Phân tích các chỉ số chủ yế u

Một phần của tài liệu Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (Trang 67 - 82)

4.4.2.1. Phân tích chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn 4.4.2.1.1. Phân tích tình hình thanh toán

3 Phân tích các khoản phải thu

Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng TSLĐ = Khoản phải thu/ Tổng TSLĐ

Bảng 4.17: Bảng phân tích các khoản phải thu

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3

Khoản phải thu 553.585.736.669 409.199.576.865 376.111.326.935 Tổng TSLĐ 1.289.307.396.315 1.259.976.078.490 1.048.214.089.061

Tỷ trọng 42,937% 32,476% 35,881%

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng các khoản phải thu 0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,000 1,200,000,000,000 1,400,000,000,000

Quý 1 Quý 2 Quý 3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Khoản phải thu Tổng TSLĐ Tỷ trọng

=> Qua bảng phân tích ta thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong trong tổng vốn lưu động, điều này có nghĩa là mức độ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá cao. Quý 2 tỷ trọng khoản phải thu đã giảm 10,461% so với quý 1 tương ứng với khoản phải thu là 144.386.159.804đ, đến quý 3 tỷ trọng này đã tăng so với quý 2 là 3,405% nhưng vẫn thấp hơn quý 1 là 7,055%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã có cố gắng trong việc thu hồi nợ

của khách hàng tuy nhiên với tỷ trọng khoản phải thu cao như thế sẽ làm đọng vốn và dễ dẫn

đến việc thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần theo dõi sát sao và có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng.

3 Phân tích các khoản phải trả

Tỷ trọng các khoản phải trả trong tổng TSLĐ = Khoản phải trả/ Tổng TSLĐ

Bảng 4.18: Bảng phân tích các khoản phải trả

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3

Khoản phải trả 1.005.735.690.446 974.143.570.923 729.546.067.674 Tổng TSLĐ 1.289.307.396.315 1.259.976.078.490 1.048.214.089.061

Tỷ trọng 78% 77,314% 69,598%

( Ngun: phòng kế toán)

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các khoản phải trả 0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,000 1,200,000,000,000 1,400,000,000,000 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 64 66 68 70 72 74 76 78 80 Khoản phải trả Tổng TSLĐ Tỷ trọng

Qua bảng phân tích ta thấy khoản phải trả trong tổng vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất cao.

Điều này cho thấy mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khác khá cao. Nhưng tỷ trọng này đã sụt giảm qua các quý, tình hình này cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng thấp.

=> Nhận xét: Nhìn vào 2 khoản muc trên ( khoản phải thu và khoản phải trả) ta thấy tỷ

trọng khoản phải trả chiếm trong tổng vốn lưu động nhiều hơn khoản phải thu. Điều này cho thấy mức độ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác nhiều hơn vốn của doanh nghiệp bị

chiếm dụng nhưng tỷ trọng của khoản phải trả có xu hướng ngày càng giảm và tỷ trọng khoản phải thu có xu hướng ngày càng tăng, do đó cần có các biện pháp tốt hơn trong công tác quản lý khoản phải thu và khoản phải trảđể có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.

4.4.2.1.2. Phân tích khả năng thanh toán

- Hệ số thanh toán hiện hành là tỷ lệ giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm so với nợ vay. Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ

ngắn hạn bằng tài sản lưu động của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các khoản tiền có thể sử dụng để thanh toán ngay với nợ cần phải thanh toán. Hệ số này còn gọi là hệ số thanh khoản, là hệ số dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền.

- Hệ số này được xác định bằng công thức:

Vốn luân chuyển = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = ( Tiền + tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn

Bảng 4.19: Bảng phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3

Tài sản lưu động 1.289.307.396.315 1.259.976.078.490 1.048.214.089.061 Tiền + tương đương tiền 469.000.078.441 409.199.576.865 425.052.836.342 Nợ ngắn hạn 1.003.795.690.446 972.203.570.923 726.756.067.674 Vốn luân chuyển 285.511.705.869 287.772.507.167 321.458.021.347

Hệ số thanh toán hiện hành 1,28 1,29 1,44

Hệ số thanh toán nhanh 0,47 0,42 0,58

( Ngun: phòng kế toán)

Biểu đồ 4.4: Biểu đồ hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh

0.47 0.42 0.58 1.44 1.28 1.29 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60

Quý 1 Quý 2 Quý 3

T s thanh toán hin hành T s thanh toán nhanh

3 Vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển của doanh nghiệp tăng dần qua các quý, cụ thể

là ở quý 2 vốn luân chuyển tăng 2.260.801.300đ so với quý 1 và quý 3 lại tăng thêm 3.368.551.420đ. Trong khi đó nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm qua các quý. Điều này chứng tỏ tính chủ động trong thanh toán của doanh nghiệp đã tăng và lượng tài sản bị sức ép thanh toán giảm.

3 Hệ số thanh toán hiện hành: Qua biểu đồ ta nhận thấy trong quý 1, hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 1,28 điều này có ý nghĩa là cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,28đ tài sản lưu động và hệ số này tăng dần qua các quý, quý 2 là 1,29 tăng 0,01 so với quý 1 và quý 3 là 1,44 tăng 0,15 so với quý 2. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm dần qua các quý. Với chỉ số hiện nay cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang ở mức khá cao, tuy nhiên hệ số này vẫn chưa thểđánh giá chính xác năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để có thể phản ánh chính xác năng lực thanh toán của doanh nghiệp ta xét hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

3 Hệ số thanh toán nhanh: Qua bảng phân tích hệ số hiện tại ở quý 3 là 0,58 có ý nghĩa là cứ 1đ nợ ngắn hạn sẽ có 0,58đ tài sản có khả năng thanh khoản cao. Chỉ số thanh toán

nhanh của doanh nghiệp tương đối khá tốt nhưng chưa ổn định, ở quý 2 là 0,42 giảm 0,05 so với quý 1 mà quý 3 lại tăng 0,16 so với quý 2 nguyên nhân là do tài sản lưu động và các khoản tương đương tiền giảm với tốc độ nhanh hơn so với nợ ngắn hạn . Điều này cho thấy mặc dù khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp luôn ở mức khá cao nhưng lại không ổn định qua các thời kỳ.

4.4.2.2. Phân tích chỉ số hoạt động 4.4.2.2.1. Vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ.

- Số vòng quay càng cao, chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn, thời gian tồn kho ít, lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho thu hồi càng nhanh. Điều này phản ánh doanh nghiệp tổ chức và quản lý dự trữ tốt, tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả vì giảm được chi phí tăng

được doanh thu.

- Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân

Bảng 4.20: Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá vốn hàng bán 611.737.240.648 637.977.217.506 452.717.891.942 Hàng tồn kho bình quân 260.466.768.676 272.370.953.592 262.956.937.099 Vòng quay hàng tồn kho 2,349 2,342 1,722 ( Ngun: phòng kế toán) Biểu đồ 4.5: Biểu đồ biểu hiện vòng quay hàng tồn kho SVTH: Trình Thanh Tuấn Trang 62 0 100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000 400,000,000,000 500,000,000,000 600,000,000,000 700,000,000,000 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 0 0.5 1 1.5 2 2.5

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho

=> Qua bảng phân tích ta nhận thấy: Số vòng quay hàng tồn kho ở quý 1 là 2,34 vòng/ quý nghĩa là trung bình hàng tồn kho mua về được bán ra 2,34 lần/quý. Ở quý 2, mặc dù số

vòng quay hàng tồn kho vẫn ổn định ở mức 2,34 vòng/ quý nhưng với số lượng hàng hóa bán ra cao hơn so với quý 1 làm giá vốn hàng bán tăng lên đây là mặt tích cực của doanh nghiệp trong công việc kinh doanh bán hàng. Tuy nhiên, ở quý 3 số vòng quay hàng tồn kho lại giảm

đến 0,62 vòng/ quý mà nguyên nhân chính là do giá vốn hàng bán giảm sút mạnh nhưng doanh nghiệp đã không dự đoán trước nhu cầu tiêu thụ của thị trường do sức ảnh hưởng của mùa vụ để tìm cách giảm số lượng hàng tồn kho bình quân xuống mức thấp hơn trong quý,

đây là một khó khăn lớn mà doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục để làm gia tăng số vòng quay hàng tồn kho trong các quý tới. Điều này còn cho thấy tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày càng kém hiệu quả hơn, doanh nghiệp phải đầu tư

nhiều vốn cho hàng dự trữ, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển hàng tồn kho thành tiền diễn ra chậm hơn, đồng thời gia tăng nguy cơđể hàng dự trữ thành hàng ứđộng. Đây là sự chuyển biến xấu doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục kịp thời.

4.4.2.2.2. Vòng quay các khoản phải thu

- Vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

- Số vòng quay càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này nói chung là tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.

- Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Bình quân các khoản phải thu

Bảng 4.21: Bảng phân tích vòng quay các khoản phải thu

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3

Doanh thu thuần 802.482.223.518 957.118.475.020 661.915.206.979 Bình quân các khoản phải thu 502.167.973.303 557.287.938.534 468.550.733.667

Vòng quay các khoản phải thu 1,59 1,71 1,41

( Ngun: phòng kế toán)

Biểu đồ 4.6: Biểu đồ biểu hiện vòng quay khoản phải thu

0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,000 1,200,000,000,000

Quý 1 Quý 2 Quý 3

0 0.5 1 1.5 2

Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu

=> Dựa vào bảng phân tích ta nhận thấy: Vòng quay các các khoản phải thu ở quý 1 là 1,59 đến quý 2 tăng lên 1,71 nguyên nhân không phải các khoản nợ phải thu giảm mà là do doanh số bán tăng cao đến 19,2% so với 10,97% của các khoản nợ phải thu, do đó doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng vào công tác tăng doanh thu bán hàng mà còn phải chú trọng

đến công tác thu hồi nợ một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Đến quý 3 vòng quay các khoản phải thu giảm 0,3 nguyên nhân là do tốc độ giảm của doanh thu thuần là 30,8% cao hơn nhiều so với 15,8% của các khoản nợ phải thu. Nhìn chung vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp rất thấp do doanh nghiệp đã mở rộng các chính sách bán chịu cho khách hàng. Nhưng chỉ số vòng quay các khoản phải thu thấp thế này chứng tỏ doanh nghiệp phải đầu tư

rất nhiều vào việc thu hồi các khoản nợ, sự luân chuyển các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp rất chậm, qua đó rủi ro về tài chính cũng gia tăng.

4.4.2.2.3. Vòng quay vốn lưu động

- Vòng quay vốn là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu thuần với vốn lưu

động bình quân, là chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá chính sách tài trợ của doanh nghiệp đối với hoạt động phát sinh trong kỳ, đo lường hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu thuần.

- Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân

Bảng 4.22: Bảng phân tích vòng quay vốn lưu động

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3

Vốn lưu động bình quân 1.003.795.690.446 972.203.570.923 726.756.067.674 Doanh thu thuần 802.482.223.518 957.118.475.020 661.915.206.979

Vòng quay vốn lưu động 0,8 0,98 0,91 ( Ngun: phòng kế toán) Biểu đồ 4.7: Biểu đồ biểu diễn vòng quay vốn lưu động 0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,000 1,200,000,000,000

Quý 1 Quý 2 Quý 3

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động

=> Dựa vào bảng phân tích trên ta nhận thấy: Vòng quay vốn lưu động ở quý 1 là 0,8 vòng trên quý, nghĩa là cứ 1đ đầu tư vào tài sản lưu động sẽ tạo ra được 0,8đ doanh thu trên quý. Vòng quay vốn lưu động ở quý 2 là 0,98 vòng trên quý giảm 0,18 vòng trên quý so với quý 1 nguyên nhân chính là sự tăng trưởng về doanh thu thuần trong khi vốn lưu động thì giảm sút,

điều này là một thay đổi tích cực cho doanh nghiệp với việc vận dụng ít vốn lưu động hơn trong kinh doanh mà vẫn đạt được sự tăng trưởng trong doanh thu. Bước sang quý 3 thì số

vòng quay vốn lưu động có giảm hơn với quý 2 nhưng không đáng kể, trong quý này mặc dù doanh thu sụt giảm mạnh nhưng doanh ngiệp đã dựđoán được khả năng tiêu thụ giảm sút của thị trường do sức ảnh hưởng của mùa vụ nên đã chủ động giảm vốn lưu động bình quân dẫn

đến việc vòng quay vốn lưu động trong quý cũng không có biến động nhiều. Mặc dù vốn lưu

động bình quân qua các quý của doanh nghiệp không cao nhưng do doanh nghiệp đã chủđộng

được trong thay đổi cơ cấu vốn lưu động so với sự biến động của doanh thu nên vòng quay vốn lưu động qua các quý có xu hướng gia tăng điều này chứng tỏ tình hình sử dụng vốn lưu

động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối tốt và có hiệu quả cải thiện tốt qua các quý .

4.4.2.4. Phân tích khả năng sinh lời 4.4.2.4.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động

- Chỉ số lợi nhuận hoạt động là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu thuần.

- Chỉ số này được tính bởi công thức:

Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần từ HĐKD / Doanh thu thuần

Bảng 4.23: Bảng phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 76.252.460.086 82.069.405.164 49.843.408.256 Doanh thu thuần 802.482.223.518 957.118.475.020 661.915.206.979 Chỉ số lợi nhuận hoạt động 9,5% 8,57% 7,53% Biểu đồ 4.8: Biểu đồ biểu diễn chỉ số lợi nhuận hoạt động SVTH: Trình Thanh Tuấn Trang 65 0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,000 1,200,000,000,000

Quý 1 Quý 2 Quý 3

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lợi nhuận thuần từ HĐKD Doanh thu thuần Chỉ số lợi nhuận hoạt động

=> Dựa vào bảng phân tích trên ta nhận thấy: Ở quý 1 chỉ số lợi nhuận hoạt động là 9,5% nghĩa là cứ 100đ doanh thu thuần thì đem lại 9,5đ lợi nhuận thuần. Trong quý 2 thì chỉ số lợi nhuận hoạt động giảm 0,93% nguyên nhân là do trong quý 2 doanh nghiệp muốn đẩy mạnh doanh thu bán hàng trong kỳ nên đã chấp nhận ký kết một số hợp đồng ở xa nơi bán hàng do

đó kéo theo chi phí bán hàng lớn (chi phí vận chuyển cao) dẫn đến tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thấp hơn so với doanh thu thuần (7,6% so với 19,2%). Đến quý 3, thì chỉ số lợi nhuận hoạt động tiếp tục giảm chỉ còn 7,53% do doanh thu thuần giảm sút mạnh mẽ trong khi đó thì các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chưa kịp điều chỉnh vẫn ở mức cao điều này làm cho tốc độ giảm của lợi nhuận thuần cao hơn nhiều so với doanh thu thuần (39,2 so với 30,8). Tuy chỉ số lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp ở các quý là khá cao nhưng với sự biến động giảm mạnh qua các quý cho thấy sự bất ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp chặt chẽ và khả quan hơn để kiểm soát và góp phần nâng dần chỉ số này.

4.4.2.4.2. Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ( ROS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (Trang 67 - 82)