gia.

Phó giám đốc Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không là người hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ trách nhiệm với giám đốc trong việc điều hành và quản lý.  Phòng hành chính - tổ chức - nhân lực - kế toán:

- Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đầu tư trang thiết bị, các loại hình nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ được thông qua tại đại hội công nhân viên chức.

Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu và các loại hình hoạt động khác theo tuần, tháng. Kế hoạch được thông qua tại Hội nghị giao ban Công ty với nội dung cụ thể.

- Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ hành chính như văn thư, lưu trữ, bảo mật theo quy định hiện hành.

- Thực hiện vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

- Mở rộng công tác đối ngoại, chủ động tiếp thị, thúc đẩy quan hệ tiếp thị, quan hệ khách hàng và tìm đối tác trong hoạt động kinh tế.

 Phòng Kinh doanh:

- Đảm bảo công việc kinh doanh các thiết bị, vật tư, vật liệu ngoài ngành hàng không.

- Đảm bảo đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Airlines  Phòng Nghiệp vụ 1:

- Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị mặt đất, sân bay nhà ga, thiết bị phục vụ khai thác vận chuyển tại sân đậu, khai thác thuộc khu vực kinh doanh.

- Thực hiện xuất nhập khẩu trang thiết bị, kể cả trang thiết bị nhập khẩu đồng bộ cho các ngành quản lý bay.

- Thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị mặt đất phục vụ trạm xưởng kỹ thuật, khu chế biến.

- Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu ngoài ngành, ký kết các hợp đồng ủy thác đấu thầu.

 Phòng Nghiệp vụ 2:

- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu liên quan đến máy bay, động cơ tạm nhập tái xuất, đại tu sửa chữa máy bay, động cơ.

- Thực hiện công tác xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng cho máy bay, động cơ cho trạm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.

Cả hai phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác tip thị, phải nắm chắc thông tin về bạn hàng, khách hàng, kết luận đầy đủ các khả năng của đối tác khi tiến hành hợp đồng, thực hiện hợp đồng.

Phòng Nghiệp vụ chủ động lập kế hoạch hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. Lập chương trình kế hoạch và thường xuyên xác lập quan hệ với các đơn vị xuất khẩu ủy thác, đặc biệt trong việc giải quyết các tồn tại, vướng mắc của các hợp đồng nhập khẩu, bảo hành, bảo hiểm, bảo hiểm, chịu trách nhiệm thực hiện các cam kết của các hợp đồng đã ký.

 Phòng Tài chính kế toán:

Phòng Tài chính kế toán là cơ quan tham mưu, giúp cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán và thông tin kinh tế, đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng vừa kinh doanh xuất nhập khẩu đúng pháp luật và có hiệu quả. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tài chính, thống kê nhiệm vụ được giao và các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành về công tác kế toán, tài chính và thông tin kinh tế. Phân tích hoạt động kinh tế, phục vụ cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Chủ trì việc thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ với các cơ quan quản lý.

- Xây dựng các kế hoạch tài chính theo nhiệm vụ được giao.

- Tính toán trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ Ngân sách Nhà nước. - Thực hiện công tác kiểm kê tài sản hàng năm, tổng hợp báo cáo lãnh đạo Công ty.

- Quản lý các loại vốn, nguồn vốn được giao. Đề xuất và thực hiện các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của Công ty.

- Tham gia vào quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty qua việc tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc tổ chức thực hiện và kiểm tra các hợp đồng kinh tế nói trên với tư cách quản lý kinh tế tài chính.

- Quản lý doanh thu từ hoạt động kinh doanh ủy thác xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh doanh khác của Công ty. Thực hiện việc thanh toán và chi trả các khoản phải thu, phải trả của Công ty và các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quan hệ kinh tế với Công ty theo các hợp đồng kinh tế và các quy định về Tài chính của Công ty và Nhà nước.

- Chịu trách nhiệm lập báo cáo kế toán tổng hợp và các báo cáo quyết toán tài chính của Công ty theo chế độ Nhà nước quy định.

- Tổ chức lưu trữ chứng từ kế toán và tài liệu của Công ty đúng quy định chung của Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước.

 Các chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam và nước ngoài:

• Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh:

- Là một bộ phận củ Công ty, có chức năng đại diện cho Giám đốc Công ty thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ, hoạt động được giao. Thực hiện đầy đủ những quy định về quản lý hành chính nhân sự. Thông qua hoạt động của mình, chi nhánh góp phần nâng cao uy tín của Công ty Airimex nhằm thu hút bạn hàng.

- Đảm nhiệm các hợp đồng cho các đơn vị tại sân bay Tân Sơn Nhất và khu vực miền Nam. Giao nhận hàng hóa và thiết bị tại miền Nam.

• Đại diện tại Liên Bang Nga:

- Phụ trách thị trường Nga, Ucraina và phối hợp thực hiện các nghiệp vụ của công ty ở nước ngoài.

3.1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: - Chức năng của công ty

- Trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại máy bay, phương tiện thiết bị, vật tư thiết bị, vật liệu và hàng hóa dân dụng.

- Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng và đại lý bán lẻ vé máy bay giữ chố Hàng không.

- Kinh doanh và mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu ngoài ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.

- Nhiệm vụ của Công ty

- Liên doanh liên kết, đầu tư với các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ để đổi mới công nghệ, tăng cường tiếp thị, đổi mới tư duy kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu và cân đối tỷ trọng xuất nhập khẩu.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch xuất nhập khẩu 5 năm và hàng năm.

- Đầu tư và mở rộng cơ sở vật chất, đổi mới phát triển công nghệ, hiện đại hóa công tác quản lý và tác nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu.

- Bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn lực do Tổng công ty giao cho, có kế hoạch và chương trình phát triển vốn, thực hiện và bổ sung theo quyết định của Hội đồng quản trị.

- Thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ thu nộp khác theo quy định của Nhà nước và nghĩa vụ thu nộp đối với Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

3.2. Tình hình kinh doanh và cung cấp dịch vụ của Airimex giai đoạn 2004 -2008

Công ty xuất nhập khẩu Hàng không là đơn vị hạch toán độc lập, thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Trước kia, hoạt động chủ yếu của Công ty là nhập khẩu nhưng để chủ động sản xuất kinh doanh, công ty đã tiến hành xuất khẩu hàng hóa. Tuy hoạt động này đem lại doanh thu lớn nhưng lợi nhuận không

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG – AIRIMEX GIAI ĐOẠN 2004- 2008 (Trang 74 -135 )

×