Sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nếu không tính đến vận may, chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp biết kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong (nhân tố chủ quan) với các yếu tố và điều kiện của môi trường bên ngoài (nhân tố khách quan).
1.4.1. Các nhân tố khách quan
1.4.1.1. Chính sách và luật pháp của nhà nước
Ngày nay, nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đang trở nên phổ biến trên thế giới. Các yếu tố chính trị và luật pháp ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, các yếu tố
chính trị và pháp luật ổn định, rõ ràng minh bạch có thể tạo ra thuận lợi cho kinh doanh. Sự thay đổi và biến động đều có thể tạo ra những cơ hội hoặc những nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi nhanh chóng liên tục. Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích, dự báo về chính trị và pháp luật, cùng xu hướng vận động của xã hội. Đối với kinh doanh nhập khẩu các yếu tố này lại càng cần thiết và phức tạp hơn vì doanh nghiệp cần phải tìm hiệu hai hoặc nhiều hệ thống chính trị pháp luật ở nước nhà và nước mình kinh doanh. Luật pháp và các chính sách của chính phủ sẽ quy định và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh quốc tế. Chúng quy định doanh nghiệp được tham gia vào hoạt động kinh doanh nào, và kinh doanh mặt hàng nào. Điều khác biệt khi kinh doanh quốc tế là doanh nghiệp phải chịu sự tác động của luật pháp của nước mình và nước sở tại, ngoài ra các doanh doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của luật pháp quốc tế, các thông lệ, tập quán, và các cam kết thương mại của các quốc gia đó. Điều này bắt buộc doanh nghiệp cần phải nắm chắc hệ thống luật phát của các quốc gia, của từng khu vực và các hiệp định mà quốc gia đó có liên quan, nó sẽ giúp cho họ đưa ra được những quyết định sang suốt trong hoạt động kinh doanh nhằm giảm các thách thức, rủi ro mà họ có thể gặp phải.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu thì các chính sách về thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa hoặc tính phần trăm trên tổng giá trị hàng hóa hoặc cả hai cách nói trên đối với hàng nhập khẩu. Theo đó người mua trong nước phải trả một khoản lớn hơn mức mà người sản xuất nước ngoài được hưởng. Thuế nhập khẩu giúp bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và tạo nguồn thu cho ngân sách nhưng thuế nhập khẩu làm cho mức
giá bán hàng nhập khẩu lớn hơn mức giá nhập mà người tiêu dùng phải chịu thuế này. Nếu mức thuế nhập khẩu quá cao làm cầu hàng nhập khẩu giảm sút sẽ ảnh hưởng lớn đến mức nhập khẩu của doanh nghiệp. Còn hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu nhất định hoặc từ một số thị trường nhất định trong khoảng thời gian thường tính là một năm. Nhà nước quản lý hàng nhập khẩu bằng hạn ngạch giúp bảo hộ sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ ngoại tệ, thực hiện cam kết của Chính phủ với nước ngoài. Tuy nhiên việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu làm hạn chế số lượng nhập khẩu và còn làm tăng giá hàng nhập khẩu trong nước. Vì vậy những doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu mà có quy định hạn ngạch chịu ảnh hưởng rõ rệt từ quy định này.
Các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà nước cũng như sự điều tiết can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế xã hội và các quy định về cạnh tranh, chống độc quyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu.Ví dụ Nhà nước có kế hoạch phát triển một số ngành trọng điểm yêu cầu cần phải có trang thiết bị và công nghệ hiện đại mà trong nước chưa sản xuất được, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu các thiết bị vật tư sản xuất. Như vậy các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phải chú trọng nghiên cứu, phân tích những kế hoạch và quy định trên của Nhà nước.
Ngoài ra những chính sách ngoại giao tốt đẹp giữa các quốc gia sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng và các thành viên trong xã hội nói chung. Khi giữa các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp sẽ dẫn đến những thỏa thuận ưu đãi và dễ dàng hơn, nhiều cơ hội kinh doanh
được tạo ra đối với các doanh nghiệp khi có thêm nhiều thị trường, nhiều khách hàng nhờ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy các quốc gia nên tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, IMF, APEC, ASEAN…và đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
1.4.1.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu còn chịu sự tác động không nhỏ của môi trường kinh tế trong nước và môi trường kinh tế quốc tế. Môi trường kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và các yếu tố có liên quan đến sử dụng nguồn lực cho kinh doanh. Các yếu tố kinh tế quan trọng và phải được tính đến đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; GDP bình quân đầu người; lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng; tỷ giá hối đoái; tỷ lệ thất nghiệp; cán cân thanh toán; chính sách tài chính; tín dụng; kiểm soát về giá cả; tiền lương tối thiểu; các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh; cơ cấu kinh tế tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư… Nó quy định các phương thức mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các nguồn lực của mình. Sự thay đổi của các yếu tố nói trên và tốc độ thay đổi cũng như chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau.
Khi một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao và tăng mạnh thì dẫn đến gia tăng nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Điều đó sẽ làm mở rộng thị trường tiêu thụ trong đó có thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu. Khi nền kinh tế của quốc gia bị suy thoái hay lạm phát tăng
nhanh mức tiêu thụ sản phẩm giảm sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khó khăn. Hơn thế lạm phát làm ảnh hưởng đến giá cả các yếu tố đầu vào như: giá hàng nhập, vận tải, bốc xếp, kho bãi… làm gia tăng chi phí dẫn đến giá thành hàng nhập khẩu tăng do vậy doanh nghiệp sẽ khó cạnh tranh trên thị trường.
Một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng đó là tỷ giá hối đoái. Trong nhập khẩu việc thanh toán luôn cần sử dụng đồng tiền thống nhất của một quốc nào đó. Giá cả một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia gọi là tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ trên đồng nội tệ giảm tức là doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra ít nội tệ hơn trước để nhập khẩu hàng hóa, do vậy giảm được chi phí nhập khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nếu tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ trên đồng nội tệ tăng doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị giảm hiệu quả kinh doanh do chi phí nhập khẩu tăng. Trên thị trường thế giới hiện nay có rất nhiều biến động về tỷ giá hối đoái của các đồng ngoại tệ mạnh. Theo đánh giá của Financial Times (thời báo tài chính nổi tiếng trên thế giới) tính đến năm 2007 tổng giá trị lưu thông của đồng EUR đã vượt quá tổng giá trị lưu thông của đồng USD. Vì vậy các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải có đánh giá phân tích để lựa chọn đồng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy để xác định các yếu tố kinh tế chủ yếu tác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì phải chú ý đến các dự báo kinh tế. Dự báo kinh tế là cơ sở để dự báo ngành kinh doanh và tiếp theo là dự báo hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Dự báo kinh tế tiên lượng tỷ lệ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, mức tiết kiệm và tiêu dùng của dân chúng, tỷ giá hối
đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu… Các số liệu nói trên giúp chúng ta xác định được GDP, GNP đồng thời kết hợp với các chỉ số khác giúp dự báo được sự phát triển của ngành kinh doanh. Sau đó doanh nghiệp tiến hành dự báo kinh doanh để ước tính khả năng tham gia thị trường, mở rộng thị phần của mình trên các thị trường cụ thể.
1.4.1.3. Môi trường văn hóa - xã hội của quốc gia
Văn hóa – xã hội là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc rộng rãi nhất đến nhu cầu hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Các giá trị văn hóa cơ bản có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng những quy chế xã hội như luật pháp, đạo đức tôn giáo thứ bậc tôn ti trật tự trong xã hội. Các yếu tố văn hóa – xã hội thường tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết, chỉ có những giá trị văn hóa thứ phát, ngoại lai dễ bị thay đổi. Cũng như những thay đổi về chính trị và pháp lý, những thay đổi về văn hóa – xã hội cũng tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp kinh doanh nhất là những mặt hàng tiêu dùng cho dân cư, liên quan đến phong tục tập quán. Trên thế giới mỗi quốc gia lại có một nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Nên việc nhập khẩu hàng hóa bổ sung, thay thế cho tiêu dùng trong nước hoặc nhập khẩu để phục vụ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của nước mình. Chính vì vậy việc nghiên cứu văn hóa, thị hiếu, phong tục tập quán của khách hàng là thực sự cần thiết để giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.
1.4.1.4. Cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên
Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải (đường,
phương tiện, nhà ga, bến đỗ); hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn thông); hệ thống bến cảng, nhà kho, hệ thống cung ứng xăng dầu, điện nước, khách sạn, nhà hàng… Các nước phát triển thường có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, đó là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Ở các nước nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, hoạt động kinh doanh sẽ còn gặp khó khăn, một số yếu tố có thể gây ra chi phí cao hoặc rủi ro cho các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển giúp đơn giản hóa hoạt động nhập khẩu, các doanh nghiệp có thể giao dịch với nhau thông qua các phương tiện thông tin giảm được chi phí lớn khi phải trực tiếp gặp gỡ, đồng thời nâng cao được tính kịp thời nhanh gọn của hoạt động nhập khẩu. Sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện thuận lợi hiện đại hóa các phương tiện vận chuyển, bốc xếp… đẩy nhanh hoàn thành các khâu của hoạt động nhập khẩu. Như vậy Nhà nước cần đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và có thể phối hợp với các doanh nghiệp nhằm nhanh chóng đưa vào hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Ngoài ra, điều kiện tự nhiên là yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình hoạt động và phát triển của mình. Ngày nay, việc duy trì môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững được cả xã hội quan tâm. Những vấn đề như ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan, thắng cảnh, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồn lực có hạn khiến Chính Phủ, công chúng và các doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động có liên quan đến môi trường. Ví dụ sự thiếu hụt các nguồn nguyên liệu thô, vật liệu qua chế biến hay sự gia tăng chi phí năng lượng, ô nhiễm môi trường và chi phí để xử lý ô nhiễm sẽ gia tăng chi phí sản xuất đối với các nhà sản xuất nước ngoài do đó giá thành sản phẩm
tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bị gia tăng chi phí nhập khẩu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan 1.4.2.1. Nguồn vốn
Nguồn vốn là điều kiện quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thiếu vốn doanh nghiệp sẽ không thể kinh doanh hiệu quả ngay cả khi có cơ hội thuận lợi đến. Nguồn vốn không chỉ từ vốn tự có của doanh nghiệp mà còn từ các nguồn huy động. Huy động được nguồn vốn lớn, ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh doanh, khả năng ký kết hợp đồng lớn, khả năng thanh toán cao, tạo uy tín với bạn hàng. Nhất là trong thương mại quốc tế các hợp đồng kinh tế thường có giá trị lớn và thời gian thanh toán nhanh. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu có khả năng thanh toán sớm sẽ được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán do vậy sẽ giảm được chi phí nhập khẩu có lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra có nguồn vốn lớn doanh nghiệp sẽ có điều kiện sử dụng các phương tiện hiện đại nên nắm bắt được thông tin nhanh, cho phép doanh nghiệp phát triển hệ thống Marketing trên thị trường về giá cả, phương thức nhập khẩu và bán hàng trên thị trường nội địa do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.4.2.2. Nguồn nhân lực
Xét về tiềm lực của các doanh nghiệp thì con người là vốn quý nhất. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp là trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu doanh nghiệp luôn cần một đội ngũ nhân viên vững vàng về chuyên môn, kinh nghiệm trong giao
dịch quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường, có niểm say mê nhiệt tình trong công việc. Ngoài ra, do đặc điểm trong giao dịch quốc tế cần đòi hỏi nhân viên xuất nhập khẩu không những giỏi về nghiệp vụ mà còn phải thành thạo về ngoại ngữ. Sự thành thạo về ngoại ngữ giúp cho giao dịch được nhanh chóng , hoạt động nhập khẩu diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên động lực của lao động trong doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản trị nhân lực như tiền lương, trợ cấp, tiền thưởng… Vì vậy các doanh nghiệp cần phải chú trọng quan tâm đến các chính sách quản lý nhằm khuyến khích và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo hiệu quả cao trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.4.2.3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Để ổn định hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phát triển hệ thống kinh doanh, hệ thống cơ sở vật chất của kinh doanh như kho hàng, cửa hàng, nơi tiếp nhận hàng hóa, dự trữ bảo quản hàng hóa và các mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật - thương mại với các đơn vị nguồn hàng để tạo nguồn hàng khai