3. Tác động do chất thải rắn
5.2.4. Kiểm tra sức khoẻ định kì
Hàng năm, Chủ đầu tư phải tổ chức khám, kiểm tra sức khoẻ cho cán bộ, công nhân làm việc trực tiếp. Công tác này nhằm phân loại sức khoẻ và xác định cơ cấu bệnh tật. Trên cơ sở đó, phát hiện kịp thời những người mắc bệnh để theo dõi và điều trị kịp thời. Kết quả của việc khám, kiểm tra sức khoẻ còn giúp Cơ quan Quản lý trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí lao động vào các vị trí thích hợp, bảo đảm sức khoẻ người lao động.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
I. KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động môi trường của Dự án có thể đưa ra một số kết luận sau đây:
1. Việc thành lập Dự án sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và tăng ngân sách nhà nước.
2. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường và xã hội. Các nguồn gây tác động môi trường bao gồm: Khí thải, nước thải và chất thải rắn, tuy nhiên báo cáo đã trình bày các biện pháp giảm thiểu các tác động này.
3. Đối với các nguồn gây ô nhiễm, Chủ đầu tư sẽ có biện pháp khống chế ô nhiễm như đã trình bày ở chương 4, đảm bảo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường, cụ thể: Chất lượng không khí đảm bảo QCVN 05:2009/BTNMT; QCVN 06:2009/BTNMT. Tiếng ồn khu vực xung quanh đạt TCVN5949:1998. Nước thải đạt giới hạn cho phép trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của Khu Công nghiệp. Còn chất thải rắn sẽ được thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý theo đúng qui định.
4. Giải pháp trồng cây xanh, xây dựng nhà xưởng và bố trí thiết bị hợp lý được Chủ đầu tư chú trọng ngay từ khâu thiết kế. Ngoài ra, Công ty sẽ đề ra các biện pháp kiểm soát nhằm quản lý chặt chẽ về vệ sinh môi trường hạn chế tối đa chât thải, xây dựng nội qui an toàn lao động, cháy nổ, và ứng cứu khi xảy ra sự cố.