Quy trình 4: Lập trình

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự - tiền lương (Trang 57 - 64)

Mục đích: Trên cơ sở của hộ sơ thiết kế, bộ phận lập trình tiến hành chi

tiết hoá các sơ đồ khối hay các lưu đồ để biến thành các bản vẽ thiết kế sản phẩm phần mềm nhưng bản thân công đoạn lập trình phải trung thành với thiết kế.

Lập trình là một tiến trình dịch thiết kế chi tiết thành chương trình bao gồm tập hợp các dòng mã lệnh mã máy tính có thể hiểu được. Mỗi ngôn ngữ lập trình có những giới hạn nhất định do vậy dựa trên các đặc trưng của ngôn ngữ, chúng ta sẽ chọn ngôn ngữ phù hợp.

Các bước thực hiện:

- Lập trình các thư viện chung - Lập trình module

2.3.5 Quy trình 5: Test

Mục đích: Sau khi đã có công đoạn lập trình, các lập trình viên tiến hành

test chương trình và test toàn bộ phần mềm bao gồm test hệ thống, test tiêu chuẩn nghiệm thu nhằm đảm bảo có một phần mềm chất lượng cao.

Quy trình test là quá trình đánh giá xem chương trình có phù hợp với những đặc tả yêu cầu và đáp ứng mong đợi của khách hàng không. Quá trình này phải được tiến hành thường xuyên sau mỗi giai đoạn sản xuất phần mềm. Quá trình này liên quan đến hai mục đích là “Phần mềm đáp ứng nhu cầu khách hàng và quá trình sản xuất không sai sót”.

Bắt đầu

Lập kế hoạch lập trình

Lập kế hoạch lập trình

Lập trình module

Tích hợp hệ thống

Báo cáo quy trình lập trình Duyệt

Không duyệt

Duyệt

Các bước thực hiện: - Lập kịch bản test. - Test hệ thống. - Test nghiệm thu.

Bắt đầu

Lập kế hoạch test

Lập kịch bản test

Test hệ thống

Test nghiệm thu

Ghi nhận sai sót

Báo cáo quy trình test Duyệt

Không duyệt

Kết thúc

2.3.6 Quy trình 6: Triển khai

Mục đích: Đây là quy trình cuối cùng trong toàn bộ công đoạn khép kín

của quy trình sản xuất phần mềm. Triển khai là một giai đoạn quan trọng, là một phần việc tất yếu đi kèm khi chuyển giao phần mềm, nên khi đánh giá thường chỉ quan tâm đến các chức năng và tính năng của hệ thống mà quên một điều quan trọng rằng đó là những tiềm năng sẵn có. Để đưa hệ thống cùng toàn bộ tính năng ưu việt của nó vào ứng dụng trong thực tế thì chỉ có quá trình triển khai tốt mới có thể biến các tiềm năng đó thành hiện thực. Tỷ lệ thất bại của phần mềm do quá trình triển khai vẫn đang chiếm một tỷ lệ rất cao mà nguyên nhân chủ yếu là do:

- Năng lực của người sử dụng còn hạn chế. - Truyền đạt và thông tin không tốt.

- Phương pháp triển khai thiếu tính khoa học và không rõ ràng.

Đào tạo người sử dụng là vấn đề không thể thiếu trong quá trình triển khai. Để người sử dụng có thể điều hành trôi chảy hệ thống mới, thông báo một số tình huống có thể xảy ra lỗi khi vận hành sản phẩm để người dùng biết cách xử lý.

Các bước thực hiện: - Cài đặt máy chủ - Cài đặt máy mạng - Vận hành phần mềm

Bắt đầu

Lập giải pháp

Lập kế hoạch triển khai

Duyệt Không duyệt Cài đặt máy chủ Cài đặt máy mạng Vận hành Đào tạo sử dụng

Báo cáo quy trình

Kết thúc

Các phương pháp cài đặt

Cài đặt trực tiếp

Theo phương pháp này người ta thực hiện cài đặt trong thời gian ngắn, toàn bộ các công việc được thực hiện

Ưu điểm: Thực hiện trong thời gian ngắn, tổng kinh phí ít, do thời gian thực hiện ngắn nên việc chống đối khó có điều kiện thực hiện.

Nhược điểm: Tính rủi ro cao, đòi hỏi chi phí tập trung, đòi hỏi nhân lực công nghệ thông tin, và việc quản lý căng thẳng.

Áp dụng: cho các hệ thống thông tin nhỏ, ít rủi ro, người quản lý có kinh nghiệm chuyên nghiệp.

Cài đặt song song

Hệ thống thông tin mới sẽ hoạt động song song với hệ thống thông tin cũ

trong thời gian khá dài. Khi hệ thống thông tin mới chứng tỏ được ưu việt của mình thì mới dừng hoạt động của hệ thống thông tin cũ.

Hệ thống cũ

Hệ thống mới

Hệ thống cũ

Ưu điểm: phương pháp này cực kỳ an toàn, có thể chứng tỏ được tính ưu việt của hệ thống mới, có điều kiện so sánh kết quả của hai hệ thống, có thể chỉnh sửa được hệ thống mới, phát hiện được những vô lý của hệ thống cũ. Nhược điểm: tốn kém, quản lý khó, đòi hỏi nhân sự lớn, kéo dài nên có sự chống đối mạnh của hệ thống cũ.

Áp dụng: trong các hệ thống mà đòi hỏi sự an toàn một cách sống còn. Chỉ nên áp dụng trong các hệ thống vừa và nhỏ, các hệ thống người sử dụng tương đối có kinh nghiệm.

Cài đặt thí điểm cục bộ

Ta sẽ chọn một bộ phận tiêu biểu và tiến hành chuyển đổi cho bộ phận này sau đó rút kinh nghiệm và triển khai đại trà cho tất cả các bộ phận còn lại.

Ưu điểm: Khá an toàn, tổng chi phí vừa phải, hiệu quả ưu việt của hệ thống thông tin đảm bảo, thời gian chuyển đổi không dài.

Nhược điểm: Việc chọn bộ phận làm thí điểm có khó khăn, vì cả hệ thống mới và hệ thống cũ cùng hoạt động. Ta phải chọn bộ phận nào tiêu biểu nhất phản ánh được hoạt động của doanh nghiệp.

Áp dụng: với những hệ thống có nhiều bộ phận nhỏ chức năng tương đương nhau, hay các hệ thống trên địa bàn rộng lớn, phức tạp.

CHƯƠNG III

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ - TIỀN LƯƠNG

TẠI CÔNG TY HỒNG QUẢNG

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý nhân sự - tiền lương (Trang 57 - 64)