Tác động tới môi trường nước

Một phần của tài liệu 234574 (Trang 48 - 52)

a. Ngun gây tác động

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án;

- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng công trình.

b. Đối tượng chu tác động

c. D báo ti lượng

Đối vi nước mưa chy tràn:

Để đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn trên khu vực Nhà máy đối với môi trường xung quanh, chúng tôi sử dụng phương pháp cường độ giới hạn. Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc chế độ khí hậu và diện tích của khu vực án. Công thức tính toán như sau:

Q = 365 10−3 × × ×F W T (m3) Trong đó:

- Q: lượng nước mưa chảy tràn (m3); - F: diện tích bề mặt hứng nước (m2); - T - Thời gian thực hiện dự án (ngày);

- W: lượng mưa trung bình các tháng trong năm (mm).

Diện tích chiếm đất của khu vực nhà máy F = 2,091 ha. Lượng mưa trung bình năm tại khu vực dự án là W = 1.500 mm (Tài liệu: Báo cáo tng kết năm 2008 - 2009 v tình hình phát trin kinh tế - xã hi ti xã Hoàng Ninh, huyn Vit Yên, tnh Bc Giang).

Áp dụng công thức ở trên để tính toán lượng nước mưa chảy tràn qua phần diện tích nhà máy: Q = × × × − = 365 10 500 . 1 910 . 20 300 3 25.779,45 (m3)

Trong quá trình thi công, khi trời mưa, nước mưa chảy tràn trên khu vực Dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất cặn bã và theo hệ thống thoát nước chung của KCN chảy vào kênh T6 và một số tuyến mương nội đồng.

Đặc trưng của nước mưa chảy tràn qua bề mặt các công trình xây dựng là có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao dẫn đến làm tăng độ đục trong nguồn nước mặt tiếp nhận. Tác động đến một số thủy vực như như: kênh T6, Ngòi Bún và một số tuyến mương cấp nước cho nông nghiệp.

Ngoài ra, loại nước mưa chảy tràn này còn có thể mang theo các loại chất thải như dầu mỡ trong quá trình thi công rơi vãi trên mặt đất xuống dưới thủy vực tiếp nhận, gây ra những tác động đến chất lượng nguồn nước mặt và hệ sinh thái thủy sinh sống trong môi trường nước.

Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 50 • Đối vi nước thi sinh hot:

Lượng nước thải sinh hoạt ước tính bằng 80 % lượng nước cấp cho mục đích sinh hoạt (tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt là là 120 lít/người/ngày). Như vậy, với trung bình 50 công nhân thường xuyên lao động trên công trường thì lượng nước thải tạo ra mỗi ngày sẽ là 80%x120x50 = 4.800 lít/ngày = 4,8 m3/ngày.

Theo những nghiên cứu của Tổ chức y tế Thế giới - WHO, tải lượng một số chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt (tính cho một người trong một ngày đêm) được thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

(Định mc cho mt người)

TT Cht ô nhim Đơn v Ti lượng

1 BOD5 g/người/ngày 45 ÷ 54 2 COD g/người/ngày 72 ÷ 102 3 TSS g/người/ngày 70 ÷ 145 4 Tổng Nito g/người/ngày 6 ÷ 12 5 Tổng Photpho g/người/ngày 0,8 ÷ 4 6 Coliform MPN/100ml 106 ÷ 109 (Ngun: T chc Y tế Thế gii - WHO)

Trên cơ sở tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo WHO và hướng dẫn trong giáo trình xử lý nước thải - PGS. Hoàng Huệ - Đại học Kiến trúc Hà Nội, có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt của các công nhân xây dựng dự án theo công thức sau:

q n 1.000 A CSH = × × (mg/l) Trong đó:

- A: tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải tính cho 1 người/1ngày đêm; - n: số công nhân lao động trên công trường, n = 50 người;

Kết qu d báo nng độ các cht ô nhim trong nước thi sinh hot ca công nhân xây dng chưa qua h thng xđược th hin bng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

TT Cht ô nhim Ti lượng (g/người/ngày) Nng độ (mg/l) QCVN 14/2008/BTNMT A B 1 BOD5 45 ÷ 54 469 ÷ 563 30 50 2 COD 72 ÷ 102 750 ÷ 1.063 - - 3 TSS 70 ÷ 145 729 ÷ 1.510 50 100 4 Nitrat NO3 - 6 ÷ 12 63 ÷ 125 30 50 5 Phosphat (PO4 3- ) (tính theo P) 0,8 ÷ 4 8 ÷ 42 5 10 6 Coliform (MPN/100ml) 10 6 ÷ 109 106 ÷ 109 3.000 5.000

So sánh với Quy chuẩn 14:2008/BTNMT thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vượt giới hạn cho phép rất nhiều lần. Nguồn nước thải này nếu không có biện pháp thu gom và xử lý mà đổ trực tiếp ra ngoài môi trường thì sẽ gây ra những tác động lớn tới môi trường và sức khỏe con người.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa một lượng lớn các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD5) và các vi khuẩn Coli: thông số BOD5 gấp 11 lần, TSS gấp hơn 15 lần, Nitrat NO3-gấp hơn 3 lần,…so với giới hạn cho phép ở mức B.

Nồng độ các chất hữu cơ (BOD5) cao trong nước thải sẽ làm giảm lượng oxy tự do trong nước (DO) do quá trình phân hủy các chất hữu cơ này. Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo trên bề mặt thủy vực và có thể gây lên hiện tượng “tảo nở hoa” hay còn gọi là hiện tượng phú dưỡng.

Bên cạnh đó, sự có mặt với một số lượng lớn các loài vi khuẩn Coli và một số loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh khác trong nước có thể xâm nhập vào các nguồn thức ăn như rau, củ, quả khi được tưới hoặc rửa bằng loại nước bị ô nhiễm

Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 52

bởi các loại vi khuẩn này, từ đó xâm nhập vào cơ thể người và gây ra những dịch bệnh tương đối nguy hiểm như dịch tiêu chảy cấp, dịch tả...

Một phần của tài liệu 234574 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)