Biện pháp điều chỉnh tỷ giá

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

- Tình hình ngân sách: đối với các quốc gia đang phát triển, những mối liên hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai, giữa khả năng thanh toán của

3.2.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá

Biện pháp điều chỉnh tỷ giá có tác dụng cải thiện cán cân vãng lai trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Theo phơng pháp hệ số co giãn, phá giá đồng tiền chỉ có thể cải thiện đợc cán cân thanh toán của nớc phá giá khi tổng hệ số co giãn nhu cầu hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu là lớn hơn 1 với giả định là một sự thay đổi trong tỷ giá dẫn đến một sự thay đổi tơng ứng trong giá hàng xuất khẩu (tính bằng ngoại tệ) và giá hàng nhập khẩu (tính bằng nội tệ). Theo điều kiện này thì việc phá giá đồng nội tệ khó có thể cải thiện cán cân thơng mại của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, các hệ số co giãn nhu cầu hàng xuất khẩu và nhập khẩu cảu một quốc gia phụ thuộc vào cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Qua phân tích ở chơng 2, chúng ta thấy rằng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều phụ thuộc vào nhu cầu trên thị trờng thế giới và giá cả do thị trờng thế giới quyết định. Do đó, Việt Nam có giảm giá những mặt hàng này cũng không thể tăng đợc số lợng xuất khẩu và nếu tăng giá thì không xuất khẩu đợc. Còn những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thì chủ yếu là hàng gia công, nguyên liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu và có giá trị gia tăng thấp. Do đó nếu Việt Nam phá giá đồng nội tệ thì cũng không giảm đợc giá xuất khẩu đối với những mặt hàng này. Có thể nói, hệ số co giãn nhu cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam là rất thấp và gần nh không co giãn nên việc phá giá sẽ không làm tăng đợc doanh thu xuất khẩu của Việt Nam. Đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam cũng vậy, hệ số co giãn nhu cầu nhập khẩu là rất thấp, thậm chí là không co giãn ở Việt Nam. Vì hiện nay Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá đất nớc, thúc đẩy tăng trởng kinh tế nên rất cần nhập khẩu các máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên

nhiên liệu (trong nớc không sản xuất đợc). Đây cũng chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam. Do đó, việc phá giá đồng nội tệ cũng không thể giảm bớt đợc những chi phí nhập khẩu của Việt Nam.

Nh vậy là việc phá giá đồng nội tệ ở Việt Nam hoàn toàn không có tác dụng cải thiện cán cân thơng mại cả trong ngắn hạn và dài hạn, không đẩy nhanh đợc tốc độ tăng trởng kinh tế, không giải quyết đợc thất nghiệp. Không những thế, phá giá đồng nội tệ còn làm cho lạm phát ở Việt Nam tăng cao. Vì vậy, khi xem xét vấn đề phá giá đồng Việt nam, Chính phủ cần phải lu ý một số vấn đề nh: việc phá giá có thể làm tăng chi phí tính bằng tiền Việt Nam cho việc thanh toán những khoản nợ n- ớc ngoài, ảnh hởng không tốt đến quá trình công nghiệp hoá đất nớc (do hạn chế nhập khẩu)... Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, Chính phủ không nên phá giá đồng nội tệ nhng cũng không có nghĩa là phải cố định tỷ giá hối đoái. Việc Chính phủ lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết về cơ bản là phù hợp với tình hình hiện nay. Tỷ giá sẽ đợc vận động linh hoạt dựa theo tỷ giá thực tế trên thị trờng liên ngân hàng và trong một biên độ cho phép. Tuy nhiên, trong thực tế, áp lực lạm phát đang đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai lớn khiến cho nhiều ngời tin rằng đồng Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục mất giá. Chính phủ cần có những biện pháp kịp thời ổn định tỷ giá, ngăn không cho đồng Việt Nam giảm giá nhiều so với USD (giữ tỷ lệ mất giá trong một biên độ cho phép). Thêm vào đó, do đồng Việt Nam không phải là đồng tiền có khả năng chuyển đổi và Việt Nam cha thực sự có thị trờng ngoại hối nên việc xác định tỷ giá thực của đồng Việt Nam là rất khó. Chính vì vậy, tỷ giá hối đoái ở Việt Nam cần phải đợc điều chỉnh thờng xuyên phù hợp với “tỷ giá thực”. Ngoài ra, Chính phủ cần hoàn thiện hơn chính sách ngoại hối để vừa tranh thủ đợc các nguồn vốn quốc tế vừa thúc đẩy các hoạt động thơng mại, dịch vụ, du lịch, kiều hối, đầu t... nhng lại phải đảm bảo đợc chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện đợc mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w