NHNN là ngân hàng của các ngân hàng, nơi ban hành chính sách tiền tệ
quốc gia, có một chính sách tiền tệ ổn định để người dân có thể yên tâm gửi
tiền vào ngân hàng mà không bị mất giá. Hơn nữa, với chính sách tiền tệ ổn định Ngân hàng Thương mại dễ dàng hơn trong điều kiện kinh doanh của
mình. Do vậy Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách tiền tệ phù hợp với
từng giai đoạn cụ thể.
Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách chế độ hợp lý đối với Ngân hàng Thương mại. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển được Ngân hàng Thương mại cần phải cố gắng không ngừng trong chiến lược kinh doanh của mình. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách khen thưởng hoặc nới lỏng các chế độ quản lý của các NHTM để thuận
lợi hơn trong hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng
Thương mại áp dụng khoa học công nghệ ngân hàng, đào tạo nhân viên có
năng lực, cử cán bộ có nghiệp vụ đi thăm quan các ngân hàng bạn trong khu
vực và trên Thế giới, để Ngân hàng Thương mại có thể tham gia vào tất cả
các lĩnh vực kinh doanh ngân hàng mà các nước trên thế giới đang làm. Từ đó, nhằm nâng cao khả năng phục vụ của chi nhánh, từng bước tạo sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng và để ngân hàng hoàn thành nhiệm vụ đầu tư và phát triển của mình.
Chính sách lãi suất là công cụ quan trọng để ngân hàng huy động vốn
hiện có trong các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng
khác...Sử dụng chính sách lãi suất hợp lý để thu hút ngày càng nhiều nguồn
vốn trong xã hội, kích thích các đơn vị, các tổ chức kinh tế sử dụng nguồn
vốn có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Chính sách lãi suất phải được xây
dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội
từng thời kỳ.
Bên cạnh chính sách lãi suất thì chính sách tỷ giá cũng góp phần quan
trọng trong việc bình ổn tỷ giá trên thị trường. Nếu tỷ giá ổn định thì sẽ huy động được nhiều hơn mà không phải tăng lãi suất cho đồng việt nam. Khi tỷ
giá biến động tăng nhanh, mặc dù lãi suất ngoại tệ có hạ xuống, lãi suất VND tăng cao nhưng nguồn vốn huy được không tăng trưởng là bao. Trong đó các
doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu tiền VND hơn. Do sự không cân bằng trên thị trường nên đã gây sức ép cho tiền VND thêm căng thẳng. Cũng do tỷ giá
biến động tăng nhanh mà ngân hàng tối đa hóa trạng thái ngoại hối còn người
dân thì dè dặt trong việc đổi ngoại tệ thành VND.
Thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, đòi hỏi Ngân hàng
Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình để đưa hoạt động của tổ
chức tín dụng đi vào nề nếp và có hiệu quả, không ngừng nâng cao uy tín của
hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.
3.3.2.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, để Ngân hàng Nông nghiệp Hải
Phòng thuận lợi hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình tôi xin đưa ra một
số kiến nghị sau:
+Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần đầu tư thích đáng cho việc nghiên cứu những vấn đề chiến lược kinh doanh lâu dài
của toàn hệ thống, sớm đưa ra các dự báo khoa học hỗ trợ và tạo mọi điều
kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh.
+NHNo&PTNT Việt Nam sớm hoàn thành việc ban hành quy định về
chi hoa hồng cho tập thể và cá nhân có đóng góp trong hoạt động kinh doanh.
+Hỗ trợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng về cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng mới trụ sở làm việc cho các ngân hàng cấp
bốn, sửa chữa lớn ngân hàng cấp ba, trang bị đầy đủ các công cụ, phương tiện
cần thiết cho quá trình kinh doanh, đảm bảo khi khách hàng đến giao dịch
cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào ngân hàng.
+NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra một mức lãi suất điều chuyển vốn cho
hợp lý vì lãi suất điều chuyển vốn hiện nay thấp hơn với mức lãi suất cho vay
của ngân hàng. Nếu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tăng lãi suất điều chuyển vốn trong hệ thống giúp các chi nhánh thừa
vốn có động lực để huy động tối đa nguồn vốn sẵn có trên địa bàn. Mặt khác,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đưa ra mức lãi suất khác
nhau cho thời hạn khác nhau của những khoản điều chuyển vốn.
Tóm lại: Hệ thống các giải pháp và kiến nghị nêu trên nhằm hoàn thiện
nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Vĩnh Bảo- Hải Phòng. Các giải pháp này được dựa trên lý luận về vốn huy động , dựa vào phương hướng kinh doanh cũng như thực trạng huy động vốn
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang trong
quá trình toàn cầu hóa thì việc hộ nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói
chung và ngành Ngân hàng Việt Nam nói riêng là yêu cầu cấp thiết, khách
quan. Hiện nay các Ngân hàng Thương mại nhất là các Ngân hàng Thương
mại quốc doanh còn nhỏ bé, vốn tự có nói chung và vốn điều lệ nói riêng còn thấp so với các Ngân hàng trong khu vực và trên Thế giới. Thực hiện tiến
trình hội nhập kinh tế, ngành Ngân hàng nước ta sẽ được khá nhiều đó là cơ
hội, trao đổi, hợp tác và tranh thủ nguồn vốn, tiếp cận nhanh hơn với công
nghệ ngân hàng mới, về tổ chức quản lý và điều hành của các ngân hàng tiên tiến... Bên cạnh những cơ hội và thách thức lớn, trước hết là sự cạnh tranh
ngày càng quyết liệt giữa các ngân hàng không những với các ngân hàng
nước ngoài mà ngay cả giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Quán triệt quan điểm và trủ trương của Đảng và Nhà nước là: Chủ động tham gia, tận
dụng tối đa lợi thế đang có, chấp nhận cạnh tranh, mở cửa để phát triển, nâng
cao hiệu quả hoạt động, an toàn, hiệu quả, bình đẳng, cùng có lợi.
Với thực trạng hiện nay, muốn đáp ứng được yêu cầu hội nhập Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng phải tìm ra
được những giải pháp hữu hiệu để tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh đó là xác định hướng đi và cách làm nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại (cụ
thể là các vấn đề còn tồn tại trong vấn đề tăng cường huy động vốn mà trong khóa luận này đề cập tới) cho phù hợp với sự phát triển khách quan của nền
kinh tế- xã hội tại địa phương.
Việc đổi mới này thực sự là vấn đề bức xúc và cần thiết được nhiều người quan tâm cả về lý luận và thực tiễn của nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, đòi hỏi phải
có sự nghiên cứu kỹ lưỡng cả về việc xây dựng chế độ khảo sát thực tế để vận
dụng cho phù hợp với thực tế tại địa phương. Đây là một vấn đề khó, nên những ý kiến đề xuất trong chuyên đề chỉ có thể phát huy tác dụng khi có sự
phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong ngành ngân hàng và các ngành có
liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ trong quá trình thực hiện.
Sau một thời gian thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên- Ths. Nguyễn Thị Hoài Phương và sự giúp đỡ của Ban giám đốc, các cô, chú,
anh, chị trong phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng tôi đã hoàn thành được khóa luận này. Với mục
tiêu nghiên cứu là hoàn thiện tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng và mới đưa ra được ý
kiến chủ quan ban đầu.
\
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. NXB thống kê, Hà Nội- 2006
3- Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Bảo- Hải Phòng các năm 2007- 2008-2009.
4- Giáo trình "Quản trị ngân hàng thương mại" của Peter Rose
5- Giáo trình ngân hàng Thương mại
SV: Nguyễn Hoài Nam Lớp: Tài chính Doanh nghiệp 48C